LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA “CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ THUẾ, TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO”

26/10/2023
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực và quy mô khác nhau. Để hệ thống các doanh nghiệp này phát triển không thể thiếu vai trò của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có các chính sách tài chính cơ bản như chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách lãi suất để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực và quy mô khác nhau. Để hệ thống các doanh nghiệp này phát triển không thể thiếu vai trò của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có các chính sách tài chính cơ bản như chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách lãi suất để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nhận thấy nhu cầu đó, Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực đã phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với chuyên đề: “cơ chế, chính sách hỗ trợ về thuế, tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”. Lớp bồi dưỡng được tổ chức vào ngày 27/9/2023 tại Trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo - Đại học Huế, số 20 Lê Lợi, Phường Vĩnh Ninh, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Giảng dạy tại lớp, Chuyên gia Nguyễn Văn Tuyến, Phòng ĐT sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội và giảng viên Trần Thị Lan, Giảng viên cao cấp, Khoa Pháp luật Kinh tế - Đại Học Luật Hà Nội đã cung cấp cho học viên kiến thức một cách toàn diện về các cơ chế, chính sách đầu tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong các Luật, Nghị định như: Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu nước ngoài đến năm 2030; Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Quyết định số 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”,…
Qua đó học viên có cái nhìn toàn diện về các cơ chế, chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, dễ dàng tiếp cận các nguồn lực để khởi sự kinh doanh.
Qua lớp bồi dưỡng, các học viên cũng phát biểu các ý kiến, chia sẻ các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận chính sách trên thực tế, đề xuất các phương án cải thiện các cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp sát với thực tế hơn như Hệ thống hóa chính sách đổi mới sáng tạo quốc gia; Đổi mới sáng tạo thông qua giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn lực con người; Thúc đẩy năng lực và văn hóa ĐMST của Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN); Ưu tiên tập trung số hóa và áp dụng công nghệ hiện tại; sau đó đến tạo ra công nghệ mới;
Bế mạc Lớp bồi dưỡng, đại diện Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực gửi lời cảm ơn đến sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp và hứa sẽ tổng hợp các ý kiến đề xuất của doanh nghiệp để gửi cho các cơ quan có thẩm quyền.
 

Xem thêm »