Thực hiện Quyết định số 1514/QĐ-BTP ngày 08/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Thường trực Tổ soạn thảo) đã phối hợp với Ban Quản lý Chương trình HTPLLN và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng dự thảo Đề án nêu trên để báo cáo Lãnh đạo Bộ. Ngày 30/12/2022, Bộ Tư pháp đã có Tờ trình số 67/TTr-BTP trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”.
Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi là Đề án) với mục tiêu tổng quát là: (i) phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập; (ii) tiếp tục đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành; huy động các nguồn lực xã hội; chú trọng ứng dụng thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; (iii) triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến mạnh trong chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân tủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhiệm vụ chính sau khi Đề án được ban hành:
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
1.2. Rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp
1.3. Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở Việt Nam
2. Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật
2.1. Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm trong triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
2.2. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; giữa bộ, cơ quan ngang bộ với địa phương; giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
2.3. Đổi mới cách thức tiếp cận và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
2.4. Xây dựng, duy trì, cập nhật và vận hành Cổng Thông tin điện tử quốc gia về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
2.5. Triển khai các hoạt động truyền thông phục vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
2.6. Lồng ghép hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với thúc đẩy doanh nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm và với tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân
3. Triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
3.1. Đẩy mạnh tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp
3.2. Tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan doanh nghiệp
3.3. Triển khai, nhân rộng một số mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả, thiết thực
3.4. Tăng cường xã hội hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
3.5. Đánh giá, kiểm tra, khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
3.6. Xây dựng, phát triển hệ sinh thái hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Chi tiết Đề án xin xem file đính kèm./.
File đính kèm: