Tiêu đề: Những nội dung cơ bản về pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động của doanh nghiệp (Phần 2)

12/11/2017

2.2.2.    Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn
Theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016), Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BTC ngày 20 tháng 7 năm 2016), VPHC trong lĩnh vực quản lý hóa đơn của doanh nghiệp bao gồm các hành vi sau:
2.2.4.1. Hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử (Điều 33)
- Hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ nội dung quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định.
- Hành vi tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định;
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.  
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định.
-         Hành vi cung cấp phần mềm tự in hóa đơn không đảm bảo nguyên tắc theo quy định hoặc hóa đơn khi in ra không đáp ứng đủ nội dung quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
- Hành vi tự in hóa đơn giả (trừ trường hợp xác định do lỗi khách quan của phần mềm tự in hóa đơn) và hành vi khởi tạo hóa đơn điện tử giả.
 + Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định.
2.2.2.2.      Hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn (Điều 34)
-         Hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
- Hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của tổ chức, doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
 
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định.
-         Hành vi không thanh lý hợp đồng in nếu quá thời hạn thanh lý hợp đồng quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn; Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
-         Hành vi không khai báo đúng quy định việc mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
-         Hành vi cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng.
 + Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định
-         Hành vi đặt in hóa đơn giả.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định.
2.2.4.3. Hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in (Điều 35)
-         Hành vi vi phạm chế độ báo cáo việc in hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
-         Hành vi: Không thanh lý hợp đồng in nếu quá thời hạn thanh lý hợp đồng quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi bên đặt in đã hoàn thành thủ tục thông báo phát hành; Không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
-       Hành vi: Nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định; Không khai báo việc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
-       Hành vi chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
-       Hành vi cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng này cho khách hàng khác.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Phải hủy các hóa đơn cho bán.
-       Hành vi in hóa đơn giả.
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ in hóa đơn từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Phải hủy các hóa đơn giả.
2.2.4.4. Hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn (Điều 36)
-       Hành vi không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng.
-       Hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
-       Hành vi cho, bán hóa đơn đã mua nhưng chưa lập.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hủy hóa đơn đã mua và chưa lập.
2.2.4.5. Hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn (Điều 37)
-       Hành vi nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm sau 10 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới;
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
-       Hành vi sử dụng hóa đơn đã được Thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng (05 ngày kể từ ngày gửi Thông báo phát hành).
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.
-       Các hành vi: Lập Thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định; Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định; Nộp thông báo Điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp từ sau 20 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.
-       Hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.
2.2.4.6. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
(Điều 38)
-       Hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng
-       Hành vi không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng.
-       Các hành vi:
+ Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định;
+ Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
+ Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê;
+ Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.
Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Lưu ý:
ü Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
ü Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
ü Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
ü Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.
-       Hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.
-       Hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 49/2016/NĐ-CP) và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2.2.4.7. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua (Điều 39)
-       Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Lưu ý:
ü Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
ü Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
ü Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.
-       Hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. + Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2.2.4.8. Hành vi quy định về lập, gửi thông báo và báo cáo (trừ thông báo phát hành hóa đơn) cho cơ quan thuế (Điều 40)
-       Hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo theo quy định gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải lập và gửi lại cơ quan thuế thông báo, báo cáo đúng quy định.
Lưu ý: Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền.
-       Hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
-       Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
2.2.3.    Vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/ 11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015), gọi tắt là Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), các VPHC của doanh nghiệp trên lĩnh vực này rất phong phú, đa dạng. Trong khuôn khổ hạn chế, tài liệu chỉ tập trung trình bày những hành vi vi phạm phổ biến, chủ yếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.5.1. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 6)
-       Hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng[1]. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành nghề đầu tư có điều kiện.
-       Hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành nghề đầu tư có điều kiện.
-       Hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành nghề đầu tư có điều kiện.
 2.2.5.2. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy phép kinh doanh (Điều 7)
-       Hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi VPHC.
-       Hành vi cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
 + Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi VPHC.
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Hành vi thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi VPHC.
-       Hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp.
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi VPHC.
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định; Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh khi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực; Sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi VPHC.
-       Hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi VPHC.
2.2.5.3. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (Điều 8)
-       Hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
+ Hình thức xử phạt: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
-       Hành vi cho thuê, cho mượn, đưa cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; Thuê, mượn, nhận cầm cố, thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
-       Hành vi kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định; Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện khi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
-       Hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
2.2.5.4. Hành vi kinh doanh dịch vụ cấm (Điều 9)
-       Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
ü Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 03 tháng đến 06 tháng;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2.2.5.5. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 10)
-       Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
-       Hành vi buôn bán hàng cấm:
+ Hình thức xử phạt chính:  Phạt tiền
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng: Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền 200.000.000 đồng.
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật VPHC; Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
-       Hành vi sản xuất hàng cấm:
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với hành vi buôn bán hàng cấm nêu trên.
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
ü Tịch thu tang vật VPHC;
ü Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng cấm;
ü Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
ü Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với cả hành vi buôn bán hàng cấm và hành vi sản xuất hàng cấm:
ü Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em và văn hóa phẩm độc hại;
ü Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
ü Buộc thu hồi tiêu hủy hàng cấm đang lưu thông trên thị trường.
2.2.5.6. Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng
(Điều 11)
-       Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hàng giả gồm:
+ Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;(1)
+ Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa. (2)
+ Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; (3)
+ Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; (4)
+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
+ Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
+ Tem, nhãn, bao bì giả.
-       Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng (1), (2), (3), (4) nêu trên (quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP sửa đổi):
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
ü Tịch thu tang vật VPHC;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
 
-       Hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây: Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt đối với các hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, tức các hành vi (1), (2), (3), (4) đã nêu ở trên.
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
ü Tịch thu tang vật VPHC;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng cho các hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng:
ü Buộc tiêu hủy tang vật VPHC;
ü Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả;
ü Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi VPHC
ü Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường
2.2.5.7. Hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng (Điều 12)
-       Hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi):
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền
ü Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
ü Tịch thu tang vật vi phạm VPHC;
ü Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
ü Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng.
-       Hành vi sản xuất một trong các trường hợp hàng giả sau đây: Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi).
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
ü Tịch thu tang vật vi phạm VPHC;
ü Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng cho các hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng:
ü Buộc tiêu hủy tang vật VPHC;
ü Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
ü Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường
2.2.5.8. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (Điều 13)
-       Theo điểm đ, điểm e Khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa bao gồm: Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
-       Theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa có hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Cụ thể như sau:
ü Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-       Đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây: Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều 13 nêu trên.
-       Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:
ü Tịch thu tang vật vi phạm VPHC;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:
ü Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả;
ü Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo đối với hành vi nhập khẩu hàng giả;
ü Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
ü Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường.
2.2.5.9. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (Điều 14)
-       Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa có hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Cụ thể như sau:
ü Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-       Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa trong các trường hợp hàng giả sau đây: Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều 14 nêu trên.
-       Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa bao gồm:
ü Tịch thu tang vật vi phạm VPHC;
ü Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
ü Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:
ü Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả;
ü Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
ü Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường. 
2.2.5.10. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu (Điều 17)
-       Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hàng hóa nhập lậu gồm: Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường; Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
-       Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hình thức xử phạt chính được áp dụng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là phạt tiền. Cụ thể như sau:
ü Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
-       Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người vi phạm là người trực tiếp nhập hàng hóa; Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; Hàng hóa nhập lậu là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm: Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 17 nêu trên.
-       Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu:
+ Tịch thu tang vật VPHC;
+Tịch thu phương tiện vận tải trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
-       Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu:
ü Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng;
ü Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đang lưu thông trên thị trường;
ü Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2.2.5.11. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác (Điều 21)
-       Theo Khoản 1 Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ bao gồm nhiều nhiều hành vi cụ thể sau đây:
+ Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
+ Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
+ Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
+ Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.
+ Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
-       Hình thức xử phạt chính được áp dụng với các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ là phạt tiền.
+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng: Trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1. 200.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
+Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
+Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
+ Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt áp dụng đối với các hành vi quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều 21 (nêu trên) trong trường hợp người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi VPHC hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
ü Là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;
ü Là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi;
ü Thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
-       Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật VPHC;
 + Tịch thu phương tiện vi phạm là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi VPHC đối với hành vi đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ( Khoản 1 Điều 21)Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa21);
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa đối với hành vi “Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp”(Điểm d Khoản 1 Điều 21);
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2.2.5.12. Hành vi đầu cơ hàng hóa (Điều 46)
-       Hành vi đầu cơ hàng hóa là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
+ Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
-       Hình thức xử phạt chính đối với hành vi đầu cơ hàng hóa:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
-       Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa:
+ Tịch thu tang vật VPHC;
+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
+ Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2.2.5.13. Hành vi găm hàng (Điều 47)
 
-       Doanh nghiệp được coi là có hành vi găm hàng khi thực hiện một trong các hành vi sau đây: cắt giảm địa điểm bán hàng; cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó; quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó; cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó; cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường; ngừng bán hàng hóa ra thị trường; không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng; mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng…mà không có lý do chính đáng thuộc một trong các trường hợp được nêu tại điểm a, điểm b Điều 46 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi):
+ Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
+  Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
-       Hình thức xử phạt chính được áp dụng đối với các hành vi găm hàng:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cắt giảm địa điểm bán hàng; cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó; quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó; cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng thuộc một trong các trường hợp đã được nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 46 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi).
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường; ngừng bán hàng hóa ra thị trường; không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng; mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng mà không có lý do chính đáng thuộc một trong các trường hợp được nêu tại điểm a, điểm b Điều 46 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi).    
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 46 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi).
-       Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với các hành vi găm hàng:
+ Tịch thu tang vật VPHC đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó quy định tại Khoản 3 Điều 47 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi);
+ Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
2.2.5.14. Hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 63)
-       Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
-       Hành vi cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị cấp hoặc xác minh Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
 + Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
-       Hành vi: Tự chứng nhận sai xuất xứ hàng hóa khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc xác minh chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
-       Hành vi sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
-       Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với các hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Tịch thu tang vật VPHC.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ hàng hóa đối với hành vi vi phạm.
2.2.5.15. Hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài (Điều 64)
-       Hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài mà không có hợp đồng theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
-       Hành vi: Tiêu thụ tại thị trường Việt Nam máy móc, thiết bị thuê, mượn hoặc nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu tạm nhập khẩu để thực hiện gia công và sản phẩm gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài không đúng quy định; Giả mạo hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
-       Hành vi đặt gia công hàng hóa hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.
-       Hành vi nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà không có chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài để tiêu thụ trong nước loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, bị thu hồi, tạm ngừng lưu thông hoặc hàng giả và hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
-       Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 64 Nghị định 185/2013/NĐ – CP (sửa đổi).
-       Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tiêu thụ tại thị trường Việt Nam máy móc, thiết bị thuê, mượn hoặc nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu tạm nhập khẩu để thực hiện gia công và sản phẩm gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài không đúng quy định.
2.2.4.    Vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
VPHC trong lĩnh vực môi trường phong phú về hành vi, phức tạp về hậu quả. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, vì những lý do khác nhau, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ vi phạm pháp luật về môi trường. Theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 2016, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm các dạng cơ bản sau:
-       Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường;
-       Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
-       Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
-       Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);
-       Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
-       Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
-       Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
-       Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
Sau đây là quy định về một số hành vi VPHC trong lĩnh vực môi trường thường gặp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.6.1. Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (Đ 9)
- Hành vi vi phạm quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ; cơ quan ngang bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
+ Hành vi không gửi Kế hoạch quản lý môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng dự án;
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng[2]
+ Hành vi lập không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung Kế hoạch quản lý môi trường của dự án theo quy định; không cập nhật Kế hoạch quản lý môi trường và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp có thay đổi chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án;
  • Hình thức xử phạt chính:  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Hành vi không lập Kế hoạch quản lý môi trường và báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định;
  • Hình thức xử phạt chính:  Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
+ Hành vi không thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn hoặc cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải ít nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nhận được văn bản thông báo;
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
+ Hành vi không báo cáo kịp thời cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để hướng dẫn giải quyết ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định;
  • Hình thức xử phạt chính:Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt chính:  Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng
  • Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường, buộc tháo dỡ công trình bảo vệ môi trường được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 280.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
+ Hành vi không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định;
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 280.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
    • Hành vi vi phạm quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Hành vi không gửi Kế hoạch quản lý môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng dự án.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Hành vi lập không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung Kế hoạch quản lý môi trường của dự án theo quy định; không cập nhật Kế hoạch quản lý môi trường và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp có thay đổi chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
+ Hành vi không lập Kế hoạch quản lý môi trường và báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
+ Hành vi không thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn hoặc cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nhận được văn bản thông báo.
  • Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
+ Hành vi không báo cáo kịp thời cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để hướng dẫn giải quyết ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng
  • Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
+ Hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án; không lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước hoặc thực hiện việc tích nước khi chưa được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường, buộc tháo dỡ công trình bảo vệ môi trường được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 280.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt VPHC.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 280.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt VPHC.
  • Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt VPHC.
  • Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt VPHC.
  • Ngoài ra, tất cả các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đều phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt VPHC.
2.2.6.2. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường (Điều 11)
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận và do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật;
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận và không thuộc trường hợp nêu trên (quy định tại khoản 1 Điều 11) bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường;
+Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật;
+Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường;
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật;
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 11 bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường;
+ Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật;
+ Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra;
+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường;
+ Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật;
+ Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.
  • Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định được nêu tại điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, điểm d khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
+ Buộc phải có biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt và xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 11của Nghị định 155/2016/NĐ-CP;
+ Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các vi phạm nói
 

[1] Hình thức phạt tiền quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/ 11/2013  và Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Vì doanh nghiệp là tổ chức nên áp dụng mức phạt gấp đôi so với cá nhân. Để người đọc tiện theo dõi, tài liệu giới thiệu khung tiền phạt dành cho tổ chức. 
[2] Mức phạt tiền quy định đối với từng hành vi VPHC trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP áp dụng cho cá nhân. Để người đọc dễ theo dõi, tài liệu này thể hiện mức phạt gấp đôi dành cho các tổ chức. 2.2.2.    Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn
Theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016), Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BTC ngày 20 tháng 7 năm 2016), VPHC trong lĩnh vực quản lý hóa đơn của doanh nghiệp bao gồm các hành vi sau:
2.2.4.1. Hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử (Điều 33)
- Hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ nội dung quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định.
- Hành vi tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định;
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.  
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định.
-         Hành vi cung cấp phần mềm tự in hóa đơn không đảm bảo nguyên tắc theo quy định hoặc hóa đơn khi in ra không đáp ứng đủ nội dung quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
- Hành vi tự in hóa đơn giả (trừ trường hợp xác định do lỗi khách quan của phần mềm tự in hóa đơn) và hành vi khởi tạo hóa đơn điện tử giả.
 + Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định.
2.2.2.2.      Hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn (Điều 34)
-         Hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
- Hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của tổ chức, doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
 
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định.
-         Hành vi không thanh lý hợp đồng in nếu quá thời hạn thanh lý hợp đồng quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn; Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
-         Hành vi không khai báo đúng quy định việc mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
-         Hành vi cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng.
 + Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định
-         Hành vi đặt in hóa đơn giả.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định.
2.2.4.3. Hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in (Điều 35)
-         Hành vi vi phạm chế độ báo cáo việc in hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
-         Hành vi: Không thanh lý hợp đồng in nếu quá thời hạn thanh lý hợp đồng quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi bên đặt in đã hoàn thành thủ tục thông báo phát hành; Không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
-       Hành vi: Nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định; Không khai báo việc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
-       Hành vi chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
-       Hành vi cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng này cho khách hàng khác.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Phải hủy các hóa đơn cho bán.
-       Hành vi in hóa đơn giả.
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ in hóa đơn từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Phải hủy các hóa đơn giả.
2.2.4.4. Hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn (Điều 36)
-       Hành vi không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng.
-       Hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
-       Hành vi cho, bán hóa đơn đã mua nhưng chưa lập.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hủy hóa đơn đã mua và chưa lập.
2.2.4.5. Hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn (Điều 37)
-       Hành vi nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm sau 10 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới;
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
-       Hành vi sử dụng hóa đơn đã được Thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng (05 ngày kể từ ngày gửi Thông báo phát hành).
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.
-       Các hành vi: Lập Thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định; Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định; Nộp thông báo Điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp từ sau 20 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.
-       Hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.
2.2.4.6. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
(Điều 38)
-       Hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng
-       Hành vi không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng.
-       Các hành vi:
+ Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định;
+ Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
+ Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê;
+ Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.
Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Lưu ý:
ü Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
ü Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
ü Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
ü Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.
-       Hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.
-       Hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 49/2016/NĐ-CP) và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2.2.4.7. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua (Điều 39)
-       Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Lưu ý:
ü Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
ü Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
ü Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.
-       Hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. + Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2.2.4.8. Hành vi quy định về lập, gửi thông báo và báo cáo (trừ thông báo phát hành hóa đơn) cho cơ quan thuế (Điều 40)
-       Hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo theo quy định gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải lập và gửi lại cơ quan thuế thông báo, báo cáo đúng quy định.
Lưu ý: Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền.
-       Hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
-       Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
2.2.3.    Vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/ 11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015), gọi tắt là Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), các VPHC của doanh nghiệp trên lĩnh vực này rất phong phú, đa dạng. Trong khuôn khổ hạn chế, tài liệu chỉ tập trung trình bày những hành vi vi phạm phổ biến, chủ yếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.5.1. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 6)
-       Hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng[1]. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành nghề đầu tư có điều kiện.
-       Hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành nghề đầu tư có điều kiện.
-       Hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành nghề đầu tư có điều kiện.
 2.2.5.2. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy phép kinh doanh (Điều 7)
-       Hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi VPHC.
-       Hành vi cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
 + Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi VPHC.
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Hành vi thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi VPHC.
-       Hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp.
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi VPHC.
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định; Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh khi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực; Sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi VPHC.
-       Hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi VPHC.
2.2.5.3. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (Điều 8)
-       Hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
+ Hình thức xử phạt: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
-       Hành vi cho thuê, cho mượn, đưa cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; Thuê, mượn, nhận cầm cố, thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
-       Hành vi kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định; Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện khi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
-       Hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
2.2.5.4. Hành vi kinh doanh dịch vụ cấm (Điều 9)
-       Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
ü Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 03 tháng đến 06 tháng;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2.2.5.5. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 10)
-       Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
-       Hành vi buôn bán hàng cấm:
+ Hình thức xử phạt chính:  Phạt tiền
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng: Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
ü Trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền 200.000.000 đồng.
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật VPHC; Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
-       Hành vi sản xuất hàng cấm:
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với hành vi buôn bán hàng cấm nêu trên.
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
ü Tịch thu tang vật VPHC;
ü Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng cấm;
ü Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
ü Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với cả hành vi buôn bán hàng cấm và hành vi sản xuất hàng cấm:
ü Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em và văn hóa phẩm độc hại;
ü Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
ü Buộc thu hồi tiêu hủy hàng cấm đang lưu thông trên thị trường.
2.2.5.6. Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng
(Điều 11)
-       Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hàng giả gồm:
+ Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;(1)
+ Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa. (2)
+ Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; (3)
+ Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; (4)
+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
+ Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
+ Tem, nhãn, bao bì giả.
-       Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng (1), (2), (3), (4) nêu trên (quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP sửa đổi):
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
ü Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
ü Tịch thu tang vật VPHC;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
 
-       Hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây: Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt đối với các hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, tức các hành vi (1), (2), (3), (4) đã nêu ở trên.
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
ü Tịch thu tang vật VPHC;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng cho các hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng:
ü Buộc tiêu hủy tang vật VPHC;
ü Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả;
ü Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi VPHC
ü Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường
2.2.5.7. Hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng (Điều 12)
-       Hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi):
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền
ü Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
ü Tịch thu tang vật vi phạm VPHC;
ü Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
ü Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng.
-       Hành vi sản xuất một trong các trường hợp hàng giả sau đây: Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
+ Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi).
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
ü Tịch thu tang vật vi phạm VPHC;
ü Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng cho các hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng:
ü Buộc tiêu hủy tang vật VPHC;
ü Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
ü Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường
2.2.5.8. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (Điều 13)
-       Theo điểm đ, điểm e Khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa bao gồm: Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
-       Theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa có hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Cụ thể như sau:
ü Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-       Đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây: Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều 13 nêu trên.
-       Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:
ü Tịch thu tang vật vi phạm VPHC;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:
ü Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả;
ü Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo đối với hành vi nhập khẩu hàng giả;
ü Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
ü Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường.
2.2.5.9. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (Điều 14)
-       Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa có hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Cụ thể như sau:
ü Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-       Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa trong các trường hợp hàng giả sau đây: Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Là phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều 14 nêu trên.
-       Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa bao gồm:
ü Tịch thu tang vật vi phạm VPHC;
ü Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả;
ü Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
ü Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:
ü Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả;
ü Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
ü Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường. 
2.2.5.10. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu (Điều 17)
-       Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hàng hóa nhập lậu gồm: Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường; Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
-       Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), hình thức xử phạt chính được áp dụng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là phạt tiền. Cụ thể như sau:
ü Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
ü Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
-       Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người vi phạm là người trực tiếp nhập hàng hóa; Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; Hàng hóa nhập lậu là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm: Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 17 nêu trên.
-       Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu:
+ Tịch thu tang vật VPHC;
+Tịch thu phương tiện vận tải trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
-       Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu:
ü Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng;
ü Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đang lưu thông trên thị trường;
ü Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2.2.5.11. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác (Điều 21)
-       Theo Khoản 1 Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi), vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ bao gồm nhiều nhiều hành vi cụ thể sau đây:
+ Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
+ Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
+ Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
+ Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.
+ Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
-       Hình thức xử phạt chính được áp dụng với các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ là phạt tiền.
+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng: Trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1. 200.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
+Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
+Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng: trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
+ Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt áp dụng đối với các hành vi quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều 21 (nêu trên) trong trường hợp người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi VPHC hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
ü Là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;
ü Là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi;
ü Thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
-       Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật VPHC;
 + Tịch thu phương tiện vi phạm là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi VPHC đối với hành vi đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ( Khoản 1 Điều 21)Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa21);
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa đối với hành vi “Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp”(Điểm d Khoản 1 Điều 21);
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2.2.5.12. Hành vi đầu cơ hàng hóa (Điều 46)
-       Hành vi đầu cơ hàng hóa là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
+ Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
-       Hình thức xử phạt chính đối với hành vi đầu cơ hàng hóa:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
+ Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
-       Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa:
+ Tịch thu tang vật VPHC;
+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
+ Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2.2.5.13. Hành vi găm hàng (Điều 47)
 
-       Doanh nghiệp được coi là có hành vi găm hàng khi thực hiện một trong các hành vi sau đây: cắt giảm địa điểm bán hàng; cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó; quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó; cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó; cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường; ngừng bán hàng hóa ra thị trường; không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng; mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng…mà không có lý do chính đáng thuộc một trong các trường hợp được nêu tại điểm a, điểm b Điều 46 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi):
+ Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
+  Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
-       Hình thức xử phạt chính được áp dụng đối với các hành vi găm hàng:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cắt giảm địa điểm bán hàng; cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó; quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó; cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng thuộc một trong các trường hợp đã được nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 46 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi).
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường; ngừng bán hàng hóa ra thị trường; không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng; mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng mà không có lý do chính đáng thuộc một trong các trường hợp được nêu tại điểm a, điểm b Điều 46 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi).    
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 46 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi).
-       Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với các hành vi găm hàng:
+ Tịch thu tang vật VPHC đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó quy định tại Khoản 3 Điều 47 Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi);
+ Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
2.2.5.14. Hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 63)
-       Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
-       Hành vi cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị cấp hoặc xác minh Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
 + Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
-       Hành vi: Tự chứng nhận sai xuất xứ hàng hóa khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc xác minh chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
-       Hành vi sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
-       Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với các hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Tịch thu tang vật VPHC.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ hàng hóa đối với hành vi vi phạm.
2.2.5.15. Hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài (Điều 64)
-       Hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài mà không có hợp đồng theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
-       Hành vi: Tiêu thụ tại thị trường Việt Nam máy móc, thiết bị thuê, mượn hoặc nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu tạm nhập khẩu để thực hiện gia công và sản phẩm gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài không đúng quy định; Giả mạo hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
-       Hành vi đặt gia công hàng hóa hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.
-       Hành vi nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà không có chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài để tiêu thụ trong nước loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, bị thu hồi, tạm ngừng lưu thông hoặc hàng giả và hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
-       Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 64 Nghị định 185/2013/NĐ – CP (sửa đổi).
-       Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tiêu thụ tại thị trường Việt Nam máy móc, thiết bị thuê, mượn hoặc nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu tạm nhập khẩu để thực hiện gia công và sản phẩm gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài không đúng quy định.
2.2.4.    Vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
VPHC trong lĩnh vực môi trường phong phú về hành vi, phức tạp về hậu quả. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, vì những lý do khác nhau, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ vi phạm pháp luật về môi trường. Theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 2016, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm các dạng cơ bản sau:
-       Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường;
-       Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
-       Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
-       Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);
-       Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
-       Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
-       Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
-       Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
Sau đây là quy định về một số hành vi VPHC trong lĩnh vực môi trường thường gặp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.6.1. Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (Đ 9)
- Hành vi vi phạm quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ; cơ quan ngang bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
+ Hành vi không gửi Kế hoạch quản lý môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng dự án;
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng[2]
+ Hành vi lập không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung Kế hoạch quản lý môi trường của dự án theo quy định; không cập nhật Kế hoạch quản lý môi trường và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp có thay đổi chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án;
  • Hình thức xử phạt chính:  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Hành vi không lập Kế hoạch quản lý môi trường và báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định;
  • Hình thức xử phạt chính:  Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
+ Hành vi không thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn hoặc cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải ít nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nhận được văn bản thông báo;
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
+ Hành vi không báo cáo kịp thời cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để hướng dẫn giải quyết ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định;
  • Hình thức xử phạt chính:Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt chính:  Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng
  • Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường, buộc tháo dỡ công trình bảo vệ môi trường được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 280.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
+ Hành vi không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định;
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 280.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
    • Hành vi vi phạm quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Hành vi không gửi Kế hoạch quản lý môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng dự án.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Hành vi lập không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung Kế hoạch quản lý môi trường của dự án theo quy định; không cập nhật Kế hoạch quản lý môi trường và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp có thay đổi chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
+ Hành vi không lập Kế hoạch quản lý môi trường và báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
+ Hành vi không thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn hoặc cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nhận được văn bản thông báo.
  • Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
+ Hành vi không báo cáo kịp thời cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để hướng dẫn giải quyết ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng
  • Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
+ Hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án; không lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước hoặc thực hiện việc tích nước khi chưa được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường, buộc tháo dỡ công trình bảo vệ môi trường được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 280.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt VPHC.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 280.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt VPHC.
  • Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt VPHC.
  • Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt VPHC.
  • Ngoài ra, tất cả các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đều phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt VPHC.
2.2.6.2. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường (Điều 11)
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận và do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật;
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận và không thuộc trường hợp nêu trên (quy định tại khoản 1 Điều 11) bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường;
+Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật;
+Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường;
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật;
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 11 bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường;
+ Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật;
+ Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra;
+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường;
+ Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật;
+ Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.
  • Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định được nêu tại điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, điểm d khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
+ Buộc phải có biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt và xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 11của Nghị định 155/2016/NĐ-CP;
+ Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các vi phạm nói chung.
 

[1] Hình thức phạt tiền quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/ 11/2013  và Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Vì doanh nghiệp là tổ chức nên áp dụng mức phạt gấp đôi so với cá nhân. Để người đọc tiện theo dõi, tài liệu giới thiệu khung tiền phạt dành cho tổ chức. 
[2] Mức phạt tiền quy định đối với từng hành vi VPHC trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP áp dụng cho cá nhân. Để người đọc dễ theo dõi, tài liệu này thể hiện mức phạt gấp đôi dành cho các tổ chức.