24/10/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Hội nghị Triển khai Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 5/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” (Quyết định số 345).Sáng ngày 24/10, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Triển khai Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 5/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” (Quyết định số 345).Phát biểu khai mạc, Ông Cao Đăng Vinh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Trưởng ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2020 – 2025, Bộ Tư pháp cho biết: công tác hỗ trợ pháp lý (HTPL) cho doanh nghiệp (DN) những năm qua đã giúp nhiều DN sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển; hiểu biết pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động được nâng lên; các DN có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nói chung cũng còn tồn tại một số bất cập.
Trong bối cảnh xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền và thực hiện đột phá chiến lược hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp càng có vai trò quan trọng và đòi hỏi không ngừng đổi mới, cả về nội dung lẫn cách thức thực hiện. Với mục tiêu phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập và tiếp tục đổi mới công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Bộ Tư pháp phối hợp Ban Quản lý Chương trình HTPLLN tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án. Trong Hội nghị này, đại diện các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ pháp lý, luật sư… và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhất là những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị định số triển khai thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ từ năm 2019 đến nay và phương hướng, giải pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
Tại Hội nghị, giới thiệu đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”, TS. Trần Minh Sơn – Thành viên Ban Quản lý, Trưởng Văn phòng Chương trình HTPL liên ngành cho DN giai đoạn 2020-2025, Bộ Tư Pháp cho biết đề án đã xác định 05 mục tiêu cụ thể như sau:
Hoàn thiện khung pháp lý về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp; tăng cường tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
Vận hành hiệu quả hệ thống mạng lưới tư vấn viên pháp luật, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp, đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất, giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp khi có yêu cầu;
Thí điểm và nhân rộng ít nhất 02 mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả trên toàn quốc;
Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, xây dựng hệ sinh thái về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Xây dựng và duy trì cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả liên quan đến doanh nghiệp; triển khai các giải pháp xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Cũng theo ông Trần Minh Sơn, để đạt được mục tiêu như trên, nhiệm vụ của đề án là hoàn thiện chính sách, pháp luật về HTPL cho DN; nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác HTPL cho DN và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật; triển khai hiệu quả công tác HTPL cho DN thông qua việc đẩy mạnh tư vấn pháp lý cho DN thông qua các tổ chức đại diện cho DN, tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với DN để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến DN…
Về tổ chức thực hiện, Bộ Tư Pháp là cơ quan chủ trì, tổ chức, điều phối hoạt động chung của Đề án; phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời khuyến khích Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt nam. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các tổ chức đại diện doanh nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, luật gia, luật sư và các tổ chức, cá nhân chủ động tham gia thực hiện Đề án.
Tại Hội nghị, đại diện Tổ rà soát thủ tục hành chính của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nêu ra một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được các cấp, các ngành triển khai đã đạt được những kết quả tích cực, tác động thiết thực tới đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập như sau:
Quy định về mạng lưới tư vấn viên pháp luật liệt kê chưa đầy đủ các đối tượng,quy định về hồ sơ chưa rõ ràng;
Mức chi phí hỗ trợ tư vấn pháp luật còn thấp so với thực tế, không khuyến khích được các luật sư tham gia mạng lưới hỗ trợ DNNVV;
Thủ tục hành chính phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp e ngại, không muốn tiếp cận hỗ trợ tư vấn pháp luật;
Nhiều DN e ngại khả năng lộ bí mật kinh doanh do phải gửi cho cơ quan nhà nước nội dung văn bản tư vấn pháp lý để công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được các doanh nghiệp quan tâm, biết đến rộng rãi để tạo sức lan tỏa. Nhiều DN chưa thực sự quan tâm, chủ động trong việc tiếp cận thông tin về pháp luật, chưa chủ động đề nghị hỗ trợ pháp lý.
Để các quy định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự đi vào thực tế, phát huy hiệu quả, Liên đoàn Luật sư đã đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, kiến nghị sửa, đổi bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, theo hướng coi DNNVV là trung tâm chủ động trong việc yêu cầu hỗ trợ pháp lý cho mình.
Thứ hai, cụ thể hóa các giải pháp quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP theo hướng dễ tiếp cận và phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp, ngành nghề và lĩnh vực, để doanh nghiệp có thể tiếp cận và được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ ba, Sửa đổi định mức tài chính cho hoạt động hỗ trợ pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật, vụ việc, vướng mắc pháp lý theo Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP.
Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp. Lồng ghép các hoạt động hỗ trợ DNNVV trong các chương trình, đề án.
Thứ năm, Tăng cường nguồn lực cho hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, bao gồm nguồn lực con người và nguồn lực tài chính, vật chất, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư tham gia hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, có cơ chế thu hút sự tham gia của các luật sư, tham gia hỗ trợ công tác này…
Thứ sáu, Bản thân mỗi DNNVV phải nêu cao ý thức chủ động tìm hiểu, tiếp cận thông tin về các chương trình, đề án, kế hoạch hỗ trợ để đề xuất nhu cầu hỗ trợ phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
Cũng tại Hội nghị, Luật sư Nguyễn Duy Lãm, Chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp, đã đưa ra một số vấn đề cần quan tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác HTPL cho DN giai đoạn 2021 - 2030, bao gồm: Các vấn đề về thủ tục hành chính; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Đa dạng hóa các phương thức hỗ trợ pháp lý cho DN; Xây dựng đội ngũ nhân sự làm công tác hỗ trợ; Tăng cường phối hợp liên ngành giữa các bộ, cơ quan ngang Bộ với các tổ chức đại diện DN; Sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của Nhà nước; Phát huy vai trò của các tổ chức đại diện DN.
Với xu thế phát triển của thời đại, cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ mang lại cho con người những sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận các vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam là một quốc gia trong xu thế phát triển đó và sẵn sàng cho các mục tiêu đón đầu. Chuyển đổi số là một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội theo định hướng hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình hội nhập phát triển kinh tế xã hội. Để bắt kịp xu thế đó, Đại diện Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp, đã phát biểu: “Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trong việc Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật là: “Xây dựng, duy trì, cập nhật và vận hành Cổng Thông tin điện tử quốc gia về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”.”. Tại bài Tham luận “Góc nhìn công nghệ trong việc xây dựng và vận hành Cổng thông tin điện tử quốc gia về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”, Đại diện Cục Công nghệ thông tin đã đưa ra một cái nhìn toàn diện, cụ thể về Chuyển đổi số cũng như nhiệm vụ xây dựng và vận hành Cổng thông tin điện tử quốc gia về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, Trang TTĐT Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Do vậy, đặt ra nhu cầu xây dựng Cổng Thông tin điện tử quốc gia về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp dùng chung trên toàn quốc trên cơ sở nâng cấp Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp. Cổng thông tin điện tử quốc gia về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi được thiết lập và triển khai thành công sẽ tạo ra một môi trường quản lý, cung cấp, khai thác thông tin hiện đại, đảm bảo an toàn an ninh thông tin và cung cấp khả năng sẵn sàng tích hợp toàn diện thông tin trong nội bộ các hệ thống ứng dụng của Bộ Tư pháp và giữa Bộ Tư pháp với các cơ quan Bộ Ngành Trung ương và Địa phương khác, đồng thời mang lại các hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý, tác nghiệp, tra cứu, khai thác thông tin, dữ liệu về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với các nhóm đối tượng người dùng và định hướng phát triển mở rộng trong tương lai.
Luật sư. Nguyễn Ngọc Lan - Công ty Luật TNHH LS Ngọc Lan và Cộng sự - Giảng viên Trường Đại học Đại Nam chia sẻ tại Hội nghị: “Trước những yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần sự hỗ trợ pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp”. Công tác Hỗ trợ pháp lý cho DN đã phần nào đáp ứng được nhu cầu trên, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Để khắc phục những vướng mắc đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Luật sư đã chỉ ra một số nội dung cần đặc biệt chú trọng như: (i) Hoàn thiện khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động; (ii) Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin pháp luật cho doanh nghiệp; (iii) Thiết lập kênh thông tin và đảm bảo sự phối hợp thường xuyên giữa doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địa phương; (iv) Xây dựng mạng lưới các tổ chức tư vấn hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các địa phương, đặc biệt những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; (v)Mở rộng các hình thức hỗ trợ pháp lý và triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý một cách chất lượng, hiệu quả, có trọng tâm và trọng điểm; (vi) Tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; (vii) Xây dựng nguồn ngân sách riêng cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Bế mạc hội nghị, đ/c Cao Đăng Vinh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình HTPLLN (Bộ Tư pháp) cho rằng: Đây là những điểm mới hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác HTPL cho DN. Qua Hội nghị, đại biểu, chuyên gia khách mời đã thảo luận và tập trung đóng góp ý kiến vào các tham luận được trình bày; nêu ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và đề xuất cụ thể phương hướng, giải pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý. Bộ Tư pháp ghi nhận các ý kiến góp ý và đề xuất đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu và phối hợp với các đơn vị có liên quan nhằm điều chỉnh một số quy định để vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo vừa hạn chế các rủi ro và bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
Phát biểu khai mạc, Ông Cao Đăng Vinh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Trưởng ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2020 – 2025, Bộ Tư pháp cho biết: công tác hỗ trợ pháp lý (HTPL) cho doanh nghiệp (DN) những năm qua đã giúp nhiều DN sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển; hiểu biết pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động được nâng lên; các DN có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nói chung cũng còn tồn tại một số bất cập.
Trong bối cảnh xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền và thực hiện đột phá chiến lược hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp càng có vai trò quan trọng và đòi hỏi không ngừng đổi mới, cả về nội dung lẫn cách thức thực hiện. Với mục tiêu phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập và tiếp tục đổi mới công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Bộ Tư pháp phối hợp Ban Quản lý Chương trình HTPLLN tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án. Trong Hội nghị này, đại diện các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ pháp lý, luật sư… và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhất là những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị định số triển khai thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ từ năm 2019 đến nay và phương hướng, giải pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
Tại Hội nghị, giới thiệu đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”, TS. Trần Minh Sơn – Thành viên Ban Quản lý, Trưởng Văn phòng Chương trình HTPL liên ngành cho DN giai đoạn 2020-2025, Bộ Tư Pháp cho biết đề án đã xác định 05 mục tiêu cụ thể như sau:
- Hoàn thiện khung pháp lý về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp; tăng cường tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
- Vận hành hiệu quả hệ thống mạng lưới tư vấn viên pháp luật, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp, đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất, giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp khi có yêu cầu;
- Thí điểm và nhân rộng ít nhất 02 mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả trên toàn quốc;
- Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, xây dựng hệ sinh thái về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Xây dựng và duy trì cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả liên quan đến doanh nghiệp; triển khai các giải pháp xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Cũng theo ông Trần Minh Sơn, để đạt được mục tiêu như trên, nhiệm vụ của đề án là hoàn thiện chính sách, pháp luật về HTPL cho DN; nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác HTPL cho DN và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật; triển khai hiệu quả công tác HTPL cho DN thông qua việc đẩy mạnh tư vấn pháp lý cho DN thông qua các tổ chức đại diện cho DN, tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với DN để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến DN…
Về tổ chức thực hiện, Bộ Tư Pháp là cơ quan chủ trì, tổ chức, điều phối hoạt động chung của Đề án; phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời khuyến khích Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt nam. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các tổ chức đại diện doanh nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, luật gia, luật sư và các tổ chức, cá nhân chủ động tham gia thực hiện Đề án.
Tại Hội nghị, đại diện Tổ rà soát thủ tục hành chính của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nêu ra một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được các cấp, các ngành triển khai đã đạt được những kết quả tích cực, tác động thiết thực tới đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập như sau:
- Quy định về mạng lưới tư vấn viên pháp luật liệt kê chưa đầy đủ các đối tượng,quy định về hồ sơ chưa rõ ràng;
- Mức chi phí hỗ trợ tư vấn pháp luật còn thấp so với thực tế, không khuyến khích được các luật sư tham gia mạng lưới hỗ trợ DNNVV;
- Thủ tục hành chính phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp e ngại, không muốn tiếp cận hỗ trợ tư vấn pháp luật;
- Nhiều DN e ngại khả năng lộ bí mật kinh doanh do phải gửi cho cơ quan nhà nước nội dung văn bản tư vấn pháp lý để công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được các doanh nghiệp quan tâm, biết đến rộng rãi để tạo sức lan tỏa. Nhiều DN chưa thực sự quan tâm, chủ động trong việc tiếp cận thông tin về pháp luật, chưa chủ động đề nghị hỗ trợ pháp lý.
Để các quy định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự đi vào thực tế, phát huy hiệu quả, Liên đoàn Luật sư đã đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, kiến nghị sửa, đổi bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, theo hướng coi DNNVV là trung tâm chủ động trong việc yêu cầu hỗ trợ pháp lý cho mình.
Thứ hai, cụ thể hóa các giải pháp quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP theo hướng dễ tiếp cận và phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp, ngành nghề và lĩnh vực, để doanh nghiệp có thể tiếp cận và được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ ba, Sửa đổi định mức tài chính cho hoạt động hỗ trợ pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật, vụ việc, vướng mắc pháp lý theo Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP.
Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp. Lồng ghép các hoạt động hỗ trợ DNNVV trong các chương trình, đề án.
Thứ năm, Tăng cường nguồn lực cho hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, bao gồm nguồn lực con người và nguồn lực tài chính, vật chất, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư tham gia hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, có cơ chế thu hút sự tham gia của các luật sư, tham gia hỗ trợ công tác này…
Thứ sáu, Bản thân mỗi DNNVV phải nêu cao ý thức chủ động tìm hiểu, tiếp cận thông tin về các chương trình, đề án, kế hoạch hỗ trợ để đề xuất nhu cầu hỗ trợ phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
Cũng tại Hội nghị, Luật sư Nguyễn Duy Lãm, Chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp, đã đưa ra một số vấn đề cần quan tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác HTPL cho DN giai đoạn 2021 - 2030, bao gồm: Các vấn đề về thủ tục hành chính; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Đa dạng hóa các phương thức hỗ trợ pháp lý cho DN; Xây dựng đội ngũ nhân sự làm công tác hỗ trợ; Tăng cường phối hợp liên ngành giữa các bộ, cơ quan ngang Bộ với các tổ chức đại diện DN; Sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của Nhà nước; Phát huy vai trò của các tổ chức đại diện DN.
Với xu thế phát triển của thời đại, cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ mang lại cho con người những sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận các vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam là một quốc gia trong xu thế phát triển đó và sẵn sàng cho các mục tiêu đón đầu. Chuyển đổi số là một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội theo định hướng hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình hội nhập phát triển kinh tế xã hội. Để bắt kịp xu thế đó, Đại diện Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp, đã phát biểu:
“Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trong việc Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật là: “Xây dựng, duy trì, cập nhật và vận hành Cổng Thông tin điện tử quốc gia về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”.”. Tại bài Tham luận “Góc nhìn công nghệ trong việc xây dựng và vận hành Cổng thông tin điện tử quốc gia về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”, Đại diện Cục Công nghệ thông tin đã đưa ra một cái nhìn toàn diện, cụ thể về Chuyển đổi số cũng như nhiệm vụ xây dựng và vận hành Cổng thông tin điện tử quốc gia về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, Trang TTĐT Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Do vậy, đặt ra nhu cầu xây dựng Cổng Thông tin điện tử quốc gia về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp dùng chung trên toàn quốc trên cơ sở nâng cấp Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp. Cổng thông tin điện tử quốc gia về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi được thiết lập và triển khai thành công sẽ tạo ra một môi trường quản lý, cung cấp, khai thác thông tin hiện đại, đảm bảo an toàn an ninh thông tin và cung cấp khả năng sẵn sàng tích hợp toàn diện thông tin trong nội bộ các hệ thống ứng dụng của Bộ Tư pháp và giữa Bộ Tư pháp với các cơ quan Bộ Ngành Trung ương và Địa phương khác, đồng thời mang lại các hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý, tác nghiệp, tra cứu, khai thác thông tin, dữ liệu về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với các nhóm đối tượng người dùng và định hướng phát triển mở rộng trong tương lai.
Luật sư. Nguyễn Ngọc Lan - Công ty Luật TNHH LS Ngọc Lan và Cộng sự - Giảng viên Trường Đại học Đại Nam chia sẻ tại Hội nghị: “Trước những yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần sự hỗ trợ pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp”. Công tác Hỗ trợ pháp lý cho DN đã phần nào đáp ứng được nhu cầu trên, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Để khắc phục những vướng mắc đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Luật sư đã chỉ ra một số nội dung cần đặc biệt chú trọng như: (i) Hoàn thiện khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động; (ii) Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin pháp luật cho doanh nghiệp; (iii) Thiết lập kênh thông tin và đảm bảo sự phối hợp thường xuyên giữa doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địa phương; (iv) Xây dựng mạng lưới các tổ chức tư vấn hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các địa phương, đặc biệt những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; (v)Mở rộng các hình thức hỗ trợ pháp lý và triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý một cách chất lượng, hiệu quả, có trọng tâm và trọng điểm; (vi) Tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; (vii) Xây dựng nguồn ngân sách riêng cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Bế mạc hội nghị, đ/c Cao Đăng Vinh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình HTPLLN (Bộ Tư pháp) cho rằng: Đây là những điểm mới hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác HTPL cho DN. Qua Hội nghị, đại biểu, chuyên gia khách mời đã thảo luận và tập trung đóng góp ý kiến vào các tham luận được trình bày; nêu ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và đề xuất cụ thể phương hướng, giải pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý. Bộ Tư pháp ghi nhận các ý kiến góp ý và đề xuất đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu và phối hợp với các đơn vị có liên quan nhằm điều chỉnh một số quy định để vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo vừa hạn chế các rủi ro và bảo vệ lợi ích chung của xã hội.