Tiêu đề: Những khía cạnh nội dung mới cần tập trung trong Dự thảo Nghị định mới về hỗ trợ pháp lý cho DN; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN trong giai đoạn tới

19/11/2017

Trong chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” số trước, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình 585  về thực trạng nhu cầu pháp lý của doanh nghiệp cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn, vướng mắc đó xuất phát từ chính hạn chế, bất cập của Nghị định 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Vậy, đâu là định hướng và nội dung mới trong lần sửa đổi Nghị định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp lần này để hỗ trợ đúng và trúng nhu cầu pháp lý của doanh nghiệp trong giai đoạn tới. Chương trình hôm nay sẽ tiếp tục có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thanh Tú xung quanh vấn đề này để giúp quý vị và các bạn cùng hiểu rõ.
Câu hỏi:
  1. Thưa Ông, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua đã chính thức quy định về chế định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, cần nhanh chóng ban hành Nghị định mới hướng dẫn vấn đề này và sửa đổi 66/2008/NĐ-CP. Vậy, theo Ông, Nghị định mới cần phải tập trung vào những khía cạnh nào?
Nghị định mới cần quy định làm sao để thiết thực, hiệu quả, đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của doanh nghiệp về hỗ trợ pháp lý. Có 3 vấn đề cần đặt ra:
  • Thứ nhất, xác định đến đâu vai trò của Nhà nước. Trong bất kỳ trường hợp nào, Nhà nước vấn là bệ đỡ cho công tác hỗ trợ pháp lý này để thúc đẩy thị trường tư vấn pháp lý của các luật sư và thúc đẩy cơ quan Nhà nước tích cực hơn, hiệu quả hơn trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
  • Thứ hai, về hình thức hỗ trợ, cần có trọng tâm, trọng điểm. Cần lưu ý rằng, trong Luật Hỗ trợ DNNVV, có 7 hình thức hỗ trợ chung, trong đó có cả hỗ trợ pháp lý; và 3 hình thức hỗ trợ trọng tâm là về khởi nghiệp sáng tạo, về liên kết chuỗi kinh doanh và chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp. Nhưng hỗ trợ pháp lý này phải đặt trong bối cảnh không chỉ là một trong bảy hay trong ba nhóm hỗ trợ tập trung đó mà tất cả các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi vì, mỗi hoạt động, ví dụ về thuế, đều có hoạt động pháp lý liên quan.
  • Thứ ba, hỗ trợ pháp lý cho DNNVV thì không chỉ hỗ trợ riêng cho DNNVV mà cần phải hỗ trợ để làm sao bảo vệ khách hàng, bảo vệ đối tác của doanh nghiệp. Như vậy, chúng ta sẽ đảm bảo được sự bình đẳng pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đảm bảo quyền lợi của tất cả các chủ thể tham gia quá trình này.
  1. Vậy, làm thế nào để hỗ trợ đúng và trúng nhu cầu pháp lý của doanh nghiệp trong giai đoạn tới, thưa Ông?
  • Về hình thức hỗ trợ, chúng ta phải chuyển đổi từ Nhà nước hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho doanh nghiệp sang hỗ trợ gián tiếp. Nhà nước với tư cách là người định hướng cho công tác hỗ trợ pháp lý, không làm thay cho Luật sư, không trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp nữa mà tạo ra một khung để từ đó giúp cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phát triển và đi vào chiều sâu.
  • Về giải đáp pháp luật trực tiếp cho doanh nghiệp, bây giờ chúng ta phải tìm cơ chế để thay đổi. Chúng tôi đang có ý định, đưa các vụ việc của doanh nghiệp lên các website, ví dụ như của Bộ Tư pháp, sau đó chúng tôi sẽ thiết lập một mạng lưới các cộng tác viên, các Luật sư, các chuyên gia pháp lý nghiên cứu trả lời cho doanh nghiệp từ góc độ của họ. Từ đó, các doanh nghiệp biết được câu trả lời và chọn lựa phương án tối ưu nhất. Qua cách xã hội hóa gián tiếp như vậy, chúng ta sẽ hỗ trợ thiết thực hơn