Ngày 24/6/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với mục đích quy định chi tiết hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời để khắc phục các vướng mắc, bất cập của một số quy định trong Nghị định số 66/2008/NĐ-CP. Nghị định số 55/2019/NĐ-CP góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa hoạt động hỗ trợ pháp lý này đi vào thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo thuộc vùng Đông Bắc của đất nước có điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng, có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Dân số Quảng Ninh trên 1,3 triệu người, với 22 dân tộc; 13 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 04 thành phố, 02 thị xã và 07 huyện; tỷ lệ đô thị hóa 65%); có 177 xã, phường, thị trấn. Đến tháng 5/2022: tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 17.593 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc đăng ký hoạt động. Trong đó, số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98%.
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, có đường biên giới dài 70 km chung với nước bạn Cam Pu Chia, có diện tích tự nhiên 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2020 đạt trên 1.8 triệu người, với hơn 45 dân tộc anh em cùng sinh sống; tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện, trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã (152 xã, 20 phường và 12 thị trấn), được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của cả vùng Tây Nguyên. Ngoài vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk còn có vị trí vô cùng quan trọng về quốc phòng, an ninh không những đối với vùng Tây Nguyên mà còn với cả nước.
Bộ luật hình sự năm 2015 (Điều 341) quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là là hành vi làm ra con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức giống với con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thật của cơ quan, tổ chức đó hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã hình thành xu thế phát triển mới trong nhiều lĩnh vực, trong đó có xu hướng chuyển đổi số trong xây dựng Chính phủ số từ nền tảng Chính phủ điện tử. Xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Việt Nam là một nước theo hệ thống pháp luật thành văn và do vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam được tạo lập bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến địa phương.
Theo Hiến pháp Việt Nam và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật Việt Nam gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền (ở cấp trung ương và địa phương), trong phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Vừa qua có tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu xe vừa chở hàng, vừa chở người rồi khai báo thành các xe chở chứng từ có giá để lách thuế, tuồn ra thị trường sử dụng như một xe chở người gây thất thu thuế cho nhà nước , gây bất công cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước về các dòng xe này, làm tăng giá hàng sản xuất trong nước, đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ sản xuất trong nước. Để xảy ra tình trạng trên, có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính và chủ yếu vẫn là nguyên nhân mâu thuẫn, vướng mắc trong quy định pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt về xe ô tô nói chung và xe ô tô chở tiền nói riêng. Cụ thể các vướng mắc, vướng mắc như sau:
Để văn hóa trở thành nguồn lực cho sự phát triển đất nước, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới”. Đây là định hướng quan trọng để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa phát triển trong giai đoạn hiện nay.