Hội nghị đối thoại chuyên sâu Tư vấn pháp luật về Tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo vệ chất lượng sản sản phẩm, hàng hóa và những vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần quan tâm

20/11/2023
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Hội nghị tổ chức ngày 14/11/2023 tại thành phố Hồ Chí Minh

Sáng ngày 14 tháng 11 năm 2023 Tại thành phố Hồ Chí Minh ,Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ,  đã phối hợp tổ chức Hội nghị  đối thoại chuyên sâu trao đổi “ Tư vấn pháp luật về Quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo vệ chất lượng sản phẩm hàng hóa và những vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần quan tâm Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – Bộ Tư pháp năm 2023.
Tham dự hội nghị có các lãnh đạo Trung tâm, đại diện Cục sở Hữu trí tuệ, đại diện cục Xúc tiến Thương mai, đại diện Sở Khoa học Công nghệ Tp HCM, Trường ĐH Luật Tp Hồ Chí Minh, hơn 100 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số cơ quan tổ chức có liên quan đến công tác Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc Hội Nghị, Ông Lê Anh Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đã chia sẽ Luật Quy chuẩn tiêu chuẩn, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa đã ban hành được 15 năm, Tuy nhiên, qua 15 năm triển khai pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hệ thống pháp luật đã xuất hiện nhiều bất cập và vướng mắc trong thực tiễn cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi và hội nhập quốc tế trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ tự do hóa thương mại và sự thực thi của các Hiệp định thương mại tự do. Việc triển khai các nguyên tắc quản lý chất lượng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các thông lệ quốc tế còn chưa được triển khai triệt để. Một số Bộ, ngành chưa tách biệt hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa với hoạt động đánh giá sự phù hợp. Việc phân công trách nhiệm quản lý giữa các Bộ, ngành chưa được phân định rõ ràng đối với một số sản phẩm, hàng hóa phát sinh trong thực tế.
 Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra chuyên ngành của các Bộ quản lý chuyên ngành còn thể hiện nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc tách biệt giữa hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa với hoạt động dịch vụ kỹ thuật - hoạt động đánh giá sự phù hợp (thử nghiệm, chứng nhận, giám định, kiểm định chất lượng, công nhận) chưa thực sự minh bạch dẫn đến sự chồng chéo, vướng mắc và còn nhiều rào cản trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, không tận dụng được tối đa nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước.
Tiếp đó các đại biểu đã được nghe các đại biểu tham luận: i) đại diện Cục Xúc tiến Thương mại giới thiệu về quy trình thủ tục đánh giá, nộp hồ sơ công nhận GTCLQG  (giải thưởng chất lượng Quốc gia),  các đại biểu cũng nhận định mặc dù là hoạt động giải thưởng duy nhất được quy định ở cấp Nghị định tuy nhiên chưa thực sự lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng doanh nghiệp, chưa phát huy được giá trị của giải thưởng, ii) Tham luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp VN tại Thị trường Trung quốc và một số thị trường trọng điểm khác; iii) Tham luận về đăng ký chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản; iv) Tham luận về hoạt động mã số, mã vạch (MSMV), và một số các tham luận khác có liên quan đến thực thi pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn, Chất lượng sản phẩm hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng….

Các đại biểu và chuyên gia đều có chung nhận định, Việt Nam đã và đang tham gia hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Việc  tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trở thành nhu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi việc đặt sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam là trọng tâm phát triển kinh tế, đẩy mạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh với vai trò kiến tạo của Chính phủ. Ngược lại, việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bền vững cũng được thể hiện thông qua sự cân bằng lợi ích giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất trong nước. Quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng được đảm bảo và bảo vệ. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khác nhau của nhân dân. Sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn được kiểm soát, hạn chế tối đa rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Bên cạnh đó các đại biểu cũng chia sẻ: Một số quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hiện hành chưa bao quát được hết các trường hợp phát sinh trong hoạt động kiểm tra, ví dụ theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì hàng hóa nhóm 2 phải công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy. Để hoàn thành thủ tục kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện qua 02 bước: (1) Lấy mẫu để đánh giá sự phù hợp tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; (2) Thực hiện thủ tục kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước. Hàng hóa nhập khẩu phải được cấp Thông báo kết quả kiểm tra đáp ứng yêu cầu về chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan. Tuy nhiên, thực tế triển khai và theo quy định tại Nghị định hướng dẫn (Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) không thống nhất với quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tại Hội nghị, diễn ra sôi nổi, nhiều ý kiến đóng góp, đánh giá của các đại biểu đã được Ban Tổ chức và chuyên gia giải đáp, ghi nhận và tổng hợp.
 
 

Xem thêm »