Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Bộ, ngành Tư pháp có nêu rõ về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

27/08/2020
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; hướng dẫn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 4778/BKHĐT-TH ngày 24 tháng 7 năm 2020 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, ngày 21 tháng 8 năm 2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Báo cáo số 183/BC-BTP về việc đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Bộ, ngành Tư pháp. Liên quan đến công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong Báo cáo nêu rõ kết quả thực hiện và phương hướng nhiệm vụ như sau:

1. Về kết quả thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Tại điểm b khoản 2.3 điểm 2 Mục II Phần thứ nhất Báo cáo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
“b) Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ngày càng được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm triển khai, nhất là đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ở các địa bàn khó khăn[1], qua đó tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; tạo lập các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; phòng chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp”.
2. Về phương hướng nhiệm vụ
Tại khoản 2.3 điểm 2 Mục II Phần thứ hai Báo cáo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nêu rõ:
“2.3. Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
- Tiếp tục triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, Tập trung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp chịu tác động nặng nề của dịch Covid - 19.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, định hướng đến năm 2021 và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Triển khai kịp thời, hiệu quả Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 - Tăng cường cơ chế phối hợp công tác giữa các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tham gia thực hiện hoạt động để xây dựng cơ chế đồng bộ cho doanh nghiệp trên cả nước, trong đó, chú trọng các doanh nghiệp hoạt động tại các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn“.
Trên đây là những nội dung về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được đề cập đến trong Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Bộ, ngành Tư pháp thể hiện sự quan tâm của Bộ, ngành Tư pháp về công tác này trong thời gian qua và định hướng các hoạt động trong thời gian tới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, giúp ngành Tư pháp gần với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hơn và phát huy tiếng nói của pháp luật đối với doanh nghiệp.
                                                                                                                                                                                                                        Trần Minh Sơn
 
 

 
[1] Từ ngày 01/02/2020 đến ngày 31/7/2020, Bộ Tư pháp, đã triển khai ký và thực hiện hơn 60 hợp đồng với các cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tổ chức xây dựng 18 clip bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp; phối hợp xây dựng, phát sóng 19 số chuyên đề “Kinh doanh và pháp luật” trên Đài truyền hình Việt Nam, 95 số trên Đài tiếng nói Việt Nam, tập trung vào các chuyên đề pháp luật mới, pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp…

File đính kèm:

Xem thêm »