Tiêu đề: Giải pháp để tháo gỡ bất cập này nhằm khuyến khích hộ kinh doanh chuyển mô hình hoạt động lên doanh nghiệp theo Nghị quyết 35/NQ-CP

18/10/2017

Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm hoàn thành mục tiêu trên là tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này đã và đang gặp không ít khó khăn, thách thức xuất phát từ cơ chế, chính sách hỗ trợ liên quan đến thủ tục hành chính, thuế, quản trị doanh nghiệp cần hoàn thiện... Đặc biệt là còn nhiều bất cập trong cách tính thuế giữa các mô hình kinh doanh, tạo nên sự bất bình đẳng. Vậy những bất cập này là gì? Và giải pháp nào để tháo gỡ bất cập này nhằm khuyến khích hộ kinh doanh chuyển mô hình hoạt động lên doanh nghiệp? Chương trình kinh doanh pháp luật hôm nay đã có cuộc trao đổi với Ông Đinh Trọng Thắng, Trưởng Ban Chính sách đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, CIEM.

Theo ông Thắng, Khối doanh nghiệp tư nhân và Hộ kinh doanh các thể đóng góp 31%GDP lớn hơn cả khối doanh nghiệp Nhà nước và khối doanh nghiệp FDI,hơn cả khối doanh nghiệp. KHông chỉ đóng góp vào GDP họ còn tạo công ăn việc làm, trong khi nhiều hỗ trợ vị hạn chế như không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Như vậy xét về hiệu quả từ nhiều khía cạnh thì rõ rang những đóng góp của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh dang rất tốt. Những chính sách quản lý áp dụng đối với hộ như thuế đơn giản, theo tính toán của chúng tôi thì chi phí của hộ kinh doanh trong tỷ lệ thuế/doanh thu cũng không thấp hơn so với doanh nghiệp, và như vậy chính sách đối với hộ kinh doanh cũng đang tích cực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Bất cập lớn nhất là chúng ta chưa tạo ra được môi trường minh bạch, bình đẳng, dễ tiên liệu đối với hộ kinh doanh, các hộ kinh doanh sẽ gặp khó khăn với điều kiện kinh doanh của mình, nên tạo ra những dư địa để gây nhũng nhiều thậm chí là tham nhũng, cũng như tạo dư địa gây thất thoát thuế của Nhà nước. Thì đấy là những bất cập trong công tác quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể.

Theo ông,  cần có những giải pháp để quản lý thuế đối với những hộ kinh doanh cá thể, tránh thất thoát nguồn thu cho ngân sách Nhà nước như tăng cường tính minh bạch. Như hiện nay chúng ta đã công bố công khai để cho các hộ kinh doanh giám sát lẫn nhau. Cách thứ 2 là theo tôi chúng ta phải quản lý theo rủi ro. Tức là chúng ta phải xác định, chỗ nào là rủi ro trốn thuế nhiều nhất thì chúng ta phải tập chung vào những hộ kinh doanh lớn, quy mô và doanh thu lớn để xác định đó là trọng tâm, trọng điểm.
Đầu tiên chúng ta phải cải cách mạnh hơn nữa môi trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp. Theo điều tra của chúng tôi, thì 15% doanh nghiệp tại Việt nam hiện nay, trong mẫu điều tra của chúng tôi cũng có nguồn gốc tư hộ kinh doanh. Nên theo tôi chúng tôi phải nghiên cứu sâu hơn để có cơ sở đưa ra các hành vi một cách  chính xác,cho chuẩn xác. Bởi các hành vi liên quan đến khu vực kinh tế rất lớn, rất quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người. Vì vậy trước mắt để khuyến khích hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp thì giải pháp trước mắt là tuyên tryền, thứ hai chúng ta phải tập trung vào nhóm hộ kinh doanh lớn để xem họ vướng mắc ở đâu khi trở thành doanh nghiệp. Và nếu họ chưa chuyển lên doanh nghiệp. có lẽ chúng ta nên thay đổi chính sách thuế, để hộ kinh doanh lớn không thể áp dụng theo mức thuế khoán nữa/./
Quý bạn đọc có thể trực tiếp theo dõi Bản tin "Kinh doanh và pháp luật" được phát sóng trên kênh VOV2 và VTV2 qua đường link: www.kinhdoanhvaphapluat.com