Doanh nghiệp hài lòng với sự đồng hành của Quảng Ninh

03/06/2022
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Theo kết quả điều tra PCI 2021, sự đồng hành này đặc biệt được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao qua công tác hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong và sau đại dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh trao bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong tham mưu, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh 5 năm liên tiếp và năm 2021.

Doanh nghip được h tr toàn din
Theo báo cáo điều tra PCI 2021, tại Quảng Ninh có 81,6% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 100% doanh nghiệp FDI tại địa bàn tỉnh hài lòng với cách ứng phó của tỉnh về khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra. Kết quả trên phần lớn là nhờ công tác hỗ trợ giải quyết các thủ tục về đầu tư, doanh nghiệp được tỉnh Quảng Ninh triển khai với cách làm mới, nhanh, rút ngắn thời gian qua các hoạt động.
Đơn cử như việc luôn kịp thời và nhanh chóng ban hành các văn bản chỉ đạo hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo chuyên đề, lĩnh vực; thành lập các Tổ công tác đặc biệt để giải quyết nhanh chóng các thủ tục đầu tư, kinh doanh như Tổ Investor Care hỗ trợ, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; tổ công tác hỗ trợ triển khai các dự án; tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19...
Ngoài ra, việc giải quyết vướng mắc, khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng được thực hiện hiệu quả hơn thông qua nhiều hình thức như tổ chức Hội nghị làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội du lịch tỉnh về tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh; Tổ chức Hội nghị gặp mặt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ....
Đặc biệt, cách làm mới trong hỗ trợ các dự án đầu tư trọng điểm là công tác chỉ đạo sát sao, gắn với kiểm tra, đôn đốc tại thực địa dự án của các Lãnh đạo tỉnh, qua đó đã chỉ đạo giải quyết ngay các vấn đề của các dự án đầu tư.
Tiếp tc ci thin bn vng PCI 2022
Theo phân tích của các chuyên gia tại Hội nghị Thúc đẩy triển khai nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và phân tích chuyên sâu về chỉ số năng lực cạnh tranh –PCI tỉnh Quảng Ninh 2021, phương hướng, giải pháp cải thiện bền vững PCI 2022 mới được tổ chức hôm 25/5 vừa qua thì vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại đã được chỉ ra.

Hội nghị đã tập trung phân tích những hạn chế trong kết quả đánh giá PCI 2021 của Quảng Ninh.
Điển hình như vẫn có một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp không hài lòng khi thực hiện các thủ tục hành chính cấp phép kinh doanh có điều kiện. Điều này thể hiện ở một số chỉ tiêu có thứ hạng rất thấp như: “Tỷ lệ doanh nghiệp phải hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do những khó khăn gặp phải khi thực hiện thủ tục sửa đổi đăng ký doanh nghiệp” đạt 11,76% đứng thứ 52/63; “Tỷ lệ doanh nghiệp phải hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do những khó khăn gặp phải khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh có điều kiện” đạt 25% đứng  thứ 42/63 cả nước.
Ngoài ra, vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp xử lý hồ sơ chưa kịp thời, dẫn tới quá hạn hoặc yêu cầu bổ sung, đặc biệt là ở cấp huyện. Như năm 2021, cấp tỉnh có 200 hồ sơ quá hạn (tăng 54% so với năm 2020). Việc thực hiện quy trình giải quyết TTHC có lúc, có nơi chưa thực hiện đúng quy định, như không lập Phiếu từ chối, không hướng dẫn đầy đủ và lập Phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ khi hồ sơ tiếp nhận chưa đủ thành phần theo quy định, dẫn đến tổ chức, cá nhân phải đi lại nhiều lần, mất thời gian, chi phí đi lại…
Ông Đậu Anh Tuấn, Giám đốc Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Phó Tổng Thư ký, Ủy viên Ban Thường trực, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đóng góp các ý kiến để Quảng Ninh tiếp tục cải thiện chỉ số PCI.
Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu trong năm 2022 sẽ tiếp tục duy trì vị trí trong nhóm dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện bền vững năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, hướng tới mục tiêu tăng dần điểm tổng PCI qua từng năm.
Tại hội nghị, ông Đậu Anh Tuấn, Giám đốc Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Phó Tổng Thư ký, Ủy viên Ban Thường trực, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: “Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cần phải được đẩy mạnh trong thời gian tới
Còn theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) thì có đề xuất: “Quảng Ninh cần duy trì tư duy đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Không chỉ coi trọng nhà đầu tư, doanh lớn mà coi trọng cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo niềm tin về sự đồng hành của chính quyền với người dân, doanh nghiệp”
Về phía địa phương, ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND Quảng Ninh mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục tham ưu, phản ánh với lãnh đạo tỉnh về các vướng mắc bất cập, đồng thời có thể đưa ra các ý tưởng và sáng kiến về nâng cao chất lượng dịch vụ công của tỉnh.
 Nguồn: baodautu.vn
 

Xem thêm »