29/12/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Thực trạng quy định pháp luật về huy động vốn của doanh nghiệp bằng hình thức vay vốn của tổ chức, cá nhân: những vấn đề cần lưu ýHậu Covid-19 doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi phục hồi và phát triển trở lại, trong đó vốn là chìa khóa quan trọng cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với định hướng của công ty. Huy động vốn là quá trình hình thành cơ cấu nguồn vốn kinh doanh và phát triển các nguồn vốn khác tài trợ cho hoạt động kinh doanh, trừ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Huy động vốn bao gồm các giao dịch tài chính: (1) Vay vốn tín dụng ngân hàng hoặc vay vốn của tổ chức, cá nhân khác; (2) Phát hành trái phiếu doanh nghiệp; (3) Huy động vốn của nhà cung cấp hoặc của đối tác kinh doanh thông qua quan hệ hợp đồng. Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định doanh nghiệp có quyền “lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn” . Như vậy, doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng nhiều hình thức như hợp tác kinh doanh, phát hành cổ phần, trái phiếu doanh nghiệp và vay vốn. Ngoài việc vay vốn các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, thì doanh nghiệp còn được phép huy động của các cá nhân (kể cả của người lao động), doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước.1. Doanh nghiệp huy động vốn bằng hình thức vay vốn của các tổ chức, doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có thể vay tiền lẫn nhau. Những hình thức vay của các doanh nghiệp được thể hiện dưới các hình thức như: mua hàng trả chậm, trả góp; vay có lãi; vay không có lãi.
Hình thức mua hàng trả chậm, trả góp là dạng tín dụng thương mại, sẽ được trình bày tại chuyên đề sau. Tại chuyên đề này tác giả chỉ để cấp đến hoạt động vay có lãi và vay không có lãi giữa các tổ chức, doanh nghiệp.
Đối với hoạt động cho vay có lãi, thì theo quy định lại điểm b khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT[1] như sau: “Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng”.
Đối với hoạt động vay không có lãi, các doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhau về vốn hoạt động, thông qua hợp đồng vay vốn không có lãi (lãi suất bằng 0). Việc cho vay này được thực hiện thông qua hợp đồng cho vay. Số tiền, thời gian vay, lãi suất, các quy định khác được thể hiện trong hợp đồng cho vay. Vì khoản vay không có lãi, nên được coi như khoản phải thu từ doanh nghiệp đi vay. Doanh nghiệp vay không hạch toán lãi vào chi phí kinh doanh, doanh nghiệp cho vay không có thu nhập về tài chính.
Theo quy định trên, doanh nghiệp được dùng tiền nhàn rỗi của mình để cho doanh nghiệp khác vay. Việc cho vay được thực hiện thông qua một hợp đồng cho vay. Hợp đồng cho vay sẽ được quy định cụ thể số tiền, thời gian, cũng như lãi suất của khoản vay: Bên vay tiền được tính lãi vay vào chi phí sản xuất, còn bên cho vay thì được thu lãi tiền vay và coi như một khoản đầu tư tài chính.
Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC có quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch vay và cho vay giữa các Doanh nghiệp: “Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng. Các Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (Là các Doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.”
Vậy, Điều 3 của Thông tư 09/2015/TT-BTC đã quy định thế nào về hình thức giao dịch vay, cho vay và trả nợ lẫn nhau giữa các Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng. Đó là: Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào Doanh nghiệp khác.
Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào D0oanh nghiệp khác, các Doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
Thanh toán bằng Séc;
Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi – Chuyển tiền;
Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào Doanh nghiệp khác bằng tài sản (Không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về Doanh nghiệp.”
Căn cứ theo quy định trên, hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng không dùng tiền mặt mà bao gồm các hình thức thanh toán:
Thanh toán bằng Séc.
Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi – Chuyển tiền.
Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác.
Căn cứ Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau:
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định trên giữa các doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do cam kết, thỏa thuận với nhau miễn không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không phải tổ chức tín dụng có thể cho doanh nghiệp khác vay vốn dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên thông qua hợp đồng vay tài sản và có công chứng chứng thực hợp đồng.
Doanh nghiệp vay vốn của các cá nhân, pháp nhân nói chung, của các tổ chức tín dụng nói riêng không bắt buộc phải có tài sản đảm bảo. Mặc dù Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ dung năm 2017) quy định “trước khi quyết định cấp tín dụng, tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp một trong các điều kiện là biện pháp bảo đảm tiền vay”. Tuy nhiên, có thể hiểu là cho vay không có tài sản bảo đảm (mà điển hình là tín chấp) cũng là một biện pháp bảo đảm tiền vay.
Doanh nghiệp cũng không bị giới hạn số vốn vay so với vốn điều lệ hay vốn chủ sở hữu, trừ đối với một số trường hợp như doanh nghiệp nhà nước, thì việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo tổng số nợ phải trả bao gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con không quá ba lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn. Trường hợp huy động vốn trên mức này và huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì do đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt[2]
Tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc cho vay tài sản giữa các bên. Theo đó không có quy định nào về điều kiện của các chủ thể vay và cho vay tài sản. Theo đó cá nhân hoàn toàn có thể cho công ty vay tài sản (tiền) nếu việc vay này được thực hiện phù hợp với các quy định của pháp luật về vay tài sản.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp cho vay và doanh nghiệp vay được thực hiện theo quy định tại Điều 465 và Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
* Nghĩa vụ của bên cho vay
- Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
- Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
* Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật này;
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Từ quy định trên thì bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Thủ tục hồ sơ vay tiền của doanh nghiệp khác:
+ Hợp đồng vay tiền hoặc Biên bản vay mượn tiền;
+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
+ Hóa đơn chi phí lãi vay
Như vậy, trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp sẽ liên tục phải huy động vốn để phù hợp với hoạt động kinh doanh và quản trị công ty. Pháp luật hiện nay có phép doanh nghiệp huy động vốn theo nhiều cách khác nhau. Đối với hoạt động huy động vốn điều lệ, doanh nghiệp buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư, pháp luật chứng khoán và pháp luật có liên quan. Đối với hoạt động huy động vốn đầu tư, doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc lựa chọn cách thức huy động vốn, có thể cùng lúc thực hiện nhiều các thức huy động vốn tuỳ thuộc vào nhu cầu hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp huy động vốn bằng hình thức vay vốn của các cá nhân
Việc vay tiền giữa doanh nghiệp và cá nhân thì không bắt buộc về hình thức giao dịch mà có thể thực hiện bằng bất kỳ hình thức nào theo quy định pháp luật theo sự thoả thuận của các bên: dùng tiền mặt hoặc các hình thức chuyển khoản khác.
Doanh nghiệp vay vốn cá nhân thì sẽ không cần phải chuyển khoản tiền cho vay và trả nợ. Cá nhân có thể cho doanh nghiệp vay bằng tiền mặt và doanh nghiệp khi trả nợ cho cá nhân có thể dùng tiền mặt để trả nợ.
Về vấn đề về lãi suất, căn cứ theo Khoản 1 điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định theo đó lãi suất vay như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Như vậy, lãi suất cho vay sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp các bên có sự thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá mức 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo sự thỏa thuận của các bên vượt quá lãi suất giới hạn được quy định trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, có nhiều loại hình doanh nghiệp được phép vay, cho vay, bán tài sản. Công ty bao gồm công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần. Các loại hình công ty đều có tư cách pháp nhân theo quy định. Việc vay tiền cá nhân của các loại hình công ty có gì khác nhau?
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Trường hợp Công ty TNHH hai thành viên trở lên vay tiền của cá nhân, giao dịch vay tiền giữa công ty với các cá nhân sau phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:
– Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty; Người có liên quan của những người này.
– Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ; Người có liên quan của những người này.
Trong đó, người liên quan là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp nêu tại khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.
– Người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;
– Người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con;
– Cá nhân hoặc nhóm cá nhân có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;
– Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên;
– Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
– Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của: công ty mẹ; công ty con; tổ chức hoặc nhóm tổ chức chi phối hoạt động của doanh nghiệp công ty.
Công ty TNHH một thành viên
Đối với Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, nếu Điều lệ công ty không có quy định gì khác, hợp đồng vay tiền của công ty với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên chấp thuận:
– Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
– Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; Người có liên quan của những người này;
– Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó; Người có liên quan của những người này;
Hợp đồng với những người nêu trên chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;
– Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;
– Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 77 của Luật Doanh nghiệp.
Công ty cổ phần
Đối với công ty cổ phần, việc vay tiền của công ty với các cá nhân sau cần phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:
– Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;
– Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ.
Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng vay có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty.
Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng, giao dịch vay có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó; Hợp đồng, giao dịch vay có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác tại Điều lệ công ty.
Nếu thuộc các trường hợp cần phải có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền tại công ty thì hợp đồng, giao dịch vay đó phải được cơ quan có thẩm quyền tại công ty chấp thuận[3]
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014) quy định, phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng, hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay là khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế[4]
Thủ tục vay tiền giữa công ty và cá nhân
Các giấy tờ cần thiết và hồ sơ thủ tục khi công ty vay tiền cá nhân, bao gồm:
– Hợp đồng vay mượn tiền giữa hai bên.
Doanh nghiệp và bên cho vay phải thỏa thuận với nhau ít nhất về số tiền vay, kỳ hạn và lãi suất. Thỏa thuận đó chính là hợp đồng vay. Về mặt nội dung, hợp đồng có thể bao gồm các nội dung sau:
+ Đối tượng của hợp đồng;
+ Số lượng, chất lượng;
+ Giá, phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp.
Pháp luật không có bất kỳ quy định nào bắt buộc về hình thức của hợp đồng này tuy nhiên các bên xét theo nhu cầu mà có thể lập hợp đồng thành văn bản và công chứng để đảm bảo căn cứ sau này khi phát sinh tranh chấp xảy ra.
Nếu các bên có nhu cầu công chứng hay chứng thực hợp đồng vay tiền, các bên có thể công chứng tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng nơi gần nhất để thuận tiện. Cơ quan có thẩm quyền chứng thực hiện nay là Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện (quận, huyện, thị xã).
Nếu một bên chủ thể giao dịch trong hợp đồng vay tiền là người nước ngoài, người nước ngoài biết tiếng Việt, đọc, viết thành thạo tiếng Việt và có người làm chứng (người làm chứng độc lập với hai bên trong giao dịch, không bị cưỡng ép hay phụ thuộc vào một bên) thì không buộc phải công chứng hay phải dịch thuật.
– Chứng minh thư/Căn cước công dân/ Hộ chiếu của cá nhân;
– Chứng từ thanh toán: Phiếu thu (đối với tiền mặt), Giấy báo có của ngân hàng (hình thức cho vay qua chuyển khoản)
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và chứng từ nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản lãi vay (Nếu cá nhân cho vay có tính lãi).
– Biên bản kiểm kê tiền mặt (kiểm đếm số lượng).
Tóm lại, huy động vốn của doanh nghiệp là hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ các chủ thể khác trên thị trường nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh (ngoài vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lựa chọn sai hình thức huy động vốn sẽ làm hạn chế cơ hội kinh doanh của công ty đồng thời làm tăng nguy cơ cao về nợ xấu của doanh nghiệp, vì vậy, đây là nội dung doanh nghiệp rất quan tâm trong giai đoạn hiện nay nhằm phục hồi, tài sản xuất giai đoạn hậu Covid-19.
[1] Thông tư số 43/2021/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 11 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính)
[2] Khoản 3 Điều 23 về “Huy động vốn” Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014
[3] https://lsx.vn/cong-ty-vay-tien-ca-nhan-co-lai-suat-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao/ truy cập ngày 22/11/2021
[4] Điểm e khoản 2 Điều 9 về “Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
Hậu Covid-19 doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi phục hồi và phát triển trở lại, trong đó vốn là chìa khóa quan trọng cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với định hướng của công ty. Huy động vốn là quá trình hình thành cơ cấu nguồn vốn kinh doanh và phát triển các nguồn vốn khác tài trợ cho hoạt động kinh doanh, trừ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Huy động vốn bao gồm các giao dịch tài chính: (1) Vay vốn tín dụng ngân hàng hoặc vay vốn của tổ chức, cá nhân khác; (2) Phát hành trái phiếu doanh nghiệp; (3) Huy động vốn của nhà cung cấp hoặc của đối tác kinh doanh thông qua quan hệ hợp đồng. Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định doanh nghiệp có quyền “lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn” . Như vậy, doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng nhiều hình thức như hợp tác kinh doanh, phát hành cổ phần, trái phiếu doanh nghiệp và vay vốn. Ngoài việc vay vốn các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, thì doanh nghiệp còn được phép huy động của các cá nhân (kể cả của người lao động), doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước.
1. Doanh nghiệp huy động vốn bằng hình thức vay vốn của các tổ chức, doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có thể vay tiền lẫn nhau. Những hình thức vay của các doanh nghiệp được thể hiện dưới các hình thức như: mua hàng trả chậm, trả góp; vay có lãi; vay không có lãi.
Hình thức mua hàng trả chậm, trả góp là dạng tín dụng thương mại, sẽ được trình bày tại chuyên đề sau. Tại chuyên đề này tác giả chỉ để cấp đến hoạt động vay có lãi và vay không có lãi giữa các tổ chức, doanh nghiệp.
Đối với hoạt động cho vay có lãi, thì theo quy định lại điểm b khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT[1] như sau: “Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng”.
Đối với hoạt động vay không có lãi, các doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhau về vốn hoạt động, thông qua hợp đồng vay vốn không có lãi (lãi suất bằng 0). Việc cho vay này được thực hiện thông qua hợp đồng cho vay. Số tiền, thời gian vay, lãi suất, các quy định khác được thể hiện trong hợp đồng cho vay. Vì khoản vay không có lãi, nên được coi như khoản phải thu từ doanh nghiệp đi vay. Doanh nghiệp vay không hạch toán lãi vào chi phí kinh doanh, doanh nghiệp cho vay không có thu nhập về tài chính.
Theo quy định trên, doanh nghiệp được dùng tiền nhàn rỗi của mình để cho doanh nghiệp khác vay. Việc cho vay được thực hiện thông qua một hợp đồng cho vay. Hợp đồng cho vay sẽ được quy định cụ thể số tiền, thời gian, cũng như lãi suất của khoản vay: Bên vay tiền được tính lãi vay vào chi phí sản xuất, còn bên cho vay thì được thu lãi tiền vay và coi như một khoản đầu tư tài chính.
Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC có quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch vay và cho vay giữa các Doanh nghiệp: “Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng. Các Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (Là các Doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.”
Vậy, Điều 3 của Thông tư 09/2015/TT-BTC đã quy định thế nào về hình thức giao dịch vay, cho vay và trả nợ lẫn nhau giữa các Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng. Đó là: Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào Doanh nghiệp khác.
Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào D0oanh nghiệp khác, các Doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
Thanh toán bằng Séc;
Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi – Chuyển tiền;
Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào Doanh nghiệp khác bằng tài sản (Không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về Doanh nghiệp.”
Căn cứ theo quy định trên, hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng không dùng tiền mặt mà bao gồm các hình thức thanh toán:
Thanh toán bằng Séc.
Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi – Chuyển tiền.
Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác.
Căn cứ Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau:
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định trên giữa các doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do cam kết, thỏa thuận với nhau miễn không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không phải tổ chức tín dụng có thể cho doanh nghiệp khác vay vốn dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên thông qua hợp đồng vay tài sản và có công chứng chứng thực hợp đồng.
Doanh nghiệp vay vốn của các cá nhân, pháp nhân nói chung, của các tổ chức tín dụng nói riêng không bắt buộc phải có tài sản đảm bảo. Mặc dù Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ dung năm 2017) quy định “trước khi quyết định cấp tín dụng, tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp một trong các điều kiện là biện pháp bảo đảm tiền vay”. Tuy nhiên, có thể hiểu là cho vay không có tài sản bảo đảm (mà điển hình là tín chấp) cũng là một biện pháp bảo đảm tiền vay.
Doanh nghiệp cũng không bị giới hạn số vốn vay so với vốn điều lệ hay vốn chủ sở hữu, trừ đối với một số trường hợp như doanh nghiệp nhà nước, thì việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo tổng số nợ phải trả bao gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con không quá ba lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn. Trường hợp huy động vốn trên mức này và huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì do đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt[2]
Tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc cho vay tài sản giữa các bên. Theo đó không có quy định nào về điều kiện của các chủ thể vay và cho vay tài sản. Theo đó cá nhân hoàn toàn có thể cho công ty vay tài sản (tiền) nếu việc vay này được thực hiện phù hợp với các quy định của pháp luật về vay tài sản.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp cho vay và doanh nghiệp vay được thực hiện theo quy định tại Điều 465 và Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
* Nghĩa vụ của bên cho vay
- Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
- Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
* Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật này;
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Từ quy định trên thì bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Thủ tục hồ sơ vay tiền của doanh nghiệp khác:
+ Hợp đồng vay tiền hoặc Biên bản vay mượn tiền;
+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
+ Hóa đơn chi phí lãi vay
Như vậy, trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp sẽ liên tục phải huy động vốn để phù hợp với hoạt động kinh doanh và quản trị công ty. Pháp luật hiện nay có phép doanh nghiệp huy động vốn theo nhiều cách khác nhau. Đối với hoạt động huy động vốn điều lệ, doanh nghiệp buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư, pháp luật chứng khoán và pháp luật có liên quan. Đối với hoạt động huy động vốn đầu tư, doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc lựa chọn cách thức huy động vốn, có thể cùng lúc thực hiện nhiều các thức huy động vốn tuỳ thuộc vào nhu cầu hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp huy động vốn bằng hình thức vay vốn của các cá nhân
Việc vay tiền giữa doanh nghiệp và cá nhân thì không bắt buộc về hình thức giao dịch mà có thể thực hiện bằng bất kỳ hình thức nào theo quy định pháp luật theo sự thoả thuận của các bên: dùng tiền mặt hoặc các hình thức chuyển khoản khác.
Doanh nghiệp vay vốn cá nhân thì sẽ không cần phải chuyển khoản tiền cho vay và trả nợ. Cá nhân có thể cho doanh nghiệp vay bằng tiền mặt và doanh nghiệp khi trả nợ cho cá nhân có thể dùng tiền mặt để trả nợ.
Về vấn đề về lãi suất, căn cứ theo Khoản 1 điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định theo đó lãi suất vay như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Như vậy, lãi suất cho vay sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp các bên có sự thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá mức 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo sự thỏa thuận của các bên vượt quá lãi suất giới hạn được quy định trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, có nhiều loại hình doanh nghiệp được phép vay, cho vay, bán tài sản. Công ty bao gồm công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần. Các loại hình công ty đều có tư cách pháp nhân theo quy định. Việc vay tiền cá nhân của các loại hình công ty có gì khác nhau?
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Trường hợp Công ty TNHH hai thành viên trở lên vay tiền của cá nhân, giao dịch vay tiền giữa công ty với các cá nhân sau phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:
– Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty; Người có liên quan của những người này.
– Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ; Người có liên quan của những người này.
Trong đó, người liên quan là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp nêu tại khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.
– Người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;
– Người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con;
– Cá nhân hoặc nhóm cá nhân có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;
– Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên;
– Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
– Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của: công ty mẹ; công ty con; tổ chức hoặc nhóm tổ chức chi phối hoạt động của doanh nghiệp công ty.
Công ty TNHH một thành viên
Đối với Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, nếu Điều lệ công ty không có quy định gì khác, hợp đồng vay tiền của công ty với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên chấp thuận:
– Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
– Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; Người có liên quan của những người này;
– Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó; Người có liên quan của những người này;
Hợp đồng với những người nêu trên chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;
– Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;
– Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 77 của Luật Doanh nghiệp.
Công ty cổ phần
Đối với công ty cổ phần, việc vay tiền của công ty với các cá nhân sau cần phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:
– Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;
– Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ.
Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng vay có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty.
Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng, giao dịch vay có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó; Hợp đồng, giao dịch vay có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác tại Điều lệ công ty.
Nếu thuộc các trường hợp cần phải có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền tại công ty thì hợp đồng, giao dịch vay đó phải được cơ quan có thẩm quyền tại công ty chấp thuận
[3]
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014) quy định, phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng, hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay là khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
[4]
Các giấy tờ cần thiết và hồ sơ thủ tục khi công ty vay tiền cá nhân, bao gồm:
– Hợp đồng vay mượn tiền giữa hai bên.
Doanh nghiệp và bên cho vay phải thỏa thuận với nhau ít nhất về số tiền vay, kỳ hạn và lãi suất. Thỏa thuận đó chính là hợp đồng vay. Về mặt nội dung, hợp đồng có thể bao gồm các nội dung sau:
+ Đối tượng của hợp đồng;
+ Số lượng, chất lượng;
+ Giá, phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp.
Pháp luật không có bất kỳ quy định nào bắt buộc về hình thức của hợp đồng này tuy nhiên các bên xét theo nhu cầu mà có thể lập hợp đồng thành văn bản và công chứng để đảm bảo căn cứ sau này khi phát sinh tranh chấp xảy ra.
Nếu các bên có nhu cầu công chứng hay chứng thực hợp đồng vay tiền, các bên có thể
công chứng tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng nơi gần nhất để thuận tiện. Cơ quan có thẩm quyền
chứng thực hiện nay là Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện (quận, huyện, thị xã).
Nếu một bên chủ thể giao dịch trong hợp đồng vay tiền là người nước ngoài, người nước ngoài biết tiếng Việt, đọc, viết thành thạo tiếng Việt và có người làm chứng (người làm chứng độc lập với hai bên trong giao dịch, không bị cưỡng ép hay phụ thuộc vào một bên) thì không buộc phải công chứng hay phải dịch thuật.
– Chứng minh thư/Căn cước công dân/ Hộ chiếu của cá nhân;
– Chứng từ thanh toán: Phiếu thu (đối với tiền mặt), Giấy báo có của ngân hàng (hình thức cho vay qua chuyển khoản)
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và chứng từ nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản lãi vay (Nếu cá nhân cho vay có tính lãi).
– Biên bản kiểm kê tiền mặt (kiểm đếm số lượng).
Tóm lại, huy động vốn của doanh nghiệp là hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ các chủ thể khác trên thị trường nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh (ngoài vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lựa chọn sai hình thức huy động vốn sẽ làm hạn chế cơ hội kinh doanh của công ty đồng thời làm tăng nguy cơ cao về nợ xấu của doanh nghiệp, vì vậy, đây là nội dung doanh nghiệp rất quan tâm trong giai đoạn hiện nay nhằm phục hồi, tài sản xuất giai đoạn hậu Covid-19.
[1] Thông tư số 43/2021/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 11 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính)
[2] Khoản 3 Điều 23 về “Huy động vốn” Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014
[4] Điểm e khoản 2 Điều 9 về “Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2013)