Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đề xuất sửa đổi, thay thế Nghị định 66/2008/NĐ-CP

06/10/2017

Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới trên 97% tổng số các doanh nghiệp. Quy mô nhỏ và vừa, năng lực quản trị, năng lực sản xuất, năng lực pháp lý thấp, đồng nghĩa với đó là năng lực cạnh tranh thấp. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV, không thể thiếu việc nâng cao năng lực pháp lý. Đối với các doanh nghiệp lớn, vấn đề pháp lý đã quan trọng, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề này lại càng quan trọng. Vậy, năng lực pháp lý và nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các DNNVV hiện nay như thế nào? Hiện nay cả nước có gần 630 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động. Khảo sát cho thấy, nhu cầu về hỗ trợ pháp lý ngày càng cao, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng buộc các doanh nghiệp Việt phải nâng cao năng lực pháp lý. Vậy, trong bối cảnh này, việc hỗ trợ pháp lý có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Đâu là những khó khăn, hạn chế của công tác hỗ trợ pháp lý trong thời gian vừa qua? Xung quanh vấn đề này, phóng viên Chương trình Kinh doanh và Pháp luật có cuộc trao đổi với Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ nguồn nhân lực – Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, PGS. TS Dương Đăng Huệ - Giám đốc Trung tâm Thông tin, tư vấn pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Bộ Tư pháp, Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Nam Định để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Phóng viên hỏi: Thưa Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, đối với các doanh nghiệp lớn, vấn đề pháp lý đã quan trọng, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề này lại càng quan trọng. Vậy, dưới góc độ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bà đánh giá như thế nào về nhu cầu hỗ trợ pháp lý của khối doanh nghiệp này?
Trả lời: Về nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật: Đối với các DNNVV, việc nắm bắt kịp thời những thông tin, thực hiện đúng những quy định của pháp luật là hết sức cần thiết và tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, chiến lược phát triển và nhu cầu của chủ sở hữu, người quản lý hoặc các thành viên sáng lập Công ty mà nhu cầu tiếp cận về pháp luật có mức độ khác nhau. Việc tiếp cận văn bản pháp luật, am hiểu và thực thi theo đúng pháp luật của DN tác động rất lớn đến chiến lược phát triển, giúp phòng, tránh rủi ro trong kinh doanh.
- Về Nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh: Hiện nay đa phần hoạt động liên quan đến thủ tục hành chính, xin giấy phép, quan hệ với cơ quan QLNN do do chính DN thực hiện, ít khi DN sử dụng các DN sử dụng dịch vụ luật sư, phần lớn tự tìm kiếm thông tin trên mạng internet hoặc trên báo chí và khó sàng lọc thông tin, dẫn đến việc có những quyết định mang nhiều tính tâm lý, chủ quan nên rủi ro cao.
- Về nhu cầu được giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp:Trong quá trình kinh doanh, DN phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính, từ thành lập đến tiếp xúc với các cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành như ATTP, PCCC, bảo vệ môi trường…. Từ đó, giải đáp pháp luật là nhu cầu phát sinh từ những người thực hiện luật dù ở vị trí chủ động (công chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước) hay bị động (DN kinh doanh). Do đó, xét về mặt lý thuyết nhu cầu được công chức nhà nước hướng dẫn, giải đáp pháp luật là nhu cầu tất yếu.
- Về nhu cầu tư vấn pháp luật. Trong quá trình hoạt động DN cũng luôn gặp phải những tranh chấp, rủi ro pháp lý phát sinh, hoặc những sự kiện pháp lý mà DN không tự giải quyết được hoặc không đủ thời gian đi thực hiện, từ đó phát sinh nhu cầu tư vấn pháp luật từ và ủy quyền thực hiện các dịch vụ pháp lý, thủ tục hành chính cũng phát sinh.
Phóng viên hỏi: Vậy, để hỗ trợ đúng và trúng nhu cầu pháp lý của doanh nghiệp, giải pháp đặt ra ở đây là gì, thưa Bà?
Trả lời: Để thực hiện được, chúng ta cần hướng tới các giải các giải pháp sau.
1. Về thể chế: Cần cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng về hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân thành các văn bản pháp luật của Nhà nước, trước mắt cần có hướng dẫn thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời kiến nghị  Chính phủ sửa đổi Nghị định 66/2008/NĐ ngày 28/5/2008 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tiễn trong điều kiện mới.
2. Về Quản lý nhà nước: Tăng cường đội ngũ cán bộ pháp chế thuộc các Sở ngành địa phương để đảm bảo cho công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, thống nhất việc thống kê số liệu báo cáo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp về Sở Tư pháp để thống nhất đầu mối quản lý nhà nước, đồng thời đổi mới phương thức lập đề án, lập kế hoạch giao kinh phí và quyết toán kinh phí thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa thủ tục. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm kiểm tra hướng dẫn các tổ chức đại diện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ và đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Đổi mới các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
Trong điều kiện hoàn cảnh mới, cần xác định các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có trọng tâm, trong điểm, đúng đối tượng, đúng nhu cầu.Trong thời gian tới, cần tập trung chính vào một số hoạt động sau:
- Nâng cao năng lực của tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, Xây dựng chương trình bồi dưỡng, kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ các cấp Hội doanh nghiệp, tạo cho đội ngũ này có một trình độ chuyên môn sâu về công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp.
- Xây dựng lại định mức kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp cho phù hợp với thời giá thị trường; khuyến khích việc thúc đẩy hợp tác và lồng ghép giữa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với các hoạt đông của các chương trình mục tiêu khác và thu hút gắn kết với các chương trình dự án của các tổ chức quốc tế với hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Thúc đẩy việc hình thành mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa phương 
Phóng viên hỏi: Thưa Ông Dương Đăng Huệ, là người tham gia vào hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Ông đánh giá như thế nào về vai trò, ý nghĩa của hoạt động này đối với cộng đồng doanh nghiệp?
Trả lời: Khẳng định vai trò quan trọng của công tác hỗ trợ pháp lý, so sánh với các quốc gia phát triển…;
- Đánh giá điểm tích cực của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tuy nhiên, bên cạnh đó, còn nhiều hạn chế…
Phóng viên hỏi: Vậy, như Ông vừa chia sẻ, quá trình hỗ trợ pháp lý còn gặp phải không ít khó khăn, hạn chế. Vậy, cụ thể những khó khăn, hạn chế này là gì, thưa Ông?
Trả lời: Có 4 hạn chế:
- Thứ nhất, tản mạn, chắp vá, không có tính hệ thống
- Thứ hai, công tác hỗ trợ pháp lý bị chúng ta thực hiện một cách bị động
- Thứ ba, chất lượng chưa cao. Nhiều hình thức, nhiều hoạt động nhưng hiệu quả chưa được phát huy. Lý giải nguyên nhân
- Thứ tư, sự phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan, tổ chức kém. Ví dụ, hiện nay, điểm yếu nhất trong cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các tổ chức, cơ quan có chức năng thực hiện việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Hậu quả là đã xảy ra tình trạng trùng lặp trong các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Ví dụ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa là hai tổ chức lớn nhất đại diện cho doanh nghiệp ở nước ta nhưng sự phối hợp hoạt động nói chung và hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói riêng trong thời gian qua là chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao tính hiệu quả, khắc phục tình trạng trùng lặp trong các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cần phải khắc phục tình trạng biệt lập, không có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp. Để công tác hỗ trợ pháp lý có thể triển khai hiệu quả thì cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương cho đến địa phương cũng như với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp cần phải được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới…
Phóng viên hỏi: Thưa Ông, qua gần 10 năm thực hiện, Nghị định 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Vậy, đâu là những hạn chế, bất cập nổi bật, thưa Ông?
- Lý giải việc chất lượng không cao của NĐ 66 khi ra đời trong bối cảnh cách đây 10 năm…
- Bất cập của NĐ 66, ví dụ như, chưa có định nghĩa cụ thể về công tác hỗ trợ pháp lý, phân biệt hỗ trợ pháp lý với các loại hỗ trợ khác…vv
- Sắp tới chúng ta sẽ xây dựng một NĐ mới toàn diện, đồng bộ, khắc phục những hạn chế của NĐ 66…
Trả lời: Vậy, để khắc phục những bất cập, hạn chế này cũng như nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý, giải pháp đặt ra là gì, thưa Ông?
- Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, trước hết là hoàn thiện pháp luật. Ví dụ, khái niệm hỗ trợ pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, cơ quan, đơn vị thực hiện, mối quan hệ, sự phối hợp của các chủ thể này như thế nào, ở TW, địa phương như thế nào? Cơ chế hình thành một chương trình hỗ trợ như thế nào? Các hình thức hỗ trợ…Xây dựng, ban hành Nghị định hướng dẫn vấn đề hỗ trợ pháp lý
- Thứ hai, công tác thực thi…
- Thứ ba, công tác nhân sự…
Phóng viên hỏi: Thưa Ông Nguyễn Văn Lý, từ thực tiễn ở địa phương, Ông có thể cho biết thực trạng năng lực pháp lý và nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay?
Trả lời:
-  Về phía doanh nghiệp:
+ Thứ nhất, nhận thức về vai trò, ý nghĩa về pháp luật của nhiều chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế. Tình trạng doanh nghiệp không chú ý tới việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật. Nhiều doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng tư vấn pháp luật để áp dụng, thi hành và phòng, chống rủi ro trong kinh doanh.
+ Thứ hai, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc sử dụng tư vấn pháp luật; hoạt động hỗ trợ của các hiệp hội doanh nghiệp về vấn đề này cũng còn chưa hiệu quả. Thực tế này vì đại đa số các doanh nghiệp hiện nay là nhỏ và vừa, tiềm lực tài chính eo hẹp.
+ Thứ ba, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thông tin pháp luật. Điều này đã ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người quản lý doanh nghiệp về hệ thống pháp luật kinh doanh.
- Về phía Nhà nước:
+ Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật nhiều, chồng chéo, mâu thuẫn, nhiều khi khó thực hiện
+ Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự quan tâm đến việc phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là tại các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều gặp khó khăn trong tiếp cận với pháp luật.
+ Thứ ba, nhiều thắc mắc của doanh nghiệp về các quy định của pháp luật chưa được các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm giải đáp kịp thời, do đó cũng làm cho việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Phóng viên hỏi: Vậy, về phía địa phương đã triển khai những hoạt động gì để hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp, thưa Ông?
Trả lời:
Chúng tôi đã thực hiện các hoạt động sau ở địa phương:
- Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp
- Giải đáp pháp luật
- Hỗ trợ thông tin qua các kênh khác nhau…
- Tuy nhiên, cũng cần sự chủ động từ phía doanh nghiệp.