Thực hiện Quyết định số 1011/QĐ-HTPLLN ngày 12 tháng 6 năm 2023 của Trưởng ban Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 vềviệc phê duyệt Kế hoạch Tổ chức các hội nghị đối thoại tư vấn pháp luật giữa người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp;
Trên cơ sở kế hoạch lựa chọn cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ “Hội nghị đối thoại tư vấn pháp luật giữa người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp, Ngày 07/11/2023 tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định; Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã phối hợp với Hiệp hội doanh nhân, doanh nghiệp Tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị đối thoại tư vấn chuyên sâu cho doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với chuyên đề:
Tư vấn pháp luật về quy trình đầu tư phát triển dự án kinh doanh bất động sản cho doanh nghiệp tại Bình Định.
Tham dự Hội nghị có các vị: Lê Anh Văn, Ủy viên Ban thường vụHiệp hội DNNVV Việt Nam, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực - Hiệp hội DNNVV Việt Nam; Nguyễn Văn Học, Uỷ viên BCH Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân, Doanh nghiệp tỉnh Bình Định; Phó giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Trần Thị Thuý Lâm, Giảng viên cao cấp Khoa Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội; TS Nguyễn Văn Tuyến,Chủ nhiệm Khoa sau Đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội; cùng hơn 90 học viên là lãnh đạo, chuyên viên các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định…
Phát biểu khai mạc Hội nghị, thay mặt Ban tổ chức, ông Nguyễn Văn Học cho biết: Hội nghị “Tập huấn công tác hỗtrợ pháp lý cho DNNVV” được tổ chức nhân Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11), triển khai Kế hoạch Hỗ trợ pháp lý cho DN năm 2023 của Ban quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho DN giai đoạn 2021 – 2025 - Bộ Tư pháp, đồng thời tăng cường kết nối trao đổi giữa các tổ chức đại diện DN cấp quốc gia và cấp địa phương về công tác hỗ trợ DN…
Theo đó, mục đích của Hội nghị là nhằm bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về pháp lý cho DNNVV, về văn hóa DN và các kỹ năng mềm cho đội ngũ doanh nhân tỉnh Bình Định, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cơ chế thị trường và xu thế hội nhập…
Còn theo ông Lê Anh Văn, Hội nghị nằm trong chương trình mục tiêu đổi mới phương thức hoạt động của Hiệp hội DNNVV Việt Nam, đồng thời tăng cường kết nối giữa các đơn vị của Hiệp hội với các cấp hội tại địa phương, triển khai các hoạt động của doanh nhân, DN, hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11).
Theo đó, DN Việt Nam với đa phần là DNNVV. Theo thống kê, DNNVV hiện chiếm khoảng 98% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% GDP, 31% vào tổng ngân. Với tiềm năng phát triển đáng kỳ vọng đến như vậy, song người sáng lập của các DNNVV lại khá đau đầu về các vấn đề quản trị, như: Tài chính, công nghệ, nhân sự, năng suất lao động,... Điều này, dẫn đến quản trị DNNVV là một bài toán cực kỳ cân não.
Theo một khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì chỉ có ½ DN ra đời từ 2015-2017 tồn tại trong 05 năm đầu, và rồi chỉ ⅓ trong số đó đạt mốc 10 năm tiếp theo. Bên cạnh đó, có khoảng 46% DN cho rằng, việc rút lui khỏi thị trường trong bối cảnh dịch bệnh vừa qua là do không cân đối được dòng tiền; 38% do vấn đề nhân sự. Bên cạnh đó, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, song nhiều DN vẫn tồn tại, phát triển.
Đây là các DN có chiến lực kinh doanh phù hợp, có mô hình quản trị linh hoạt, kế hoạch và chiến lược kinh doanh thích ứng được với khủng hoảng. Tuy nhiên, số lượng DN này còn hạn chế, đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận những thông tin chính sách, pháp luật, nhất là những vấn đề pháp luật liên quan đến quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn vốn, quản trị rủi ro…
Vì vậy, Hội nghị hôm nay có ý nghĩa không nhỏ, góp phần trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật cho các DNNVV… Hội nghi, được tổ chức theo hình thực trực tiếp kết hợp với trực tuyền qua zoom.
Theo đó, từ ví dụ cụ thể về hoạt động kinh doanh của một số công ty, DN, TS Nguyễn Văn Tuyến đã phân tích về các vấn đề: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh; Mở sổ sách kế toán DN; Mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại tổ chức tín dụng; Thực hiện chế độ sổ kho; Kiểm kê tài sản; Thiết lập, vận hành hệ thống kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ trong DN. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia, diễn giả có chuyên môn, trình bày toàn bộ quy trình phát triển một dự án BĐS được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý có liên quan. Các dự án nhà ở thương mại thường mất một khoảng thời gian dài để có thể đưa sản phẩm ra thị trường, trong đó mất khoảng hai đến ba năm để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; khoảng một đến hai năm để thực hiện các thủ tục đầu tư như chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, quyết định công nhận chủ đầu tư; hoàn thành nghĩa vụ tài chính để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; và mất khoảng hai đến ba năm để triển khai xây dựng các công trình trong dự án. Với quy trình này thì việc công nhận chủ đầu tư dự án là một giai đoạn vô cùng quan trọng và được bắt đầu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án hay chỉ định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại là một trong những vướng mắc rất lớn và cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ách tắc thị trường bất động sản hiện nay.Tại Hội nghị các đại biểu đã được nghe chia sẻ các thông tin về các trường hợp đầu tư dự án kinh doanh Bất động sản khi trường hợp nhà đầu tư chưa có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, và trường hợp nhà đầu tư đã có quyền sự dụng đất hợp pháp.
Qua Hội nghị, các đại biểu cũng phát biểu các ý kiến, chia sẻ các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhiều ý kiến cho rằng lĩnh vực bất động sản hiện có 12 luật chi phối trực tiếp, trên 27 luật có liên quan chi phối. Các luật này lại thiếu đồng bộ, chồng chéo và mâu thuẫn. Vì vậy, có 70% khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản tới từ những quy định pháp lý của lĩnh vực này. Trong đó, phần lớn nguyên nhân liên quan đến pháp luật về đất đai như quy hoạch, định giá đất, đền bù giải phóng mặt bằng... Cạnh đó là những khó khăn liên quan đến nhà ở xã hội, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tổ chức thực hiện..
Phát biểu tại Hội nghị ông Nguyễn Văn Nam, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Bình định cho rằng Luật Đất đai 2013 đang được sửa đổi, đã qua hai kỳ họp Quốc hội thảo luận và có thể sẽ thông qua sớm nhất, cùng với đó tại Kỳ họp Quốc hội lần thứ 5 vừa qua cũng đã thảo luận cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), hiện nay Quốc hội đang thảo luật và có thể thông qua, đây là một cơ hội lịch sử khi cả 3 dự án luật quan trọng nhất với ngành bất động sản sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại cùng một kỳ họp hoặc chậm nhất là tháng 6 năm 2024 sẽ thông qua. Các đạo luật này sẽ tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, cũng như tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản, thị trường nhà ở và nền kinh tế, thúc đẩy doanh nghiệp BĐS phát triển.
Bế mạc Hội nghị, đại diện lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực gửi lời cảm ơn đến sự phối hợp chu đáo của Hiệp hội doanh nhân, doanh nghiệp tỉnh Bình Định, sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp và hứa sẽ tổng hợp các ý kiến đề xuất của doanh nghiệp để gửi cho các cơ quan có thẩm quyền.