27/05/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Tình hình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm và kiến nghị sửa đổi, bổ sung trong Luật Việc làmNhằm đẩy mạnh hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, ngày 11 tháng 4 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị quyết số 120/HĐBT về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới, trong đó có quy định về việc thành lập Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm (nay là Quỹ quốc gia về việc làm) để cho vay tín dụng ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ gia đình. I. Quá trình hình thành và phát triển của chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm
1. Quỹ quốc gia về việc làm
1.1. Giai đoạn trước năm 2005
Hoạt động cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 120/HĐBT và các văn bản hướng dẫn[1]. Giai đoạn này, Quỹ quốc gia về việc làm được hình thành từ các nguồn:
- Ngân sách Nhà nước;
- Nguồn thu do đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Trợ giúp của các tổ chức quốc tế hoặc Chính phủ các nước cho giải quyết việc làm.
Quỹ được phân bổ cho cơ quan Trung ương của 09 đơn vị: Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội nông dân; Hội Cựu chiến binh; Đoàn thanh niên Cộng sản; Mặt trận Tổ quốc; Tổng Liên đoàn Lao động; Hội người Mù; Hội đồng Liên minh Hợp tác xã; Bộ Quốc phòng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh).
Từ năm 1992 đến năm 2002, Kho bạc Nhà nước tổ chức cho vay đối với các đối tượng: cá nhân, hộ gia đình, nhóm gia đình; tổ hợp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh; các cơ sở sản xuất kinh doanh của thương, bệnh binh, người tàn tật; trung tâm giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề và tạo việc làm cho các đối tượng xã hội do các cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
Ngày 04/10/2002, Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập, từ năm 2003, Quỹ quốc gia về việc làm được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức thực hiện cho vay theo quy định của pháp luật.
1.2. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015
Hoạt động cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Lao động, Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm, Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn[2].
Nguồn vốn cho vay từ Quỹ được hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác. Quỹ được phân bổ cho cơ quan trung ương của các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam và Bộ Quốc phòng và UBND cấp tỉnh.
NHCSXH có nhiệm vụ quản lý và cho vay đối với các đối tượng: Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất; hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội và hộ gia đình.
Giai đoạn này, hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm nằm trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm nên nguồn vốn bổ sung mới cho Quỹ quốc gia về việc làm được phân bổ từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm hằng năm (bình quân ngân sách Trung ương cấp bổ sung cho Quỹ từ 250-300 tỷ đồng, riêng giai đoạn 2013-2015, ngân sách Trung ương chỉ cấp bổ sung cho Quỹ 45- 50 tỷ đồng (năm 2013 là 46 tỷ đồng, năm 2014 là 50 tỷ đồng và năm 2015 là 50 tỷ đồng).
1.3. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay
Hoạt động cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm được thực hiện theo quy định tại Luật Việc làm, Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và các văn bản hướng dẫn[3]. Đặc biệt, ngày 23 tháng 9 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 08 tháng 11 năm 2019).
Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được phân bổ cho UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức thực hiện chương trình (TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội người mù Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam) để thực hiện cho vay (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Quốc phòng không tham gia quản lý nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm như trước đây)
2. Nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngoài nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được duy trì và cho vay quay vòng hằng năm, Nghị định số 61/2015/NĐ-CP bổ sung trường hợp NHCSXH huy động vốn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm tăng cường nguồn vốn cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm.
3. Nguồn ủy thác của địa phương qua NHCSXH
3.1. Giai đoạn trước năm 2016
Để tăng cường hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, Bộ luật Lao động năm 1994 quy định: “Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập chương trình và quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định”.
Quỹ giải quyết việc làm địa phương được hình thành từ các nguồn sau:
- Ngân sách địa phương do HĐND cấp tỉnh quyết định;
- Hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn hỗ trợ khác.
Việc quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 107/2005/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2005 và Thông tư số 73/2008/TT- BTC ngày 01 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điểm về lập, quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia về việc làm.
3.2. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay
Bộ luật Lao động năm 2012 không quy định về Quỹ giải quyết việc làm địa phương nên ngày 06 tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 730/TTg-KTTH giao UBND cấp tỉnh giải thể Quỹ giải quyết việc làm địa phương và nguồn vốn còn lại của Quỹ giải quyết việc làm địa phương được tiếp tục thực hiện theo hình thức ủy thác vốn qua NHCSXH để cho vay giải quyết việc làm theo quy định tại:
- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
- Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
II. Quy định pháp luật hiện hành về chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm
Quỹ quốc gia về việc làm
1.1. Mục đích vay vốn
- Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
- Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (bổ sung từ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP).
1.2. Về đối tượng vay vốn
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (cơ sở sản xuất, kinh doanh)
- Người lao động.
Theo quy định của Luật Việc làm, đã bỏ đối tượng vay vốn là chủ trang trại, Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội và thay đối tượng vay vốn hộ gia đình thành người lao động.
1.3. Về mức vay
* Đối với vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm:
- Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng;
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: mức vay 01 dự án tối đa là 02 tỷ đồng và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
Mức vay cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn. Quy định này phù hợp với quy mô và chu kỳ sản xuất kinh doanh trong tình hình mới; đảm bảo phù hợp với các chính sách tín dụng mới được ban hành (theo Quyết định số 12/QĐ-HĐQT ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Hội đồng quản trị NHCSXH, từ ngày 01 tháng 3 năm 2019, hộ nghèo được vay vốn tối đa 100 triệu đồng/hộ không phải bảo đảm tiền vay) và góp phần thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của NHCSXH trong việc thẩm định, quyết định mức vay vốn cụ thể (Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định mức vay tối đa đối với người lao động là 50 triệu đồng; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mức vay tối đa là 1 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm; Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg, mức vay tối đa 20 triệu đồng/hộ gia đình và 500 triệu đồng/dự án cơ sở sản xuất kinh doanh).
* Đối với vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1.4. Về thời hạn vay vốn
* Đối với vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm:
Thời hạn vay vốn không quá 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Quy định này phù hợp với quy mô và chu kỳ sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, tạo điều kiện cho người lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh có đủ thời gian đầu tư để thu hồi vốn, trả nợ cho Ngân hàng; đảm bảo phù hợp với các chính sách tín dụng mới được ban hành (Quyết định số 12/QĐ-HĐQT), góp phần thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH linh hoạt, chủ động trong việc thẩm định, quyết định thời hạn cho vay, tạo thuận lợi cho người vay quyết định, lựa chọn thời hạn vay phù hợp (Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định thời hạn vay vốn không quá 60 tháng, thời hạn cho vay cụ thể do NHCSXH và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn; Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg quy định thời hạn vay vốn cụ thể cho từng loại dự án).
* Đối với vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Thời hạn vay không vượt quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động ghi trong hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1.5. Về lãi suất vay vốn
* Đối với vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm:
- Lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định (hiện nay là 7,92%/năm).
- Đối với người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số và cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số thì lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo (hiện nay là 3,96%/năm).
Quy định này đảm bảo sự công bằng, thống nhất với các chương trình tín dụng ưu đãi khác mà NHCSXH đang triển khai, khắc phục tình trạng một số đối tượng vay vốn ỷ lại, chưa khuyến khích việc trả nợ đúng hạn do các đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm cả các đối tượng không thuộc diện ưu tiên (Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định (6,6%/năm), thấp hơn mức lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg, lãi suất cho vay là 0,5%/tháng (6%/năm), riêng các đối tượng vay vốn là người tàn tật là 0,35%/tháng (4,2%/năm). Khi lãi suất thị trường thay đổi từ 15% trở lên, Bộ trưởng Bộ Tài chính tham khảo ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay).
* Đối với vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định (hiện nay là 6,6%/năm).
1.6. Về điều kiện bảo đảm tiền vay
Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Quy định này phù hợp với các chính sách tín dụng ưu đãi khác như: chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg được vay vốn tối đa 100 triệu đồng/hộ không phải bảo đảm tiền vay; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP) quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn tối đa là 200 triệu đồng; đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tối đa là 100 triệu đồng; đồng thời tạo thuận lợi cho người lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại một số thị trường có thu nhập, điều kiện làm việc tốt (Nhật Bản, Hàn Quốc) (Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định đối với mức vay trên 50 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay; Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg quy định đối với mức vay trên 30 triệu đồng, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay).
1.7. Về trình tự, thủ tục vay vốn
* Đối với vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm:
- Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH hoặc Phòng giao dịch NHCSXH;
- Đối với nguồn vốn do UBND cấp tỉnh quản lý: Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt;
- Đối với nguồn vốn do 07 tổ chức chính trị - xã hội quản lý: Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức chính trị - xã hội xem xét, phê duyệt;
Tổng thời gian thẩm định, phê duyệt: tối đa 15 ngày (trước đây là 25 ngày).
* Đối với vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH hoặc Phòng giao dịch NHCSXH;
- NHCSXH địa phương xem xét, phê duyệt trong thời gian 10 ngày.
Để đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về mẫu giấy đề nghị vay vốn, mẫu dự án vay vốn và các giấy tờ chứng minh người lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH được quy định tại Nghị định số 74/2019/NĐ-CP.
2. Nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội
Đối tượng vay vốn, mức vay, thời hạn, lãi suất vay vốn, điều kiện vay vốn, điều kiện bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP (tương tự cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm). Trình tự, thủ tục vay vốn theo quy định của NHCSXH.
3. Nguồn ủy thác của địa phương qua NHCSXH
Do UBND cấp tỉnh quản lý, ủy thác cho vay qua NHCSXH. Đối tượng vay do địa phương quyết định, mức vay, lãi suất thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, quy trình, thủ tục cho vay, bảo đảm tiền vay (nếu có) do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở các quy định hiện hành của NHCSXH và phù hợp với thực tế tại địa phương.
III. Kết quả thực hiện hoạt động cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
1. Nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm
Theo báo cáo của NHCSXH, đến 30/4/2022, tổng dư nợ cho vay giải quyết việc làm đạt 45.750 tỷ đồng (đứng thứ 2 về tổng dư nợ các chương trình cho vay qua NHCSXH), trong đó:
* Nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm: trên 4.611 tỷ đồng.
Từ năm 2016 đến nay, ngân sách nhà nước không hỗ trợ Quỹ quốc gia về việc làm để thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, nguồn vốn chỉ được bổ sung trên cơ sở tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm, cụ thể: ngày 22 tháng 3 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 327/QĐ-TTg phân bổ 35.161 triệu đồng bổ sung vốn vay Quỹ cho 11 tỉnh và 03 tổ chức thực hiện chương trình[4]; ngày 22 tháng 3 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 311/QĐ-TTg phân bổ 28.863 triệu đồng bổ sung vốn vay Quỹ cho 9 tỉnh[5]. Đồng thời, trên cơ sở nguồn vốn vay điều chuyển từ Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTBXH đã ban hành Quyết định số 1219/QĐ-LĐTBXH ngày 12 tháng 9 năm 2018, phân bổ 26.199 triệu đồng bổ sung vốn vay cho 10 tỉnh[6].
Từ ngày 08/11/2019 đến nay, theo quy định tại Nghị định số 74/2019/NĐ-CP, thực hiện “trích 10% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ tại địa phương, tổ chức thực hiện chương trình để bổ sung vào nguồn vốn của Quỹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức thực hiện chương trình quản lý”.
* Nguồn vốn NHCSHX huy động: trên 20.195 tỷ đồng.
* Nguồn ủy thác của địa phương qua NHCSXH: 20.944 tỷ đồng (từ khi thực hiện Luật Việc làm đến nay, ngân sách địa phương uỷ thác quan NHCSXH đã tăng khoảng 18.000 tỷ đồng).
2. Kết quả thực hiện hoạt động cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
Nguồn vốn vay đã hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn và nhóm đối tượng yếu thế như lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng thông qua các dự án vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi.
Theo báo cáo của NHCSXH:
- Giai đoạn 2016-2020, cả nước hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội cho728.939 lao động. Năm 2021, doanh số cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 10.043,824 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 308.410 người lao động. 3 tháng đầu năm 2022, doanh số cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 1.893,215 tỷ đồng, cho vay 36.875 dự án; góp phần hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 57.922 người lao động.
- Chất lượng tín dụng: tỷ lệ nợ quá hạn giảm đều qua các năm, đến ngày 30/4/2022, nợ quá hạn chỉ còn 52 tỷ đồng (chiếm 0,11% tổng dư nợ).
3. Đánh giá chung
3.1. Những kết quả đạt được
- Hoạt động cho vay của Quỹ hiệu quả, góp phần quan trọng hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn trong bối cảnh quy mô doanh nghiệp tại địa phương còn nhỏ, khả năng tạo việc làm qua doanh nghiệp ít; nguồn vốn được bảo toàn, chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng Quỹ tại NHCSXH không ngừng được mở rộng;
- Qua hơn 07 năm thực hiện Luật Việc làm, nguồn vốn vay đã được bổ sung nhiều hơn, nhất là từ nguồn huy động của NHCSXH, mức vay các dự án đã được nâng lên trung bình từ 30-35 triệu đồng/dự án lên 45 triệu đồng/dự án, tạo cơ hội tiếp cận nguồn vốn và nâng cao chất lượng việc làm được tạo ra;
- Cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm đã tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp tại địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động cho vay vốn;
- Công tác phối hợp giữa ngành LĐTBXH và NHCSXH, các cơ quan có liên quan tại địa phương ngày càng được củng cố, tăng cường.
3.2. Một số tồn tại, hạn chế
- Nguồn vốn vay mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vay của người lao động. Các dự án vay vốn chủ yếu là dự án của người lao động, dự án của các cơ sở sản xuất kinh doanh rất ít chỉ chiếm khoảng 0,02%;
- Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng chính sách nói chung và cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm nói riêng, nhất là ủy thác qua NHCSXH để cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
- Một số địa phương chưa chỉ đạo kịp thời các Sở ngành, các cơ quan thực hiện Chương trình phối hợp cùng với NHCSXH trong xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng để hạn chế tình trạng nợ quá hạn, hạn chế vốn tồn đọng.
IV. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm trong Luật Việc làm
1. Quan điểm
- Bảo đảm quyền làm việc theo quy định của Hiến pháp năm 2013; Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhất là các chủ trương, quan điểm của Đảng về giải quyết việc làm cho lao động.
- Kế thừa, phát triển những quy định hiện hành phù hợp đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bảo đảm tính khả thi, dài hạn, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người lao động, nhất là lao động không có quan hệ lao động, lao động khu vực nông thôn được tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách tín dụng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Một số nội dung định hướng sửa đổi, bổ sung
2.1. Về phạm vi chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm
Điều 10 Luật Việc làm quy định: “Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác.”
Tuy nhiên, hiện nay chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm được thực hiện từ nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm, nguồn vốn do NHCSXH huy động và nguồn do ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH (tất cả các nguồn vốn này đều do NHCSXH tổ chức thực hiện cho vay đối với người lao động và cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động).
Vì vậy, trong thời gian tới để huy động tối đa nguồn lực xã hội, cần nghiên cứu, bổ sung quy định tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động, đồng thời Ngân sách nhà nước sẽ cấp bù chênh lệch lãi suất cho các Ngân hàng khi thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP, trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi và phát triển).
2.2. Về tổ chức và quản lý Quỹ Quốc gia về việc làm
Điều 11 Luật Việc làm quy định Quỹ quốc gia về việc làm được hình thành từ các nguồn: ngân sách nhà nước, nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác. Tuy nhiên, Quỹ không có tổ chức bộ máy, kế toán Quỹ. Kể từ khi được thành lập từ năm 1992 đến năm 2002, Quỹ do hệ thống Kho bạc Nhà nước thực hiện quản lý, cho vay; từ năm 2002 đến nay do NHCSXH thực hiện quản lý, cho vay.
Mặt khác, từ năm 2016 đến nay, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung vốn cho Quỹ này. Quỹ được bổ sung vốn từ một phần tiền lãi cho vay theo Nghị định 74/2019/NĐ-CP, Thông tư số 54/2016/TT-BTC (trích 10% tiền lãi cho vay của Quỹ) và chủ yếu nguồn vốn tăng thêm do NHCSXH huy động. Quỹ cho vay giải quyết việc làm địa phương đã được giải thể và chuyển thành nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương sang NHCSXH để cho vay.
à Nghiên cứu, đề xuất:
- Phương án 1: Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý Quỹ quốc gia về việc làm, nâng cao vai trò quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phương án 2: Giữ nguyên như quy định hiện hành, đồng thời luật hóa các quy định liên quan đến nguồn huy động của NHCSXH và nguồn ủy thác của địa phương, tạo cơ sở thuận lợi cho quản lý, điều hành và hoạt động
- Phương án 3: Nghiên cứu, đề xuất về việc chuyển Quỹ quốc gia về việc làm thành nguồn vốn ưu đãi tạo việc làm, đồng thời luật hóa các quy định liên quan đến nguồn huy động của NHCSXH và nguồn ủy thác của địa phương, tạo cơ sở thuận lợi cho quản lý, điều hành và hoạt động.
3. Về đối tượng vay vốn
Điều 12 Luật Việc làm quy định đối tượng vay vốn từ Quỹ bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động, trong khi hiện nay Nhà nước đã có cơ chế chính sách ưu đãi và hỗ trợ như hỗ trợ vay vốn qua Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Hợp tác xã, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ... đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để thực hiện, chưa phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và nguồn lực cũng như mục tiêu hoạt động của NHCSXH (hỗ trợ cho các đối tượng chính sách).
à Nghiên cứu, đề xuất:
3.1. Vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm
a) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
- Phương án 1: Thu hẹp đối tượng vay, chỉ cho vay hộ kinh doanh; bỏ quy định cho vay đối với hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phương án 2: Giữ nguyên như hiện hành
b) Đối với người lao động
- Phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành
- Phương án 2: Thu hẹp đối tượng (chỉ bao gồm đối tượng chính sách)
3.2. Vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Hiện nay, theo quy định của Luật Việc làm đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ giới hạn tại 05 nhóm lao động là người dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng trong khi thực tế một số nhóm đối tượng khác như thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành các nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, … chưa được quy định hoặc theo quy định của từng địa phương có những đối tượng khác.
à Nghiên cứu, đề xuất:
- Phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành
- Phương án 2: Giữ nguyên như hiện hành và bổ sung thêm một số đối tượng như thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành các nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội …
- Phương án 3: Người lao động được tiếp cận với nguồn vốn cho vay hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó ưu tiên các đối tượng: người dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành các nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội.
4. Về điều kiện vay vốn
Hiện nay, theo quy định hiện hành, người lao động vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm phải cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án (địa bàn cấp xã), thực tế triển khai sẽ gây khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn cho người lao động khi nơi cư trú và thực hiện dự án không cùng trên một địa bàn.
à Nghiên cứu, đề xuất:
- Phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành
- Phương án 2: Chỉ quy định về cư trú hợp pháp
- Phương án 3: Chỉ quy định về nơi thực hiện dự án
5. Một số vấn đề khác
Theo quy định hiện hành, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được vay vốn trả chi phí đi làm việc ở nước ngoài trong khi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động cần phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp hoặc một số thị trường có đề nghị ký quỹ …
à Nghiên cứu, đề xuất: bổ sung quy định cho vay học nghề / vay ký quỹ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.
[1] - Thông tư liên bộ số 10/TT-LB ngày 24 tháng 7 năm 1992, số 17/TT-LB ngày 9 tháng 9 năm 1992, số 06/TT-LB ngày 12 tháng 5 năm 1993, số 12/TT-LB ngày 1 tháng 4 năm 1994 và số 03/TT-LB ngày 10 tháng 02 năm 1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Kế hoạch nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) hướng dẫn về chính sách cho vay đối với dự án nhỏ giải quyết việc làm theo Nghi quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Thông tư số 30/LĐTBXH-TT ngày 11 tháng 11 năm 1995 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung đối tượng cho vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm theo Nghi quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
[2] - Thông tư Liên tịch số 34/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 09 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm.
- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg
[3] - Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
- Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
- Thông tư 01/2020/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
- Thông tư số 54/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm
[4] Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên và Đắk Nông và TW Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Hội Người mù Việt Nam
[5] Trà Vinh, Sóc Trăng, Tuyên Quang, Phú Thọ, Gia Lai, Hậu Giang, Đắk Lắk, Nghệ An, Ninh Thuận
[6] Bình Phước (2.140 triệu đồng), Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Kon Tum, Bến Tre, Bạc Liêu (mỗi tỉnh 3.000 triệu đồng) và Cà Mau (3.059 triệu đồng)
Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, ngày 11 tháng 4 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị quyết số 120/HĐBT về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới, trong đó có quy định về việc thành lập Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm (nay là Quỹ quốc gia về việc làm) để cho vay tín dụng ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ gia đình.
I. Quá trình hình thành và phát triển của chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm
1. Quỹ quốc gia về việc làm
1.1. Giai đoạn trước năm 2005
Hoạt động cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 120/HĐBT và các văn bản hướng dẫn[1]. Giai đoạn này, Quỹ quốc gia về việc làm được hình thành từ các nguồn:
- Ngân sách Nhà nước;
- Nguồn thu do đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Trợ giúp của các tổ chức quốc tế hoặc Chính phủ các nước cho giải quyết việc làm.
Quỹ được phân bổ cho cơ quan Trung ương của 09 đơn vị: Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội nông dân; Hội Cựu chiến binh; Đoàn thanh niên Cộng sản; Mặt trận Tổ quốc; Tổng Liên đoàn Lao động; Hội người Mù; Hội đồng Liên minh Hợp tác xã; Bộ Quốc phòng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh).
Từ năm 1992 đến năm 2002, Kho bạc Nhà nước tổ chức cho vay đối với các đối tượng: cá nhân, hộ gia đình, nhóm gia đình; tổ hợp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh; các cơ sở sản xuất kinh doanh của thương, bệnh binh, người tàn tật; trung tâm giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề và tạo việc làm cho các đối tượng xã hội do các cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
Ngày 04/10/2002, Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập, từ năm 2003, Quỹ quốc gia về việc làm được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức thực hiện cho vay theo quy định của pháp luật.
1.2. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015
Hoạt động cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Lao động, Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm, Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn[2].
Nguồn vốn cho vay từ Quỹ được hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác. Quỹ được phân bổ cho cơ quan trung ương của các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam và Bộ Quốc phòng và UBND cấp tỉnh.
NHCSXH có nhiệm vụ quản lý và cho vay đối với các đối tượng: Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất; hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội và hộ gia đình.
Giai đoạn này, hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm nằm trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm nên nguồn vốn bổ sung mới cho Quỹ quốc gia về việc làm được phân bổ từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm hằng năm (bình quân ngân sách Trung ương cấp bổ sung cho Quỹ từ 250-300 tỷ đồng, riêng giai đoạn 2013-2015, ngân sách Trung ương chỉ cấp bổ sung cho Quỹ 45- 50 tỷ đồng (năm 2013 là 46 tỷ đồng, năm 2014 là 50 tỷ đồng và năm 2015 là 50 tỷ đồng).
1.3. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay
Hoạt động cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm được thực hiện theo quy định tại Luật Việc làm, Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và các văn bản hướng dẫn[3]. Đặc biệt, ngày 23 tháng 9 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 08 tháng 11 năm 2019).
Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được phân bổ cho UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức thực hiện chương trình (TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội người mù Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam) để thực hiện cho vay (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Quốc phòng không tham gia quản lý nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm như trước đây)
2. Nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngoài nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được duy trì và cho vay quay vòng hằng năm, Nghị định số 61/2015/NĐ-CP bổ sung trường hợp NHCSXH huy động vốn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm tăng cường nguồn vốn cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm.
3. Nguồn ủy thác của địa phương qua NHCSXH
3.1. Giai đoạn trước năm 2016
Để tăng cường hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, Bộ luật Lao động năm 1994 quy định: “Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập chương trình và quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định”.
Quỹ giải quyết việc làm địa phương được hình thành từ các nguồn sau:
- Ngân sách địa phương do HĐND cấp tỉnh quyết định;
- Hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn hỗ trợ khác.
Việc quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 107/2005/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2005 và Thông tư số 73/2008/TT- BTC ngày 01 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điểm về lập, quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia về việc làm.
3.2. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay
Bộ luật Lao động năm 2012 không quy định về Quỹ giải quyết việc làm địa phương nên ngày 06 tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 730/TTg-KTTH giao UBND cấp tỉnh giải thể Quỹ giải quyết việc làm địa phương và nguồn vốn còn lại của Quỹ giải quyết việc làm địa phương được tiếp tục thực hiện theo hình thức ủy thác vốn qua NHCSXH để cho vay giải quyết việc làm theo quy định tại:
- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
- Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
II. Quy định pháp luật hiện hành về chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm
- Quỹ quốc gia về việc làm
1.1. Mục đích vay vốn
- Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
- Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (bổ sung từ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP).
1.2. Về đối tượng vay vốn
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (cơ sở sản xuất, kinh doanh)
- Người lao động.
Theo quy định của Luật Việc làm, đã bỏ đối tượng vay vốn là chủ trang trại, Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội và thay đối tượng vay vốn hộ gia đình thành người lao động.
1.3. Về mức vay
* Đối với vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm:
- Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng;
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: mức vay 01 dự án tối đa là 02 tỷ đồng và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
Mức vay cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn. Quy định này phù hợp với quy mô và chu kỳ sản xuất kinh doanh trong tình hình mới; đảm bảo phù hợp với các chính sách tín dụng mới được ban hành
(theo Quyết định số 12/QĐ-HĐQT ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Hội đồng quản trị NHCSXH, từ ngày 01 tháng 3 năm 2019, hộ nghèo được vay vốn tối đa 100 triệu đồng/hộ không phải bảo đảm tiền vay) và góp phần thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của NHCSXH trong việc thẩm định, quyết định mức vay vốn cụ thể
(Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định mức vay tối đa đối với người lao động là 50 triệu đồng; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mức vay tối đa là 1 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm; Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg, mức vay tối đa 20 triệu đồng/hộ gia đình và 500 triệu đồng/dự án cơ sở sản xuất kinh doanh).
* Đối với vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1.4. Về thời hạn vay vốn
* Đối với vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm:
Thời hạn vay vốn không quá 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Quy định này phù hợp với quy mô và chu kỳ sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, tạo điều kiện cho người lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh có đủ thời gian đầu tư để thu hồi vốn, trả nợ cho Ngân hàng; đảm bảo phù hợp với các chính sách tín dụng mới được ban hành
(Quyết định số 12/QĐ-HĐQT), góp phần thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH linh hoạt, chủ động trong việc thẩm định, quyết định thời hạn cho vay, tạo thuận lợi cho người vay quyết định, lựa chọn thời hạn vay phù hợp
(Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định thời hạn vay vốn không quá 60 tháng, thời hạn cho vay cụ thể do NHCSXH và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn; Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg quy định thời hạn vay vốn cụ thể cho từng loại dự án).
* Đối với vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Thời hạn vay không vượt quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động ghi trong hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1.5. Về lãi suất vay vốn
* Đối với vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm:
- Lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định
(hiện nay là 7,92%/năm).
- Đối với người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số và cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số thì lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo
(hiện nay là 3,96%/năm).
Quy định này đảm bảo sự công bằng, thống nhất với các chương trình tín dụng ưu đãi khác mà NHCSXH đang triển khai, khắc phục tình trạng một số đối tượng vay vốn ỷ lại, chưa khuyến khích việc trả nợ đúng hạn do các đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm cả các đối tượng không thuộc diện ưu tiên
(Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định (6,6%/năm), thấp hơn mức lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg, lãi suất cho vay là 0,5%/tháng (6%/năm), riêng các đối tượng vay vốn là người tàn tật là 0,35%/tháng (4,2%/năm). Khi lãi suất thị trường thay đổi từ 15% trở lên, Bộ trưởng Bộ Tài chính tham khảo ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay).
* Đối với vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định
(hiện nay là 6,6%/năm).
1.6. Về điều kiện bảo đảm tiền vay
Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Quy định này phù hợp với các chính sách tín dụng ưu đãi khác như: chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg được vay vốn tối đa 100 triệu đồng/hộ không phải bảo đảm tiền vay; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
(Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP) quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn tối đa là 200 triệu đồng; đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tối đa là 100 triệu đồng; đồng thời tạo thuận lợi cho người lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại một số thị trường có thu nhập, điều kiện làm việc tốt
(Nhật Bản, Hàn Quốc) (Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định đối với mức vay trên 50 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay; Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg quy định đối với mức vay trên 30 triệu đồng, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay).
1.7. Về trình tự, thủ tục vay vốn
* Đối với vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm:
- Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH hoặc Phòng giao dịch NHCSXH;
- Đối với nguồn vốn do UBND cấp tỉnh quản lý: Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt;
- Đối với nguồn vốn do 07 tổ chức chính trị - xã hội quản lý: Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức chính trị - xã hội xem xét, phê duyệt;
Tổng thời gian thẩm định, phê duyệt: tối đa 15 ngày (trước đây là 25 ngày).
* Đối với vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH hoặc Phòng giao dịch NHCSXH;
- NHCSXH địa phương xem xét, phê duyệt trong thời gian 10 ngày.
Để đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về mẫu giấy đề nghị vay vốn, mẫu dự án vay vốn và các giấy tờ chứng minh người lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH được quy định tại Nghị định số 74/2019/NĐ-CP.
2. Nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội
Đối tượng vay vốn, mức vay, thời hạn, lãi suất vay vốn, điều kiện vay vốn, điều kiện bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP
(tương tự cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm). Trình tự, thủ tục vay vốn theo quy định của NHCSXH.
3. Nguồn ủy thác của địa phương qua NHCSXH
Do UBND cấp tỉnh quản lý, ủy thác cho vay qua NHCSXH. Đối tượng vay do địa phương quyết định, mức vay, lãi suất thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, quy trình, thủ tục cho vay, bảo đảm tiền vay
(nếu có) do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở các quy định hiện hành của NHCSXH và phù hợp với thực tế tại địa phương.
III. Kết quả thực hiện hoạt động cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
1. Nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm
Theo báo cáo của NHCSXH, đến 30/4/2022, tổng dư nợ cho vay giải quyết việc làm đạt
45.750 tỷ đồng (đứng thứ 2 về tổng dư nợ các chương trình cho vay qua NHCSXH), trong đó:
* Nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm: trên 4.611 tỷ đồng.
Từ năm 2016 đến nay, ngân sách nhà nước không hỗ trợ Quỹ quốc gia về việc làm để thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, nguồn vốn chỉ được bổ sung trên cơ sở tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm, cụ thể: ngày 22 tháng 3 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 327/QĐ-TTg phân bổ 35.161 triệu đồng bổ sung vốn vay Quỹ cho 11 tỉnh và 03 tổ chức thực hiện chương trình
[4]; ngày 22 tháng 3 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 311/QĐ-TTg phân bổ 28.863 triệu đồng bổ sung vốn vay Quỹ cho 9 tỉnh
[5]. Đồng thời, trên cơ sở nguồn vốn vay điều chuyển từ Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTBXH đã ban hành Quyết định số 1219/QĐ-LĐTBXH ngày 12 tháng 9 năm 2018, phân bổ 26.199 triệu đồng bổ sung vốn vay cho 10 tỉnh
[6].
Từ ngày 08/11/2019 đến nay, theo quy định tại Nghị định số 74/2019/NĐ-CP, thực hiện
“trích 10% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ tại địa phương, tổ chức thực hiện chương trình để bổ sung vào nguồn vốn của Quỹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức thực hiện chương trình quản lý”.
* Nguồn vốn NHCSHX huy động: trên 20.195 tỷ đồng.
* Nguồn ủy thác của địa phương qua NHCSXH: 20.944 tỷ đồng (từ khi thực hiện Luật Việc làm đến nay, ngân sách địa phương uỷ thác quan NHCSXH đã tăng khoảng 18.000 tỷ đồng).
2. Kết quả thực hiện hoạt động cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
Nguồn vốn vay đã hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn và nhóm đối tượng yếu thế như lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng thông qua các dự án vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi.
Theo báo cáo của NHCSXH:
- Giai đoạn 2016-2020, cả nước hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội cho728.939 lao động. Năm 2021, doanh số cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 10.043,824 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 308.410 người lao động. 3 tháng đầu năm 2022, doanh số cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 1.893,215 tỷ đồng, cho vay 36.875 dự án; góp phần hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 57.922 người lao động.
- Chất lượng tín dụng: tỷ lệ nợ quá hạn giảm đều qua các năm, đến ngày 30/4/2022, nợ quá hạn chỉ còn 52 tỷ đồng
(chiếm 0,11% tổng dư nợ).
3. Đánh giá chung
3.1. Những kết quả đạt được
- Hoạt động cho vay của Quỹ hiệu quả, góp phần quan trọng hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn trong bối cảnh quy mô doanh nghiệp tại địa phương còn nhỏ, khả năng tạo việc làm qua doanh nghiệp ít; nguồn vốn được bảo toàn, chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng Quỹ tại NHCSXH không ngừng được mở rộng;
- Qua hơn 07 năm thực hiện Luật Việc làm, nguồn vốn vay đã được bổ sung nhiều hơn, nhất là từ nguồn huy động của NHCSXH, mức vay các dự án đã được nâng lên trung bình từ 30-35 triệu đồng/dự án lên 45 triệu đồng/dự án, tạo cơ hội tiếp cận nguồn vốn và nâng cao chất lượng việc làm được tạo ra;
- Cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm đã tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp tại địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động cho vay vốn;
- Công tác phối hợp giữa ngành LĐTBXH và NHCSXH, các cơ quan có liên quan tại địa phương ngày càng được củng cố, tăng cường.
3.2. Một số tồn tại, hạn chế
- Nguồn vốn vay mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vay của người lao động. Các dự án vay vốn chủ yếu là dự án của người lao động, dự án của các cơ sở sản xuất kinh doanh rất ít chỉ chiếm khoảng 0,02%;
- Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng chính sách nói chung và cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm nói riêng, nhất là ủy thác qua NHCSXH để cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
- Một số địa phương chưa chỉ đạo kịp thời các Sở ngành, các cơ quan thực hiện Chương trình phối hợp cùng với NHCSXH trong xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng để hạn chế tình trạng nợ quá hạn, hạn chế vốn tồn đọng.
IV. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm trong Luật Việc làm
1. Quan điểm
- Bảo đảm quyền làm việc theo quy định của Hiến pháp năm 2013; Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhất là các chủ trương, quan điểm của Đảng về giải quyết việc làm cho lao động.
- Kế thừa, phát triển những quy định hiện hành phù hợp đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bảo đảm tính khả thi, dài hạn, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người lao động, nhất là lao động không có quan hệ lao động, lao động khu vực nông thôn được tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách tín dụng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Một số nội dung định hướng sửa đổi, bổ sung
2.1. Về phạm vi chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm
Điều 10 Luật Việc làm quy định:
“Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác.”
Tuy nhiên, hiện nay chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm được thực hiện từ nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm, nguồn vốn do NHCSXH huy động và nguồn do ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH
(tất cả các nguồn vốn này đều do NHCSXH tổ chức thực hiện cho vay đối với người lao động và cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động).
Vì vậy, trong thời gian tới để huy động tối đa nguồn lực xã hội, cần nghiên cứu, bổ sung quy định tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động, đồng thời Ngân sách nhà nước sẽ cấp bù chênh lệch lãi suất cho các Ngân hàng khi thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm
(vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP, trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi và phát triển).
2.2. Về tổ chức và quản lý Quỹ Quốc gia về việc làm
Điều 11 Luật Việc làm quy định Quỹ quốc gia về việc làm được hình thành từ các nguồn: ngân sách nhà nước, nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác. Tuy nhiên, Quỹ không có tổ chức bộ máy, kế toán Quỹ. Kể từ khi được thành lập từ năm 1992 đến năm 2002, Quỹ do hệ thống Kho bạc Nhà nước thực hiện quản lý, cho vay; từ năm 2002 đến nay do NHCSXH thực hiện quản lý, cho vay.
Mặt khác, từ năm 2016 đến nay, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung vốn cho Quỹ này. Quỹ được bổ sung vốn từ một phần tiền lãi cho vay theo Nghị định 74/2019/NĐ-CP, Thông tư số 54/2016/TT-BTC
(trích 10% tiền lãi cho vay của Quỹ) và chủ yếu nguồn vốn tăng thêm do NHCSXH huy động. Quỹ cho vay giải quyết việc làm địa phương đã được giải thể và chuyển thành nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương sang NHCSXH để cho vay.
à Nghiên cứu, đề xuất:
-
Phương án 1: Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý Quỹ quốc gia về việc làm, nâng cao vai trò quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
-
Phương án 2: Giữ nguyên như quy định hiện hành, đồng thời luật hóa các quy định liên quan đến nguồn huy động của NHCSXH và nguồn ủy thác của địa phương, tạo cơ sở thuận lợi cho quản lý, điều hành và hoạt động
- Phương án 3: Nghiên cứu, đề xuất về việc chuyển Quỹ quốc gia về việc làm thành nguồn vốn ưu đãi tạo việc làm, đồng thời luật hóa các quy định liên quan đến nguồn huy động của NHCSXH và nguồn ủy thác của địa phương, tạo cơ sở thuận lợi cho quản lý, điều hành và hoạt động.
3. Về đối tượng vay vốn
Điều 12 Luật Việc làm quy định đối tượng vay vốn từ Quỹ bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động, trong khi hiện nay Nhà nước đã có cơ chế chính sách ưu đãi và hỗ trợ như hỗ trợ vay vốn qua Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Hợp tác xã, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ... đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để thực hiện, chưa phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và nguồn lực cũng như mục tiêu hoạt động của NHCSXH
(hỗ trợ cho các đối tượng chính sách).
à Nghiên cứu, đề xuất:
3.1. Vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm
a) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
- Phương án 1: Thu hẹp đối tượng vay, chỉ cho vay hộ kinh doanh; bỏ quy định cho vay đối với hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phương án 2: Giữ nguyên như hiện hành
b) Đối với người lao động
- Phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành
- Phương án 2: Thu hẹp đối tượng
(chỉ bao gồm đối tượng chính sách)
3.2. Vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Hiện nay, theo quy định của Luật Việc làm đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ giới hạn tại 05 nhóm lao động là người dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng trong khi thực tế một số nhóm đối tượng khác như thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành các nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, … chưa được quy định hoặc theo quy định của từng địa phương có những đối tượng khác.
à Nghiên cứu, đề xuất:
- Phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành
- Phương án 2: Giữ nguyên như hiện hành và bổ sung thêm một số đối tượng như thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành các nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội …
- Phương án 3: Người lao động được tiếp cận với nguồn vốn cho vay hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó ưu tiên các đối tượng: người dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành các nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội.
4. Về điều kiện vay vốn
Hiện nay, theo quy định hiện hành, người lao động vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm phải cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án (địa bàn cấp xã), thực tế triển khai sẽ gây khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn cho người lao động khi nơi cư trú và thực hiện dự án không cùng trên một địa bàn.
à Nghiên cứu, đề xuất:
- Phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành
- Phương án 2: Chỉ quy định về cư trú hợp pháp
- Phương án 3: Chỉ quy định về nơi thực hiện dự án
5. Một số vấn đề khác
Theo quy định hiện hành, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được vay vốn trả chi phí đi làm việc ở nước ngoài trong khi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động cần phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp hoặc một số thị trường có đề nghị ký quỹ …
à Nghiên cứu, đề xuất: bổ sung quy định cho vay học nghề / vay ký quỹ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.
[1] - Thông tư liên bộ số 10/TT-LB ngày 24 tháng 7 năm 1992, số 17/TT-LB ngày 9 tháng 9 năm 1992, số 06/TT-LB ngày 12 tháng 5 năm 1993, số 12/TT-LB ngày 1 tháng 4 năm 1994 và số 03/TT-LB ngày 10 tháng 02 năm 1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Kế hoạch nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) hướng dẫn về chính sách cho vay đối với dự án nhỏ giải quyết việc làm theo Nghi quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Thông tư số 30/LĐTBXH-TT ngày 11 tháng 11 năm 1995 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung đối tượng cho vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm theo Nghi quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
[2] - Thông tư Liên tịch số 34/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 09 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm.
- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg
[3] - Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
- Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
- Thông tư 01/2020/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
- Thông tư số 54/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm
[4] Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên và Đắk Nông và TW Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Hội Người mù Việt Nam
[5] Trà Vinh, Sóc Trăng, Tuyên Quang, Phú Thọ, Gia Lai, Hậu Giang, Đắk Lắk, Nghệ An, Ninh Thuận
[6] Bình Phước (2.140 triệu đồng), Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Kon Tum, Bến Tre, Bạc Liêu (mỗi tỉnh 3.000 triệu đồng) và Cà Mau (3.059 triệu đồng)