Tiêu đề: Các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bảo đảm và hỗ trợ đầu tư; hồ sơ, trình tự và thủ tục đầu tư; ưu tư đầu tư; triển khai dự án đầu tư; đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài
Điều 6 Luật đầu tư năm 2014 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó, số ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh chỉ còn lại 6, so với 51 ngành nghề thuộc diện cấm trước đây:
1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh:
Điều 6 Luật đầu tư năm 2014 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó, số ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh chỉ còn lại 6, so với 51 ngành nghề thuộc diện cấm trước đây:
- Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
Điều 7 Luật đầu tư năm 2014 quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo đó Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được thu hẹp từ 272 xuống còn 267, sau khi một số ngành, nghề trùng lắp nhau được gộp lại hoặc bổ sung.
2. Bảo đảm đầu tư.
* Những quy định về bảo đảm đầu tư theo Luật Đầu tư hiện hành được các nhà đầu tư đánh giá về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như các cam kết quốc tế về đầu tư của Việt Nam tại thời điểm ban hành Luật Đầu tư. Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện chính sách bảo đảm đầu tư phù hợp với cam kết quốc tế về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã thỏa thuận trong thời gian qua, Bên cạnh những biện pháp bảo hộ cơ bản như Bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư (Điều 9), Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài (Điều 11), Bảo đảm giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh (Điều 14), Luật Đầu tư đã quy định một số nội mới cụ thể như sau:
– Bổ sung cam kết của nhà nước trong việc đối xử không phân biệt giữa các nhà đầu tư nước ngoài (nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) phù hợp với điều kiện và lộ trình quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Khoản 1 Điều 10). Quy định này nhằm cụ thể hóa cam kết của Việt Nam về đối xử tối huệ quốc theo các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư.
– Bổ sung nguyên tắc không hồi tố về điều kiện đầu tư trong trường hợp pháp luật, chính sách thay đổi làm ảnh hưởng bất lợi đến điều kiện đầu tư đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Khoản 1 Điều 13). Việc bổ sung quy định này nhằm bảo đảm để Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết trong WTO về việc không hồi tố các điều kiện đầu tư (phạm vi hoạt động, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài). Nguyên tắc không hồi tố là biện pháp bảo đảm đầu tư quan trọng, góp phần tạo môi trường đầu tư an toàn, tin cậy cho nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh hệ thống pháp luật đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện, có nhiều thay đổi gây xáo trộn hoạt động đầu tư của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này có liên quan đến thẩm quyền ban hành, điều chỉnh pháp luật. Do vậy, để bảo đảm tính khả thi của Luật và có thời gian hoàn thiện quy định về vấn đề này trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, Luật Đầu tư năm 2014 giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục thực hiện.
* Ngoài ra, để phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như cam kết của Việt Nam theo các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Điều 14 Luật Đầu tư năm 2014 đã bổ sung Khoản 4 về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư thông qua trọng tài chỉ được thực hiện trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài theo hợp đồng giữa các bên tranh chấp hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Luật Đầu tư năm 2014 (hiện hành) không đưa ra định nghĩa về biện pháp bảo đảm đầu tư. Dưới góc độ khoa học pháp lý thì các biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu là những biện pháp mà pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Nói cách khác, các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết của Nhà nước với các nhà đầu tư về trách nhiệm của Nhà nước đối với việc tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể, chính đáng của nhà đầu tư.
3. Các biện pháp bảo đảm đầu tư
Theo Luật Đầu tư hiện hành thì các biện pháp bảo đảm đầu tư (được quy định từ Điều 9 đến Điều 14) bao gồm 6 biện pháp sau đây: Bảo đảm quyền sở hữu tài sản; Bảo đảm hoạt động kinh doanh; Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài; Bảo lãnh của Chính Phủ đối với một số dự án quan trọng; Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.
3.1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản
Nội dung của biện pháp này như sau:
- Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
- Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đây chính là sự cụ thể hóa Điều 32 Hiến pháp năm 2013, theo đó Nhà nước không được sự dùng quyền năng cưỡng chế đặc biệt của mình để xâm phạm tới tài sản hợp pháp của nhà đầu tư. Quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư được bảo hộ. Trong trường hợp trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư vì những lý do đặc biệt, chính đáng (Quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia…) Nhà nước sẽ có sự thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3.2. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:
- Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
- Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
- Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
- Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
- Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
- Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý ngoại hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
3.3. Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
Mục đích của hoạt động đầu tư, kinh doanh suy cho cùng là hướng tới lợi nhuận. Do vậy, Nhà nước ngoài việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài thì còn cam kết cho họ được chuyển tài sản hợp pháp của mình ra khỏi Việt Nam, cụ thể Điều 10 Luật Đầu tư hiện hành quy định:
“Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:
- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.”
3.4. Bảo lãnh của Chính Phủ đối với một số dự án quan trọng
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác. Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
3.5. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
Sự thay đổi của pháp luật tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, trong nhiều trường hợp làm mất đi sự ổn định, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Do vậy, Nhà nước cam kết bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, cụ thể:
- Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
- Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án..
- Quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Đầu tư hiện hành không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
- Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Đầu tư hiện hành thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
+ Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
+ Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
+ Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư hiện hành, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
2.6. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh
Nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư một cách tối đa trong hoạt động đầu tư kinh doanh, pháp luật đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp như sau:
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 14 Luật Đầu tư hiện hành.
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Đầu tư hiện hành.
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư hiện hành được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
+ Tòa án Việt Nam;
+ Trọng tài Việt Nam;
+ Trọng tài nước ngoài;
+ Trọng tài quốc tế;
+ Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
4. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
* Các quy định về ưu đãi đầu tư
- Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014 khẳng định nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư khi có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư và ưu đãi này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng (Điều 15).
- Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo cơ chế nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Luật này để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để được ghi ưu đãi đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Điều 17).
* Các quy định về hỗ trợ đầu tư (các Điều 1921)
Luật Đầu tư năm 2014 tiếp tục duy trì các hình thức hỗ trợ đầu tư đã được quy định trong Luật Đầu tư năm 2005 (như hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo, dịch vụ đầu tư, v.v..), đồng thời hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo hướng:
– Xác định rõ các điều kiện, tiêu chí hỗ trợ một phần vốn ngân sách và nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, KCX, KKT tại một số địa phương có địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Tạo cơ chế hỗ trợ phát triển nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong KCN, KCX, KKT theo hướng yêu cầu các địa phương có KCN, KCX, KKT phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng cho người lao động. Đối với các KCN, KCX gặp khó khăn trong bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở cho người lao động, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc dành một phần diện tích đất để phát triển nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động.
4.1. Những hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư
- Hình thức ưu đãi đầu tư tập trung vào ưu đãi về thuế và đất đai:
+ Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;
+ Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
4.2. Những đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư:
- Ưu đãi với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Đầu tư 2014
- Ưu đãi với Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Đầu tư 2014
- Ưu đãi với Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;
- Ưu đãi với Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên;
- Ưu đãi với Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.
4.3. Quy định về ngành, nghề ưu đãi đầu tư
- Ưu đãi với hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển;
- Ưu đãi với hoạt động Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
- Ưu đãi với hoạt động Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;
- Ưu đãi với hoạt động Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày và các sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;
- Ưu đãi với hoạt động Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
- Ưu đãi với hoạt động Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;
- Ưu đãi với hoạt động Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;
- Ưu đãi với hoạt động Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;
- Ưu đãi với hoạt động Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;
- Ưu đãi với hoạt động Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới;
- Ưu đãi với hoạt động Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Ưu đãi với hoạt động Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;
- Ưu đãi với hoạt động đầu tư Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
4.4. Quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư:
- Ưu đãi với hoạt động đầu tư trên Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Ưu đãi với hoạt động đầu tư trong Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4.5. Thủ tục để được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư
- Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư ghi nội dung ưu đãi đầu tư, căn cứ và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Đối với dự án không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư mà không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư căn cứ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính và cơ quan hải quan tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.
4.6. Quy định về việc mở rộng ưu đãi đầu tư
Trong trường hợp cần khuyến khích phát triển một ngành đặc biệt quan trọng hoặc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, thì Quốc hội và Chính phủ sẽ quyết định.
Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước tương đối rộng và luôn có sự cập nhật thay đổi do đó chủ đầu tư cần thường xuyên cập nhật và tham khảo Tư vấn đầu tư uy tín để nâng cao hiệu quả đầu tư
5. Hình thức đầu tư
* Về đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế (Khoản 1 Điều 22) Nhằm xóa bỏ một số hạn chế, phân biệt đối xử đối với nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư, góp phần tạo mặt bằng pháp lý thống nhất về quyền thực hiện hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định một số nội dung sau:
- Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế phù hợp với tất cả loại hình tổ chức kinh tế. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Khoản 1 Điều 22).
- Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ với mức không hạn chế trong doanh nghiệp Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Như vậy, theo các quy định nêu trên, trừ một số hạn chế về tỷ lệ vốn góp và phạm vi hoạt động theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài đã được đối xử bình đẳng với nhà đầu tư trong nước về quyền thực hiện hoạt động đầu tư.
* Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua lại phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp (Điều 25, Điều 26)
- Luật Đầu tư năm 2014 sửa đổi bổ sung quy định về vấn đề này theo hướng khẳng định quyền của nhà đầu tư trong việc góp vốn, mua lại phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và trên cơ sở đáp ứng các điều kiện, thủ tục được quy định cụ thể tại Luật này. Doanh nghiệp nhận vốn góp hoặc bán cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Luật Đầu tư năm 2014 cũng quy định cụ thể trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, cụ thể:
+ Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
+ Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 51%, nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
* Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
Luật Đầu tư năm 2014 bổ sung quy định về đầu tư theo hình thức Hợp đồng PPP phù hợp với chủ trương thu hút các nguồn vốn đầu tư tư nhân để phát triển các công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công (Điều 27). Theo đó, nhà đầu tư ký kết Hợp đồng PPP với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vâṇ hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
* Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Luật Đầu tư năm 2014 kế thừa những quy định của Luật Đầu tư năm 2005 về hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận
6. Thủ tục và triển khai đầu tư
* Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư (Mục 2 Chương IV)
- Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định cụ thể về phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo đó:
Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
+ Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân; Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
+ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
+ Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
+ Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:
+ Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau: Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác; Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino; Sản xuất thuốc lá điếu; Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế; Xây dựng và kinh doanh sân gôn;
+ Dự án không thuộc trường hợp trên có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;
+ Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, Hãy liên lạc để được hỗ trợ kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:
+ Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
+ Dự án đầu tư như trên thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
- Luật Đầu tư năm 2014 quy định cụ thể và chi tiết thủ tục và quy trình xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội (Điều 35), Thủ tướng Chính phủ (Điều 34), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 33)
* Thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư
- Luật Đầu tư năm 2014 đã loại bỏ nghĩa vụ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước, theo đó các trường hợp phải thực hiện dự án đầu tư bao gồm:
+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
+ Dự án của nhà đầu tư có vốn nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; Có tổ chức kinh tế như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
* Luật Đầu tư năm 2014 quy định thẩm quyền thực hiện thủ tục đầu tư:
+ Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, thay thế thẩm quyền quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005.
* Triển khai dự án đầu tư
Luật Đầu tư năm 2014 quy định cụ thể về việc thực hiện triển khai dự án đầu tư bao gồm:
+ Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư, nà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với mức 1% đến 3% vốn đầu tư của dự án căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án cụ thể.
+ Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
+ Giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Chuyển nhượng dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật
+ Giãn tiến độ đầu tư, đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư.
+ Tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư, nhà đầu tư tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
+ Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây: Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp; Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư và một số trường hợp khác quy định tại Điều 48
+ Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.
7. Quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
- Để xác định rõ mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đồng thời tạo cơ sở pháp lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện công tác này. Luật Đầu tư năm 2014 khẳng định nguyên tắc nhà đầu tư được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường, tăng năng lực xuất khẩu, thu ngoại tệ và góp phần bảo đảm an ninh năng lượng. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế, xã hội và chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Chính phủ ban hành Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư và Danh mục lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có điều kiện (Điều 51). Quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài là một điểm sáng lớn trong Luật Đầu tư năm 2014.
- Luật Đầu tư năm 2014 quy định những hình thức đầu tư ra nước ngoài:
+ Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
+ Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
+ Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
+ Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
+ Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng kýđầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 05 ngày đối với dự án phỉ xin chủ trương đầu tư và 15 ngày đối với dự án không phải xin chủ trương đầu tư.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
+ Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định của pháp luật đầu tư;
+ Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
+ Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định phải xin chủ trương đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Có quyết định đầu tư ra nước ngoài;
+ Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.
- Luật Đầu tư năm 2014 đã bổ sung những quy định chi tiết về triển khai dự án đầu tư ra nước ngoài: Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài; chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài; chuyển lợi nhuận về nước; sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài