02/12/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Một số định hướng chung trong hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạoHoạt động khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với nhiều đặc thù đang đặt ra những yêu cầu riêng cho cơ chế điều chỉnh pháp luật.Hiện nay, tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung đang được điều chỉnh một cách tương đối đầy đủ, toàn diện trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm: pháp luật về tổ chức doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp năm 2020); pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh (Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đất đai năm 2013, pháp luật về thuế, phí, lệ phí.); pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp (Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017)... Ngoài ra, trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp còn có các luật quy định về những vấn đề đặc thù trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện, đặc trưng của lĩnh vực hoạt động đó, như: pháp luật về tín dụng, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm...
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành được thiết kế theo mặt bằng chung cho mọi doanh nghiệp, với xu hướng bảo vệ những giá trị cốt lõi, truyền thống của hoạt động đầu tư, kinh doanh. Trong khi đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động sâu sắc và làm thay đổi một cách căn bản những điều kiện cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.[1] Để tạo lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp, một mặt phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của các yếu tố ngoại cảnh, mặt khác phải chủ động ứng dụng mạnh mẽ, sâu rộng thành tựu khoa học công nghệ, khai thác giá trị sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Trong xu thế mới này, nhiều quy định pháp luật cụ thể đã không còn phù hợp với những yêu cầu riêng của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cũng cần đổi mới mạnh mẽ, cả về nội dung, phương pháp điều chỉnh và kỹ thuật lập pháp, lập quy.
Công tác xây dựng pháp luật của nước ta trong giai đoạn hiện nay không nên chỉ dừng lại ở mục tiêu thụ động là điều chỉnh các quan hệ xã hội đã trở nên phổ biến, ổn định mà cần chủ động nắm bắt các xu hướng phát triển mới; từ đó tạo dựng hành lang pháp lý thuận lợi, làm “bà đỡ” cho các hiện tượng, quan hệ pháp lý mới phát sinh, phát triển. Pháp luật phải phục vụ cho việc khai thác các tiềm lực vượt trội của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ sang cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Nói cách khác, cần phải chủ động đón đầu được những xu thế phát triển mới của doanh nghiệp, chủ động khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển. Để có thể đạt được mục tiêu đó, trước tiên cần thiết phải có sự nhìn nhận lại tư duy lập pháp và tư duy quản lý nhà nước.
Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với các đặc thù như phân tích ở phần trước đang đặt ra những yêu cầu riêng cho cơ chế điều chỉnh pháp luật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cần cơ chế điều chỉnh pháp luật thông thoáng, linh hoạt, nhanh chóng để phát huy hết năng lực sáng tạo, kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Thứ hai, cần xây dựng và thực hiện các chính sách pháp luật mang tính đột phá để hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã xác định: “Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ”.[2] Đây là cơ sở chính trị quan trọng để triển khai xây dựng chính sách, pháp luật khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Thứ ba, cơ chế điều chỉnh pháp luật phải giảm thiểu các rủi ro pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo gắn liền với cái mới, sử dụng những giải pháp, mô hình chưa từng có, trong khi pháp luật là sự quy phạm hóa những quan hệ đã hình thành, trở nên phổ biến và tương đối ổn định trong xã hội. Do đó, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động khởi nghiệp sáng tạo chưa được pháp luật quy định. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại, thậm chí lo sợ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vì: (i) doanh nghiệp tự nhận định khả năng rủi ro pháp lý của doanh nghiệp cao hơn mức có thể chấp nhận được; và (ii) các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế thấy do chưa có quy định của pháp luật nên cho rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động không đúng pháp luật. Thực tiễn thời gian qua cho thấy nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thành công của người Việt đã khởi nghiệp ở Singapore vì một số lý do, trong đó có nền tảng pháp luật phù hợp hơn.[3]
Start-up Việt có xu hướng thành lập doanh nghiệp và đặt trụ sở tại Singapore, điển hình như Tiki
Rủi ro pháp lý trong trường hợp này có thể bao gồm: (i) các rủi ro trong trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp khi cơ quan Nhà nước cho rằng doanh nghiệp thực hiện hành vi được cho là không phù hợp với quy phạm pháp luật; (ii) rủi ro do pháp luật không cụ thể, rõ ràng, hay có sự thay đổi trong chính sách, pháp luật của Nhà nước; (iii) các rủi ro do doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ mới hoặc mô hình kinh doanh mới. Nếu như đối với nhóm rủi ro thứ ba các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể chủ động ngăn ngừa, kiểm soát được thì nhóm rủi ro thứ nhất và thứ hai (tạm gọi là rủi ro tuân thủ pháp luật) nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp.
Trên thực tế xuất hiện nhiều biến số ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tuân thủ pháp luật, xuất phát từ hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động thi hành pháp luật hiện nay ở nước ta còn nhiều vướng mắc, hạn chế, như: việc hiểu và áp dụng pháp luật đôi khi còn tùy tiện, phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của cán bộ, công chức, viên chức; việc thực hiện các thủ tục hành chính còn mang dấu ấn của cơ chế “xin - cho”, có hiện tượng hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, thời gian xử lý bị kéo dài.[4] Đặc biệt, tình trạng hình sự hóa hành vi kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp (như vụ quán cà phê Xin Chào năm 2016, 2017 từng gây bức xúc trong dư luận) vẫn là quan ngại lớn cho cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo. Do đó, việc nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với hệ thống pháp luật, qua đó khắc phục hiện tượng “chảy máu chất xám” của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở nước ta.
Thứ tư, ngoài việc phải giảm thiểu các rủi ro pháp lý, cần có cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong trường hợp doanh nghiệp gặp phải rủi ro pháp lý như đã đề cập ở phần trên. Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường xây dựng những cơ chế đánh giá và kiểm soát rủi ro pháp lý, từ đó có xu hướng lựa chọn khởi nghiệp ở những quốc gia có hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố sau: (i) uy tín, (ii) linh hoạt, (iii) tính ổn định cao và (iv) có cơ chế giải quyết tranh chấp hữu hiệu. Đây đều là những tiêu chí gắn liền với nhu cầu của doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro pháp lý. Đối với các rủi ro pháp lý phát sinh từ quan hệ hành chính, cần phải có cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch, công bằng để doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước các hành vi vi phạm (hành động hoặc không hành động) của công chức nhà nước. Đối với các rủi ro pháp lý phát sinh từ quan hệ dân sự, cần có cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, nhanh gọn, hiệu quả, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên. Bên cạnh đó, các kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp phải được thực hiện nghiêm minh, nhanh chóng. Cơ chế giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp cần phải phát triển theo hướng đảm bảo khách quan, minh bạch, công bằng, bình đẳng; rút ngắn thời gian xử lý; nâng cao hiệu quả, tính khả thi. Sự tổng hòa của tất cả những yếu tố trên làm nên uy tín của môi trường kinh doanh - mục tiêu Việt Nam cần phải hướng đến để tăng tính cạnh tranh của môi trường khởi nghiệp nước ta trong khu vực.
Như vậy, định hướng chung mang tính nguyên tắc khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật để từng bước giảm thiểu rủi ro pháp lý của doanh nghiệp, kích thích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển ở Việt Nam là phải tăng quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp; đề cao sự ổn định của thể chế, chính sách; đảm bảo các tranh chấp của doanh nghiệp được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả, công bằng, bình đẳng dù theo bất cứ cơ chế giải quyết tranh chấp nào.
(còn tiếp)
Phan Vũ
[1] Phan Chí Hiếu và Nguyễn Văn Cương, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra, Nxb. Tư pháp, 2019, tr. 296-299.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.221.
[3] “Startup Việt “chạy” sang Singapore khởi nghiệp: Nên mừng hay lo?”, ICTNews, 2019, https://ictnews.vietnamnet.vn/khoi-nghiep/startup-viet-chay-sang-singapore-khoi-nghiep-nen-mung-hay-lo30261.html.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập II, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.74-76, 79.
Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với nhiều đặc thù đang đặt ra những yêu cầu riêng cho cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Hiện nay, tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung đang được điều chỉnh một cách tương đối đầy đủ, toàn diện trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm: pháp luật về tổ chức doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp năm 2020); pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh (Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đất đai năm 2013, pháp luật về thuế, phí, lệ phí.); pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp (Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017)... Ngoài ra, trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp còn có các luật quy định về những vấn đề đặc thù trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện, đặc trưng của lĩnh vực hoạt động đó, như: pháp luật về tín dụng, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm...
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành được thiết kế theo mặt bằng chung cho mọi doanh nghiệp, với xu hướng bảo vệ những giá trị cốt lõi, truyền thống của hoạt động đầu tư, kinh doanh. Trong khi đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động sâu sắc và làm thay đổi một cách căn bản những điều kiện cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.[1] Để tạo lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp, một mặt phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của các yếu tố ngoại cảnh, mặt khác phải chủ động ứng dụng mạnh mẽ, sâu rộng thành tựu khoa học công nghệ, khai thác giá trị sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Trong xu thế mới này, nhiều quy định pháp luật cụ thể đã không còn phù hợp với những yêu cầu riêng của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cũng cần đổi mới mạnh mẽ, cả về nội dung, phương pháp điều chỉnh và kỹ thuật lập pháp, lập quy.
Công tác xây dựng pháp luật của nước ta trong giai đoạn hiện nay không nên chỉ dừng lại ở mục tiêu thụ động là điều chỉnh các quan hệ xã hội đã trở nên phổ biến, ổn định mà cần chủ động nắm bắt các xu hướng phát triển mới; từ đó tạo dựng hành lang pháp lý thuận lợi, làm “bà đỡ” cho các hiện tượng, quan hệ pháp lý mới phát sinh, phát triển. Pháp luật phải phục vụ cho việc khai thác các tiềm lực vượt trội của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ sang cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Nói cách khác, cần phải chủ động đón đầu được những xu thế phát triển mới của doanh nghiệp, chủ động khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển. Để có thể đạt được mục tiêu đó, trước tiên cần thiết phải có sự nhìn nhận lại tư duy lập pháp và tư duy quản lý nhà nước.
Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với các đặc thù như phân tích ở phần trước đang đặt ra những yêu cầu riêng cho cơ chế điều chỉnh pháp luật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cần cơ chế điều chỉnh pháp luật thông thoáng, linh hoạt, nhanh chóng để phát huy hết năng lực sáng tạo, kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Thứ hai, cần xây dựng và thực hiện các chính sách pháp luật mang tính đột phá để hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã xác định: “Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ”.[2] Đây là cơ sở chính trị quan trọng để triển khai xây dựng chính sách, pháp luật khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Thứ ba, cơ chế điều chỉnh pháp luật phải giảm thiểu các rủi ro pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo gắn liền với cái mới, sử dụng những giải pháp, mô hình chưa từng có, trong khi pháp luật là sự quy phạm hóa những quan hệ đã hình thành, trở nên phổ biến và tương đối ổn định trong xã hội. Do đó, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động khởi nghiệp sáng tạo chưa được pháp luật quy định. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại, thậm chí lo sợ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vì: (i) doanh nghiệp tự nhận định khả năng rủi ro pháp lý của doanh nghiệp cao hơn mức có thể chấp nhận được; và (ii) các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế thấy do chưa có quy định của pháp luật nên cho rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động không đúng pháp luật. Thực tiễn thời gian qua cho thấy nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thành công của người Việt đã khởi nghiệp ở Singapore vì một số lý do, trong đó có nền tảng pháp luật phù hợp hơn.[3]
Rủi ro pháp lý trong trường hợp này có thể bao gồm: (i) các rủi ro trong trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp khi cơ quan Nhà nước cho rằng doanh nghiệp thực hiện hành vi được cho là không phù hợp với quy phạm pháp luật; (ii) rủi ro do pháp luật không cụ thể, rõ ràng, hay có sự thay đổi trong chính sách, pháp luật của Nhà nước; (iii) các rủi ro do doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ mới hoặc mô hình kinh doanh mới. Nếu như đối với nhóm rủi ro thứ ba các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể chủ động ngăn ngừa, kiểm soát được thì nhóm rủi ro thứ nhất và thứ hai (tạm gọi là rủi ro tuân thủ pháp luật) nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp.
Trên thực tế xuất hiện nhiều biến số ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tuân thủ pháp luật, xuất phát từ hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động thi hành pháp luật hiện nay ở nước ta còn nhiều vướng mắc, hạn chế, như: việc hiểu và áp dụng pháp luật đôi khi còn tùy tiện, phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của cán bộ, công chức, viên chức; việc thực hiện các thủ tục hành chính còn mang dấu ấn của cơ chế “xin - cho”, có hiện tượng hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, thời gian xử lý bị kéo dài.
[4] Đặc biệt, tình trạng hình sự hóa hành vi kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp (như vụ quán cà phê Xin Chào năm 2016, 2017 từng gây bức xúc trong dư luận) vẫn là quan ngại lớn cho cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo. Do đó, việc nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với hệ thống pháp luật, qua đó khắc phục hiện tượng “chảy máu chất xám” của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở nước ta.
Thứ tư, ngoài việc phải giảm thiểu các rủi ro pháp lý, cần có cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong trường hợp doanh nghiệp gặp phải rủi ro pháp lý như đã đề cập ở phần trên. Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường xây dựng những cơ chế đánh giá và kiểm soát rủi ro pháp lý, từ đó có xu hướng lựa chọn khởi nghiệp ở những quốc gia có hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố sau: (i) uy tín, (ii) linh hoạt, (iii) tính ổn định cao và (iv) có cơ chế giải quyết tranh chấp hữu hiệu. Đây đều là những tiêu chí gắn liền với nhu cầu của doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro pháp lý. Đối với các rủi ro pháp lý phát sinh từ quan hệ hành chính, cần phải có cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch, công bằng để doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước các hành vi vi phạm (hành động hoặc không hành động) của công chức nhà nước. Đối với các rủi ro pháp lý phát sinh từ quan hệ dân sự, cần có cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, nhanh gọn, hiệu quả, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên. Bên cạnh đó, các kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp phải được thực hiện nghiêm minh, nhanh chóng. Cơ chế giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp cần phải phát triển theo hướng đảm bảo khách quan, minh bạch, công bằng, bình đẳng; rút ngắn thời gian xử lý; nâng cao hiệu quả, tính khả thi. Sự tổng hòa của tất cả những yếu tố trên làm nên uy tín của môi trường kinh doanh - mục tiêu Việt Nam cần phải hướng đến để tăng tính cạnh tranh của môi trường khởi nghiệp nước ta trong khu vực.
Như vậy, định hướng chung mang tính nguyên tắc khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật để từng bước giảm thiểu rủi ro pháp lý của doanh nghiệp, kích thích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển ở Việt Nam là phải tăng quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp; đề cao sự ổn định của thể chế, chính sách; đảm bảo các tranh chấp của doanh nghiệp được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả, công bằng, bình đẳng dù theo bất cứ cơ chế giải quyết tranh chấp nào.
(còn tiếp)
Phan Vũ
[1] Phan Chí Hiếu và Nguyễn Văn Cương,
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra, Nxb. Tư pháp, 2019, tr. 296-299.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam,
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.221.
[3] “Startup Việt “chạy” sang Singapore khởi nghiệp: Nên mừng hay lo?”, ICTNews, 2019, https://ictnews.vietnamnet.vn/khoi-nghiep/startup-viet-chay-sang-singapore-khoi-nghiep-nen-mung-hay-lo30261.html.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam,
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập II, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.74-76, 79.