Tiêu đề: Lưu ý cho doanh nghiệp về đàm phán soạn thảo trước khi ký kết hợp đồng
07/02/2023
Trong quá trình kinh doanh ký kết hợp đồng việc xảy ra tranh chấp hợp đồng giữa các doanh nghiệp là khá phổ biến. Song nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi gặp phải vấn đề này nhiều đơn vị không biết phải xử lý thế nào cho phù hợp nhằm đảm bảo được quyền lợi của mình. Những chia sẻ, lưu ý sau đây của Luật sư Trần Tuấn Anh Giám đốc Công ty Luật hợp danh Minh Bạch có thể sẽ là những gợi ý hữu hiệu để các doanh nghiệp tham khảo.
1. Trong khâu soạn thảo hợp đồng doanh nghiệp đã thực hiện rất chuẩn chỉnh rồi nhưng đối tác vẫn vi phạm các điều khoản thì doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình
Đối với các doanh nghiệp thì cách tốt nhất để bảo vệ mình thì cần sử dụng các quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm yêu cầu các đối tác thanh toán theo các cơ chế điều khoản. Và để bảo vệ được trước các đối tác trây ì thanh toán thì chúng ta có rất nhiều cách. Cách thứ nhất có thể gây áp lực về mặt kinh doanh lên cho đối tác, ví dụ như yêu cầu anh phải thanh toán nếu không anh sẽ mất uy tín trong việc làm ăn, bởi vì bây giờ công nghệ thông tin rất phát triển, truyền thông rất nhiều. Thì chúng ta có thể sử dụng một biện pháp như vậy. Bởi vì rõ ràng quyền lợi của chúng ta đang bị xâm phạm thì chúng ta có thể dùng những biện pháp, ví dụ như gửi công văn, gửi đến các hiệp hội nhờ can thiệp hỗ trợ để chúng ta trông chờ một sự tự nguyện từ phía đối tác trước. Và nếu sau khi không thể trông chờ vào sự tự nguyện không thể chờ sự tôn trọng pháp luật từ phía đối tác được thì lúc đấy chúng ta mới dùng đến chế tài của các quy định pháp luật liên quan đến việc xét xử.
2. Chia sẻ kinh nghiệm trong việc thỏa thuận đàm phán giữa các bên khi gặp trường hợp vi phạm hợp đồng về điều khoản thanh toán. Có cách nào tốt nhất để đảm bảo quyền lợi giữa hai bên
Kinh nghiệm của khi đi tham gia các vụ án tranh chấp về mặt kinh tế, đặc biệt là những vụ án liên quan đến thu hồi công nợ thì đa số tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu của bên khởi kiện. Chấp nhận xong rồi thì chúng ta tiếp tục yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự để có thể thi hành được bản án đấy. Tuy nhiên tôi cũng phải nói luôn là với hệ thống, với cơ chế xét xử hiện tại ở Việt Nam liên quan đến tranh chấp thương mại nếu sử dụng bằng con đường tòa án thì thời gian nó sẽ khá dài. Sau đấy để thi hành được án nữa nó lại là một khoảng thời gian nữa. Và quan trọng nữa là đối tác của chúng ta còn đủ khả năng để thanh toán khoản nợ đó hay không nữa. Nếu mà không còn tài sản để kê biên thì sẽ không còn tài sản để trả nợ. Đối với các tranh chấp liên quan đến thu hồi nợ thì gần như 100% chủ nợ sẽ là người thắng bằng bản án, nhưng thu hồi được khoản nợ đó thì trên thực tế là rất ít. Thì đó là những lưu ý mà các doanh nghiệp nên lưu tâm khi tham gia thị trường kinh tế để chúng ta có thể hình dung trước là chúng ta nên làm gì có lợi nhất. Tòa án thì rất có hiệu quả nhưng thời gian sẽ kéo dài và quan trọng hơn là khoản nợ có thu hồi được hay không thì lại là một câu chuyện rất khác.
Nguồn: VOV
Trần Thị Minh Nguyệt