Tiêu đề: Thi hành án dân sự và những khó khăn vướng mắc liên quan đến doanh nghiệp

08/08/2017

Thưa quý vị và các bạn! Mặc dù có nhiều cải thiện đáng kể, thế nhưng hiện nay, thi hành án dân sự vẫn là một trong những điểm nghẽn, gây khó cho các doanh nghiệp khi quá trình này thường kéo dài, không triệt để. Vậy, điều gì đang cản trở tiến độ thi hành án đối với các vụ án dân sự kinh tế liên quan đến doanh nghiệp? Để tìm câu trả lời chúng tôi có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Văn Lạng – Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình, chuyên gia về thi hành án dân sự

Phóng viên: Thưa Ông, Theo Ông đâu  nguyên nhân công tác thi hành án dân dự chưa thực sự  như mong đợi của doanh nghiệp?
Ông Nguyễn Văn Lạng – Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình: Theo tôi là lỗi cả hệ thống chứ không chỉ là lỗi của riêng một lý do nào. Thứ nhất là pháp luật của ta chưa tạo ra một hành lang trong sạch để cho doanh nghiệp đi. Thứ 2 là các thủ tục về hành chính rườm rà khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ví dụ quy định về khởi kiện ra tòa khi có nợ rồi, tòa yêu cầu phải chứng minh đã đòi nợ rồi, đã chốt nợ rồi, và phải chứng minh nơi ở của đối tượng thi hành án...., khi đấy tòa mới thụ lý, thì để làm được việc này doanh nghiệp rất vất vả. Và khi được thi hành án có bản án rồi thì phải chứng minh được người thi hành án có tài sản, có tiền, rồi thủ tục này xác mình ra làm sao ? rồi các cơ quan có thẩm quyền có phối hợp hay không đó cũng là một vấn đề. Rồi đến thủ tục xử tại tòa cũng kéo quá dài, nhiều khi sơ thẩm, phúc thẩm rồi giám đốc thẩm, thậm chí phúc thẩm nhiều lần, thậm chí kéo dài trong cả thời gian dài đó mà Tòa không có biện pháp giữ lại tài sản của người thi hành án thì đến lúc thi hành án chắc chắn không thi hành an. Cứ nói các thi hành viên không tích cực xác mình, không tích cực đi tìm tài sản của người thi hành án đó chỉ là vấn đề nhỏ thôi. Vấn đề là có giữ được tài sản của người để thi hành hay không là vấn đề quan trọng. Một cái nữa là sự phối hợp giữa các cơ quan.mặc dù luật quy định rất chặt chẽ, nhưng sự phối hợp chưa tốt. Nên thủ tục hành chính cũng là cản trở của việc các bản án có được thi hành hay không. Một nội dung nữa là áp lực của các thành viên, quy định pháp luật là rất chặt chẽ, anh kê biên trong thời gian 5 ngày phải có hợp đồng với cơ quan thẩm định giá, hay ghi nhận thỏa thuận của 2 bên để định giá, từ đó mới có thể chuyển bán đấu giá. Nhưng cũng phải hiểu bình quân mỗi chấp hành viên cầm trong tay 300 hồ sơ, thậm chí là 800-900 hồ sơ như 1 chấp hành viên ở TP HCM, mà làm các thủ tục như thế cùng một lúc thì thử hỏi người ta phải làm thế nào, cho nên áp lực của các chấp hành viên là rất lớn. Đấy là nguyên nhân bức tranh thi hành án hiện nay không mấy vui vẻ đối với doanh nghiệp.
Phóng viên: Thưa Ông, theo ông cần có giải pháp gì để cơ quan thi hành án làm tốt công việc của mình trong các vụ án dân sự kinh tế?
Ông Nguyễn Văn Lạng – Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình:
Tôi thấy riêng việc thi hành án đối với các vụ án dân sự, thương mại có lẽ cần có cơ chế mạnh mẽ hơn, để giúp việc thi hành án nhanh hơn, tốt hơn. Đừng phải có trình tự máy móc nặng nề, nên chăng tòa án mở rộng phạm vi của tòa án trong việc tạm giữ tài sản, ngừng việc chuyển đổi tài sản đi. Để đến lúc thi hành án còn điều kiện để thi hành án, để các cơ quan thi hành án có thể làm được.
Câu hỏi 2: Trong thời gian qua, chế định thừa phát lại với sự xuất hiện của nhiều các Văn phòng Thừa phát lại trên cả nước góp phần không nhỏ vào quá trình đẩy nhanh tiến độ thi hành án. Theo Ông, đây phải chăng cũng là một giải pháp tốt?
Trả lời:  Tháng 11/2015 Quốc hội đã ra nghị quyết 107 chính thức cho thực hiện chế định thừa phát lại trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay có 53 văn phòng thừa phát lại trên 13 tỉnh thành phố đã hoạt động. Tuy thời gian chưa nhiều nhưng các vp thừa phát lại đã rất tích cực, riêng trong thi hành án thì các Vp thừa phát lại đã thực hiện trên 500 vụ việc, thu về gần 100 tỷ cho khách hàng. Đó là nỗ lực lớn, nhưng cái chính là khẳng định là những việc này Nhà nước làm được, thì người dân bên ngoài vẫn làm được nếu cho người ta một cơ chế.
Phóng viên: Vậy để văn phòng Thừa phát lại có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình thì cần có cơ chế đặc biệt gì không thưa Ông?
Ông Nguyễn Văn Lạng – Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình: Vấn đề thi hành án phối hợp với các cơ quan khác như thế nào, ví dụ như với ngân hàng, hay cơ quan quản lý đất đai, .. phải có quy định chặt chẽ hơn để buộc các cơ quan phải thực hiện tốt hơn, có như thế mới tạo điều kiện cho chấp hành viên thực hiện thi hành án tốt hơn. Còn về lâu dài, về thừa phát lại tôi rất mong muốn Nhà nước sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật tốt để cho thừa phát lại hoạt động , mà theo nghị quyết của Quốc hội là sớm ban hành Luật thừa phát lại, có như thế thừa phát lại mới phát huy được  thế mạnh của mình, từ đó nhà nước thấy được khả năng của thừa phát lại, từ đấy mới dần dần xã hội hóa hoạt động tư pháp như nghị quyết 49, cải cách tư pháp đến năm 2020.
Quý bạn đọc có thể trực tiếp theo dõi Bản tin "Kinh doanh và pháp luật" được phát sóng trên kênh VOV2 và VTV2 qua đường link: www.kinhdoanhvaphapluat.com