Tiêu đề: Vấn đề pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp hiện nay

14/09/2017

Ở các nước phát triển, sở hữu trí tuệ được đánh giá là một loại tài sản quan trọng, có giá trị nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Nhiều công ty, doanh nghiệp trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng nhờ khai thác hiệu quả quyền SHTT phải kể đến như: Coca Cola, Microsoft, IBM…với giá trị thương hiệu- tài sản SHTT lên tới hàng chục tỷ Đô la Mỹ. Vậy, lợi thế mà các doanh nghiệp có được khi độc quyền sở hữu đối với một tài sản trí tuệ là gì? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” ngày 07/8/2017 đã có cuộc trao đổi với Bà Nguyễn Thu Anh - Ủy ban Thường vụ Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam để giúp quý khán giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Theo Bà Thu Anh, Khi DN có Nhãn hiệu, sáng chế, KDCN... áp dụng cho sản phẩm và được bảo hộ, thì các đối tượng SHTT này sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp, và mang lại cho DN rất nhiều lợi thế, cụ thể là:
Lợi thế phát triển sản phẩm: SHTT nâng cao niềm tin, sự tự tin và lòng trung thành với người tiêu dùng mà DN đang tiếp thị. SHTT cung cấp hình ảnh, danh tiếng và sự nhận diện khác biệt cho DN, nhờ đó khách hàng có thể nhận diện được phân biệt, trong nháy mắt, giữa Sản phẩm hoặc dịch vụ của DN bạn và những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh của bạn và liên tưởng sản phẩm và dịch vụ của DN bạn với những phẩm chất mong muốn nhất định.
Lợi thế cạnh tranh: quyền về SHTT là quyền độc quyền, do đó khi nắm giữ độc quyền về nhãn hiệu, kiểu dáng và sáng chế cho một sản phẩm thì đương nhiên các đối thủ cạnh tranh sẽ không được phép khai thác và sử dụng các nhãn hiệu, KDCN và sáng chế đó để sản xuất sản phẩm, vì thế DN duy trì được vị thế cạnh  tranh đối với SP đó trên thị trường .
SHTT là biện pháp phòng thủ của DN trước các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Khi doanh nghiệp tung một sản phẩm mới ra thị trường, các đối thủ đều dòm ngó và tìm kiếm những yếu tố để có thể loại bỏ sản phẩm đó khỏi thị trường, một trong những chiến lược cạnh tranh của đối thủ là tìm xem sản phẩm mới của DN có vi phạm quyền SHTT của họ không? Do đó, nếu sản phẩm mới của DN được bảo hộ quyền SHTT thì đó cũng là một biện pháp phòng thủ hữu hiệu cho DN.
Nâng cao giá trị doanh nghiệp: Quyền SHTT khi được bảo hộ sẽ trở thành tài sản và vì thế SHTT cũng có thể chuyển giao, chuyển nhượng. Các doanh nghiệp đang sở hữu những nhãn hiệu có danh tiếng, bên cạnh việc tự khai thác độc quyền sử dụng quyền SHTT để sản xuất và kinh doanh sản phẩm, DN còn  có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua việc nhượng quyền kinh doanh, ví dụ: "Kentucky Fried Chicken", Nhãn hiệu "Trung Nguyên", "Phở 24" ; chuyển giao công nghệ chứa đụng sáng chế, KDCN cho sản phẩm. Quyền SHTT  làm tăng giá trị DN một cách đáng kể khi mua bán sát nhập doanh nghiệp; có thể nâng cao giá trị của DN trong mắt hoặc các nhà đầu tư và các tổ chức tài trợ...
Theo quan sát của Bà, Hiện nay, một số doanh nghiệp VN đã bắt đầu chú trọng đến việc bảo hộ tài sản tri tuệ, đặc biệt là bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và KDCN vì các đối tượng này được tạo ra cũng dễ đang hơn, thủ tục xác lập quyền cũng đơn giản hơn. Việc tạo ra sang chế cũng đã đòi hỏi sự đầu tư, nghiên cứu tốn kém hơn, và DN VN ít có điều kiện đầu tư cho việc nghiên cứu triển khai tạo ra SC, thủ tục bảo hộ sáng chế nhưng cũng phức tạp hơn, đòi hỏi DN phải có chuyên gia hiểu biết để có thể viết bản mô tả snags chế và YCBH cho đúng với quy định của pháp luật.
- DNVN cũng gặp nhiều khó khăn trong viêc bảo hộ tại nước ngoài, do chi phí luật sư nước ngoài rất cao, những DN vừa và nhỏ có thể không có đủ năng lực tài chính để đăng ký SHTT ra nước ngoài. Việc bảo hộ quyền SHTT mang tính lãnh thổ, đăng ký tại quốc gia nào thì có hiệu lực tại quốc gia đó, luật pháp mỗi quốc gia cũng khác nhau, các quy định về tiêu chí và điêu kiện bảo hộ khác nhau, mà DN thường không có người hiểu biết chuyên sâu để đảm bảo kịp thời đăng ký xác lập quyền. Hơn nữa chi phí và lệ phí đăng ký quyền SHTT ở nước noài là khá cao, đặc biệt là phí luật sư quốc tế, khoảng từ 500-700 USD/ 1 giò tư vấn về nhãn hiệu, và khoảng trên 1,000 USD / 01 giờ tư vấn về SC...
Quý bạn đọc có thể trực tiếp theo dõi Bản tin "Kinh doanh và pháp luật" được phát sóng trên kênh VOV2 và VTV2 qua đường link: www.kinhdoanhvaphapluat.com