Tiêu đề: Chống hàng giả nhiệm vụ không của riêng ai

09/10/2017

Chống hàng giả là một công tác vô cùng quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam, khi càng ngày càng có nhiều mặt hàng, sản phẩm, thương hiệu bị làm giả, sao chép nhãn hiệu. Hiện ở Việt Nam, có những giải pháp chống hàng giả nào, liệu cách chống hàng giả này có hiệu quả hay không? Để tìm lời giải đáp chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Ông Lê Thế Bảo – Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam. Mời quý vị và các bạn theo dõi ngay sau đây.

Phóng viên: Thưa Ông, nhiều chuyên gia cho rằng, công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ đạt hiệu quả cao khi có sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp. Còn quan điểm của Ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Lê Thế Bảo: Trong các chỉ đạo của Nhà nước, có văn bản chỉ đạo rất rõ, vai trò của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thực ra trong cuộc đấu tranh này, không có đóng góp của doanh nghiệp, thì thành công của công cuộc này rất hạn chế. Đối với lực lượng thực thi cũng phải nói một điều, đặc biệt là công an hay quản lý thị trường, hay Hải quan phải chứng minh cho các doanh nghiệp biết đươc rằng khi doanh nghiệp mà sản phẩm của họ bị làm giả, làm nhái thì chúng tôi đã xử lý triệt để và xử lý có hiệu quả. Bởi tụi làm hàng giả sẵn sàng bỏ tiền ra mua tất cả. Và nếu chúng ta không xử lý được vấn đề mà tạo lòng tin cho doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cũng sẽ không sát cánh với lực lượng thực thi. Tức là phải chứng minh được 2 bên cùng có lợi  và hợp tác có hiệu quả thì công cuộc chống hàng giả hàng nhái mới thành công.
Phóng viên: Hiện nay, tem chống hàng giả hiện được nhiều doanh nghiệp chọn lựa để bào vệ thương hiệu và chống lại nạn bị làm giả, làm nhái sản phẩm của mình. Đây có phải là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả, hàng nhái cũng như bảo vệ doanh nghiệp, người tiêu dùng không, thưa Ông?
Ông Lê Thế Bảo: Tem chống hàng giả có cách đây từ năm 2000, khi Nhà nước có chủ trường dán tem 17 mặt hàng, và phải nói là dán tem 17 mặt hàng đấy rất hiệu quả. Nhà nước lúc đấy, Bộ tài Chính giao cho bộ công an để in tem để các doanh nghiệp dán. Và thấy rất hiệu quả. Nhưng trong cuộc chống hàng giả hàng nhái hiện nay, 10 năm trở lại đây thì trên thị trường xuất hiện nhiều loại tem. Có nhiều doanh nghiệp hỏi chúng tôi là tại sao trên thị trường lại có tem ghi BCA, mà rõ ràng Bộ công an ko làm tem đó, nhưng Bộ công an có máy móc thiết bị để làm ra cái tem như vậy. Hai cái này khác nhau. Doanh nghiệp đến đặt tem và có chữ BCA, cho người ta cứ nghĩ là của bộ công an nên gây nhầm lẫn. Tôi không phủ nhận tác dụng của việc dán tem để chống hàng giả, nhưng cái này đang kiến nghị với Nhà nước, nên có sự chỉ đạo quản lý về mặt Nhà nước như thế nào để sản xuất những tem đó ra thị trường.
Phóng viên: Như Ông vừa chia sẻ, thì người tiêu dùng chưa thể tin vào chất lượng của những hàng hóa mà có dán những loại tem này đúng không thưa ông?
Như Ông vừa chia sẻ, thì người tiêu dùng chưa thể tin vào chất lượng của những hàng hóa mà có dán những loại tem này đúng không thưa ông?
Ông Lê Thế Bảo: Tem này chỉ để chứng minh, doanh nghiệp họ nhìn vào sản phẩm đó , họ biết là sản phẩm của mình hay của người khác. Nếu tem đó phải được Nhà nước công nhận, hay tổ chức nào đó được Nhà nước giao thì lực lượng thực thi mới công nhận. Còn đây chỉ là thỏa thuận giữu doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, để đánh dấu việc sản phẩm nào không có tem đó thì là hàng giả.
Quý bạn đọc có thể trực tiếp theo dõi Bản tin "Kinh doanh và pháp luật" được phát sóng trên kênh VOV2 và VTV2 qua đường link: www.kinhdoanhvaphapluat.com