Tiêu đề: Trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần và lưu ý cho các bên khi soạn thảo, ký kết HĐ chuyển nhượng cổ phần

10/02/2023

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ số cổ phần mà mình đang nắm giữ cho người khác có thể là cổ đông hoặc không phải là cổ đông của công ty và bên nhận chuyển nhượng cổ phần phải thanh toán cho bên chuyển nhượng cổ phần. Về nguyên tắc, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đâu là những trường hợp cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng? Lưu ý nào cho các bên khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần?

1. Về nguyên tắc, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định hạn chế chuyển nhượng trong một số trường hợp. Vậy, đâu là trường hợp cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng
Chuyển nhượng cổ phần sở hữu cổ phần phải theo nguyên tắc, điều kiện chuyển nhượng cổ phần quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Chuyển nhượng cổ phần theo nguyên tắc tự do, trừ các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ hạn chế cổ phần ưu đãu biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập theo luật định. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần không chỉ theo pháp luật của công ty và còn theo Điều lệ công ty. Nếu điều lệ công ty có quy định về hạn chế cổ phần và nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng thì việc chuyển nhượng phải tuân theo quy định của Điều lệ công ty. Mỗi công ty có những đặc thù tiêng và những quy định khác nhau, nếu trong trường hợp quy định hạn chế chuyển nhượng cổ thì hành vi chuyển nhượng cổ phần đó sẽ không được công nhận.
Tại điểm d Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau: “Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.” 
Dẫn chiếu theo quy định trên, thì tại Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho nhau. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.” như vậy, có thể hiểu các cổ đông sáng lập là cổ đông góp vốn, hay sở hữu cổ phần ngay từ khi thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên, trường hợp cổ đồng sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho các thành viên khác không phải là cổ đông sáng lập hoặc cho người không phải là thành viên của công ty thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Đồng thời, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần cũng không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
2.  Lưu ý cho các bên khi soạn thảo và ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần để đảm bảo quyền lợi cho các bên, nhất là bên nhận chuyển nhượng
Đầu tiên, cũng giống như mua bán tài sản, việc đầu tiên là chúng ta cần tìm hiểu tất cả các vấn đề pháp lý, các hồ sơ pháp lý như: Giấy chứng nhận cổ phần, sổ đăng ký cổ đông…vv
Pháp luật không quy định về hình thức bắt buộc của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nhưng các bên nên xác lập hợp đồng chuyển nhượng dưới hình thức văn bản.
Khi tiến hành soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng phần cổ phần thì các bên cần lưu ý đảm bảo: Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp phải có xác nhận của công ty, Trình tự thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp phải tiến hành theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, Khi chuyển nhượng phần vốn góp mà có chênh lệnh về giá thì bên chuyển nhượng lưu ý về thuế thu nhập cá nhân đối với phần chênh lệch đó…vv


Nguồn: KDPL

Trần Thị Minh Nguyệt