Tiêu đề: Nỗ lực của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh

11/08/2017

Theo Báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh 2017 do Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam xếp hạng 82/190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 9 bậc so với năm 2016. Đây là mức cải thiện thứ hạng nhiều nhất kể từ năm 2008. Trong đó tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tăng ấn tượng, tăng 31 bậc, từ 56 lên 87; tiêu chí nộp thuế tăng 11 bậc lên 167; tiêu chí giao thương quốc tế cũng tăng tới 15 bậc lên thứ 93... Các chỉ số này cho thấy thành công trước nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành và bản thân mỗi doanh nghiệp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Để đánh giá về mức độ cải thiện về chất lượng môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia sau 3 năm thực hiện nghị quyết 19, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương

Phóng viên: Vâng thưa Ông, theo Ông những mục tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh sau 3 năm thực hiện nghị quyết 19 đã đạt được theo như kỳ vọng của doanh nghiệp hay chưa?
Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: Trước hết chúng ta thấy một cái rõ ràng nhất,là tất cả các bên đề có cam kết rất cao trong việc cải thiện chất lượng của môi trường kinh doanh, và nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện thông điệp là tạo ra một chính phủ kiến tạo. Nhưng theo tôi khoảng cách giữa kỳ vọng đặt ra, mong muốn của doanh nghiệp. Bằng chứng là nghị quyết 19 đã đặt ra, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa đạt.
Phóng viên: Vậy theo Ông do đâu mà chúng ta chưa hoàn thành mục tiêu của nghị quyết 19 đã đặt ra
Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương:
Khởi dậy niềm tin của doanh nghiệp là Chính Phủ có hành động nhất định. Nhưng từ sự tin tưởng đó, trở thành quyết định của doanh nghiệp theo tôi chưa có tác động nhiều. Chỉ nhìn một con số đơn giản, như năm vừa qua, con số thành lập mới tăng lên về quy mô lên 3 con số, lần đầu tiên trong lịch sử. Nhưng theo tôi, khoảng cách đó rất nhỏ, so với kỳ vọng, thậm chí như chúng tôi, con số đó phải tăng gấp đôi, gấp 3. Theo tôi Chính phủ và các bộ ngành cần  phảicó  nỗ lực lớn và rất quyết liệt.
Phóng viên: Năm nay  là năm thứ 4 chính phủ tiếp tục ban hành nghị quyết 19, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Vậy theo Ông những mục tiêu đặt ra có khả năng hoàn thành?
Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương:
Là người tham gia nhiều cuộc cải cách thì theo tôi nước ta đang ở vị trí đo lường ở vị trí năng lực môi trường kinh doanh đang ở vị trí rất thấp. Thì với kinh nghiệm của người cải cách thì tôi nghĩ nước ta có một dư địa rất lớn và rất dễ , có thể nói là rất dễ so với các nước khác. Nên chỉ tiêu đặt ra so với Asean 4 thì tôi nghĩ, nếu chúng ta quyết tâm thì rất dễ làm được. Còn giả sử môi trường kinh doanh của nước ta đang ở Top 10, mà ta muốn cải cách để đạt đến số 1 thì mới khó. Chứ hiện chúng ta đang ở mức trung bình thậm chí trên 100, có những chỉ số còn ở một trăm bao nhiêu thì lên mức trung bình thì theo tôi chúng tôi làm là chúng tôi hoàn toàn làm được. Tôi lấy ví dụ về chỉ số khởi sự kinh doanh, ở các nước đo lường khoảng 2 ngày, như vậy đạt mức tối đa. Nếu để rút xuống 1 ngày thì theo tôi không chỉ 1 năm mà phải vài năm. Nhưng nếu chỉ số đó của nước ta hiện đang là 24 ngày, thì theo tôi chỉ cần nỗ lực, và trong thời gian ngắn, chúng ta có thể rút xuống 10 ngày. Như vậy cách đấy hoàn toàn có thể làm được.
Phóng viên: Vâng thưa Ông,theo ông chúng ta cần phải làm gì để hoàn thành mục tiêu đặt ra về cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong Nghị quyết 19 năm 2017?
Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: Trong nghị quyết 19 mới này có đo lường chất lượng kinh doanh, trong đó có 10 chỉ số, tác động đến hoạt động kinh doanh. Các chỉ số đó đo lường được trên 2 tiêu chí. Một là tổng thời gian phải hoàn thành thủ tục với cơ quan nhà nước. Thứ 2 là chi phí thực tế bỏ ra để hoàn thành, ví dụ thủ tục xin một giấy phép nào đó. Mục tiêu nghị quyết 19 là giảm số thời gian đó, và giảm chi phí nếu có rất cụ thể. Theo tôi mảng thứ nhất hoàn toàn có thể đạt được, nếu như các bộ ngành, cơ quan nỗ lực. Đấy là việc thứ nhất. Việc thứ 2 là nghị quyết 19 lần này có bổ sung chỉ tiêu năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp, và được phân ra làm mấy nhóm. Tiêu chí về thể chế, tiêu chí về thị trường, tiêu chí về các nhóm. Nhưng phân lại dựa trên 3 giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh tốt là phải chuyển mô hình đang kinh doanh hiện nay dựa trên đơn thuần là yếu tố đầu vào. Ví dụ nặn đất sét để nung thành cái cốc cho dù bất kỳ với chi phi nào.Nhưng giai đoạn 2 anh phải nâng cao năng suất, hiệu quả, tức là anh bán cái cốc với chi phí thấp nhất chứ không phải làm ra cốc với bất kỳ giá nào. Giai đoạn thứ 3 mà nhiều nước hướng tới rồi, năng suất và hiệu quả vẫn chưa đủ, mà ông phải tìm ra một phương thức thực sự sáng tạo, mà đối thủ cạnh tranh khác không thể có được, thì khi đó anh mới có thể bán được sản phẩm. Thì chỉ số thứ 2, đòi hỏi các bên phải có chiến lược cải thiện trong một thời gian dài. Nhưng chỉ tiêu 1 thì theo tôi phải thực hiện hoàn thành trong năm 2017 theo đúng chỉ tiêu đề ra.
Phóng viên: Vậy theo Ông bản thân các doanh nghiệp cũng cần có những thay đổi như thế nào để có thể phát triển và hội nhập?
Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: Thứ nhất doanh nghiệp phải tích cực phản biện hơn nữa. Phản biện tích cực ở đây theo tôi kêu gọi doanh nghiệp là các phản biện này, đừng mang tính chất kêu gào như trước đây, mà phải có tính tổ chức hơn, có chiến lược hơn và có nghĩ phải tập hợp lại thông qua các hiệp hội. Doanh nghiệp phải thay đổi tư duy. Điều quan trọng nhà nước cải thiện môi trường kinh doanh điều đó đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường, làm gia tăng áp lực cạnh tranh, và gia tăng đối thủ cạnh tranh, khiến cho các doanh nghiệp phải suy nghĩ, phải thay đổi, phải có chiến lược và hướng đến hiệu quả. Tức là thay đổi về quản trik, chiến lược, cách thức sản xuất, thậm chí phải thay đổi khoa học về công nghệ.
Quý bạn đọc có thể trực tiếp theo dõi Bản tin "Kinh doanh và pháp luật" được phát sóng trên kênh VOV2 và VTV2 qua đường link: www.kinhdoanhvaphapluat.com