Tiêu đề: Đánh giá môi trường kinh doanh của Việt nam, và niềm tin của doanh nghiệp Châu Âu đối với môi trường kinh doanh của Việt nam
Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018: Cải cách để tạo việc làm do Ngân hàng Thế giới WB công bố mới đây, Việt Nam năm 2018 xếp hạng 68/190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 14 bậc so với đánh giá trong năm 2017. Với con số trên, môi trường kinh doanh của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao vì có nhiều cải thiện từ chính sách của Chính phủ, trong đó có 8/10 chỉ số của Việt Nam tăng điểm. So sánh tương quan vị thế của Việt Nam trong các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN, Việt Nam đã vượt khá nhiều nước trong khu vực. Có được thành quả này là do trong năm 2017, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với khu vực kinh tế tư nhân. Các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang được làm có hiệu quả. Việc làm này đã khẳng định Việt nam sẵn sàng hội nhập, đặc biệt là với hiệp định Việt nam EU sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Ngay sau đây mời quý vị và các bạn lắng nghe những chia sử của Ông Gellert Horvarth, Phó chủ tịch hiệp hội các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam.
Câu hỏi 1: Với việc môi trường kinh doanh của Việt nam đạt trung bình nhóm nước ASEAN 4 năm 2017 và năm 2018 hiệp định EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực, theo Ông Gellert Horvath niềm tin của các DN Châu Âu vào môi trường kinh của Việt nam sẽ như thế nào?
Trả lời: Một vài số liệu thống kê để chứng tỏ rằng Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp Châu Âu. EuroCham Việt Nam là một trong năm hiệp hội thương mại Châu Âu lớn nhất trên thế giới với hơn 950 thành viên . Việt Nam là đối tác thương mại của Châu Âu lớn thứ hai sau Singapore, nhưng lại đứng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa với tổng giá trị hằng năm khoảng 45 tỉ Đô Mỹ . Ngoài ra, tại Việt Nam, đầu tư Châu Âu đứng thứ năm với tổng giá trị đầu tư lên đến 24.7 tỉ Đô Mỹ và được dự đoán sẽ đem lại thêm 1.3 tỷ Đô Mỹ đến cuối năm 2017. Điều này chứng tỏ rằng tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam và sức hút đầu tư là rất lớn, và Hiệp định thương mai tự do EU – Việt Nam (EVFTA) được mong đợi tăng giá trị đầu tư thêm 30%.
Trong cuộc khảo sát nội bộ thành viên gần đây, hơn 70% thành viên của EuroCham Việt Nam tin rằng họ sẽ nhận được nhiều hiệu quả tích cực đến từ hiệp định EVFTA và hơn 80% mong đợi sẽ có những tác động tích cực lâu dài trong tương lai. Ngoài ra, kết quả khảo sát do EU-ASEAN Business Council (Hội đồng Doanh nghiệp EU-ASEAN) chỉ ra rằng khoảng 86% doanh nghiệp phản hồi rằng Việt Nam sẽ trở thành một trong những khu vực kinh tế trọng điểm sau khi hiệp định EVFTA được ký kết.
Câu hỏi 2: Thưa Ông Gellert Horvath, khi Việt nam hội nhập EVFTA, các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt nam đã có những chiến lược đầu tư mở rộng và phát triển tại Việt nam như thế nào trong thời gian tới?
Trả lời: EuroCham Việt Nam đã tổ chức phái đoàn thương mai đến Bỉ vào tháng 9 năm 2017, trong chuyến đi này, EuroCham Việt Nam đã gặp gỡ và chia sẻ các cơ hội đầu tư tại Việt Nam với các doanh nghiệp Châu Âu.
Mặc dù có những khoảng cách về mặt địa lý, nhưng chúng tôi tin rằng với hiệp định EVFTA gỡ bõ hoặc giảm rào cản thương mai và thuế xuất nhập khẩu sẽ được cắt giảm tối thiểu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Châu Âu, qua đó đem lại nhiều cơ hội huy động vốn đầu tư tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế Châu Âu với những chiến lược phát triển bền vững và liên tục mở rộng các hoạt kinh doanh, nhân sự, do đó, họ khọng chỉ thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam nói riêng mà còn các nền kinh tế trong khu vực Châu Á nói chung.