Tiêu đề: Hệ lụy mà doanh nghiệp gặp phải khi xảy ra tranh chấp liên quan tới môi trường
14/02/2023
Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã gia nhập gần 20 hiệp định thương mại tự do, đã và đang mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam. Tuy nhiên việc đưa tiêu chí môi trường hay phát triển bền vững vào trong các FTA đang trở thành một xu hướng. Do đó, việc thực thi đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết quốc tế về môi trường sẽ là vấn đề mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Để nhận thức rõ hơn về các nguy cơ dẫn tới tranh chấp thương mại về môi trường này, doanh nghiệp cần có một số lưu ý
1. Khi gia nhập các FTA các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những tranh chấp liên quan tới môi trường. Vấn đề này cần được làm rõ để các doanh nghiệp có thể nắm được
Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới có những mục quy định liên quan đến các tổ chức và quốc gia thành viên tham gia phải có những cam kết về môi trường. Trong trường hợp doanh nghiệp thuộc các quốc gia đó không tuân thủ những cam kết chung của khối về bảo vệ môi trường thì họ sẽ đối mặt với những biện pháp mà ta thường gọi là chế tài trừng phạt cho chính doanh nghiệp đó và quốc gia đó nói chung. Trong tranh chấp thương mại về môi trường, thì doanh nghiệp hay quốc gia đó phải đối diện với chế tài mà qua chế tài đó họ sẽ dùng để ngăn chặn quốc gia đó, doanh nghiệp đó cung cấp dịch vụ, sản phẩm vào trong quốc gia nằm trong khối thành viên đó.
2. Nếu xảy ra tranh chấp về môi trường thì các bên có tiến hành các biện pháp trừng phạt như là các tranh chấp thương mại nói chung hay không
Tranh chấp thương mại mà liên quan đến môi trường thì chung ta thấy thế này: khi mà chúng ta ký những FTA thế hệ mới tức là chúng ta mở cửa thị trường cho các quốc gia vào với chúng ta và đồng nghĩa với việc chúng ta cũng tham gia những thị trường của họ. Những biện pháp trừng phạt mà ta đang đề cập đến thì là một trong những biện pháp có thể bao gồm cả biện pháp pháp lý. Tức là quốc gia đó hoặc tổ chức của quốc gia đó có thể khởi kiện doanh nghiệp chúng ta trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm môi trường. Hoặc có thể ngăn chặn dịch vụ của chúng ta vào thị trường của họ. Đồng nghĩa với việc khi chúng ta tham gia vào một sân chơi chung nhưng chúng ta lại không có khả năng tham gia vào thị trường của họ. Đấy có lẽ là trừng phạt cao nhất đối với chúng ta rồi bởi vì chúng ta hy vọng là khi chúng ta tham gia FTA thị trường có thể được mở rộng, tạo được nhiều điều kiện cho doanh nghiệp. Nhưng nếu chúng ta không tuân thủ thì cánh cửa đó lại đóng lại với chúng ta đồng thời các sản phẩm của các nước thành viên lại ồ ạt vào thị trường trong nước. Như vậy chúng ta không chỉ mất thị trường tại sân nhà mà cả sân khách. Như vậy thiệt hại ở đây còn nặng nề hơn nhiều so với các biện pháp trừng phạt.
3. Nguy cơ cao phải đối mặt với các tranh chấp này hay không
Khi mà chúng ta tham gia các FTA thế hệ mới, có những khái niệm rất là mới, nhưng doanh nghiệp họ không hề biết. Ví dụ, rất nhiều doanh nghiệp không hề biết là trong chương 20 của hiệp định CPTPP họ quy định rất nhiều những nội dung về bảo vệ tầng ô zone hay đa dạng sinh học biển. Riêng hai lĩnh vực đó đã tác động đến 2 ngành lớn nhất của chúng ta là dệt may và đánh bắt thủy sản. Vậy thì những tiềm ẩn nào phát sinh từ đó chúng ta phải có nghĩa vụ giải thích cho doanh nghiệp, nhưng chúng ta đang làm còn chậm. Thậm chí rất nhiều cơ quản quản lý nhà nước còn lúng túng về vấn đề đó và đó chính là những bất cập khiến doanh nghiệp phải đối diện với khá nhiều khó khăn liên quan tới môi trường.
Trần Thị Minh Nguyệt