Tiêu đề: Quản lý và thu thuế đối với hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội đặc biệt là facebook
Quản lý và thu thuế đối với hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội đặc biệt là facebook là vấn đề mới, không chỉ với Việt Nam mà với nhiều nước trên thế giới, Tổng cục Thuế đang có đề án trình Bộ Tài chính hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý thuế đối với đối tượng này. Tuy đang tiếp cận, nghiên cứu, chưa có chính sách cụ thể nhưng theo Tổng Cục thuế, việc thu thuế kinh doanh qua Facebook là có cở sở, bởi hiện nay quy định chỉ rõ, các cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm trở lên đều phải nộp thuế dù là thuê mặt bằng hay kinh doanh qua mạng xã hội. Vậy, đâu là những vấn đề trọng tâm cần lưu ý để có thể kiểm soát chặt hơn hoạt động kinh doanh bán hàng qua mạng xã hội? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay sẽ có cuộc trao đổi với TS. Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế để giúp quý vị và các bạn cùng hiểu rõ.
Phóng viên: Thưa Ông, được biết, hiện nay, Tổng cục Thuế đang trình Bộ Tài chính xin ý kiến các bộ, ngành để sửa đổi, bổ sung quy định nếu kinh doanh qua mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng phải đăng ký. Liệu đây có phải là biện pháp khả thi, theo Ông?
TS. Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế:
Xét về góc độ quản lý, đây có thể nói đây là biện pháp có thể khả thi khi chúng ta tiếp cận vấn đề chúng ta đã có kinh nghiệm thực tế liên quan đến việc thu thuế, quản lý thuế đối với cả các hộ gia đình kinh doanh và chúng ta hoàn toàn có thể áp các quy định hiện hành như vậy căn cứ vào Luật Quản lý thuế và các văn bản liên quan.
Việc chúng ta phải làm dài hơi hơn, thế nhưng, nếu chúng ta không bắt đầu thì cũng sẽ không hoàn thành được, đó là chúng ta phải sử dụng công nghệ để quản lý công nghệ, và để sử dụng công nghệ để quản lý công nghệ với công nghệ ngày càng phát triển như vậy thì các cơ quan quản lý mà trước hết là cơ quan thuế phải phát triển khả năng công nghệ của họ.
Phóng viên: Vậy, để kiểm soát chặt hơn hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội, theo Ông, đâu là những vấn đề cần lưu ý?
TS. Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế:
Thứ nhất, chế độ hóa đơn chứng từ của chúng ta rất kém, khi so sánh hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, nhất là các nước đã phát triển thì sự khác biệt cơ bản nhất là mỗi khi họ mua một hàng hóa, dịch vụ, bao giờ cũng kèm theo một hóa đơn, chứng từ, có thể là chứng từ giấy hoặc hiện nay, khi sự phát triển công nghệ thông tin ngày càng cao thì đó là chứng từ điện tử, ví dụ như uber, grab chúng ta đang bàn hiện nay. Như vậy, trong tất cả các giao dịch, cái đầu tiên chúng ta có thể kiểm soát được đó chính là hợp đồng hay nói cách khác, đó chính là hóa đơn chứng từ cho hoạt động mua bán đó.
Thứ hai, đó là vấn đề về thanh toán. Rõ ràng, trong xu thể sử dụng nhiều tiền mặt như chúng ta hiện nay, thì việc kiểm soát dòng tiền, kiểm soát hoạt động thanh toán cho một giao dịch thật sự nào đó đã diễn ra về thương mại sẽ rất khó khăn. Thay vì đó, chúng ta giảm bớt thanh toán bằng tiền mặt mà qua hệ thống không dùng tiền mặt chẳng hạn, thì rõ ràng, chúng ta phải có một công cụ để có thể kiểm soát được giao dịch đó đã được thực hiện hay chưa?
Thứ ba, khi bàn về giao dịch, mua bán trên nền tảng mạng và mạng xã hội thì tại sao chúng ta không sử dụng nền tảng công nghệ để làm việc, quản lý hoạt động dựa vào công nghệ. Mỗi một giao dịch, dù bằng cách này hay cách khác đều để lại dấu vết trên nền tảng mạng và chúng ta có thể kiểm soát được việc đó. Thông qua đó, chúng ta có thể kiểm soát thuế.
Thứ tư, thỏa thuận giao dịch trên mạng là giữa hai cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức, tùy vào giao dịch có thể xảy ra, nếu kiểm soát bằng công nghệ thì chúng ta có thể kiểm soát được nhưng vẫn không dễ dàng khi với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ giao dịch kiểu như vậy. Tuy nhiên, ở đây, nó gắn với một hoạt động, đó là hàng hóa đó nó không chui qua mạng mà phải có người vận chuyển. Vậy, tại sao chúng ta không kiểm soát cả người vận chuyển? Và người tham gia hoạt động thanh toán cũng có thể kiểm soát được hoạt động thanh toán đó;
Thứ năm, đó là vai trò của người tiêu dùng. Giám sát, phản ánh, khiếu nại…