Tiêu đề: Thực trạng năng lực pháp lý của DN và khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN

19/11/2017

Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới trên 97% tổng số các doanh nghiệp. Quy mô nhỏ và vừa, năng lực quản trị, năng lực sản xuất, năng lực pháp lý thấp, đồng nghĩa với đó là năng lực cạnh tranh thấp. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV, không thể thiếu việc nâng cao năng lực pháp lý. Đối với các doanh nghiệp lớn, vấn đề pháp lý đã quan trọng, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề này lại càng quan trọng. Vậy, năng lực pháp lý và nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các DNNVV hiện nay như thế nào? Đâu là những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình 585 để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Câu hỏi:
  1. Thưa Ông, từ thực tiễn công tác hỗ trợ pháp lý, Ông đánh giá như thế nào về thực trạng năng lực pháp lý cũng như nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, thưa Ông?
  • Hiện nay, Việt Nam có hơn 500.000 doanh nghiệp, trong số đó, hơn 97% là DNNVV. Trong kế hoạch đến năm 2020 của Chính phủ, phấn đấu có một triệu doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có năng lực pháp luật và năng lực thực thi pháp luật còn thiếu và yếu.
  • Theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016 – 2017 cũng như đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và khảo sát của Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp (Chương trình 585) thì một trong những điểm yếu, hay khó khăn, vướng mắc thường gặp của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có DNNVV là vấn đề pháp lý, những thủ tục hành chính hay vướng mắc pháp lý trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Ví dụ về vụ việc một DN lớn của VN tham gia vụ kiện nước ngoài… để thấy năng lực pháp lý còn thấp, sự quan tâm đến vấn đề pháp lý chưa cao của các DN Việt Nam.
  1. Vậy, trong quá trình triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, công tác này chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những khó khăn, bất cập, thưa Ông?
- Thứ nhất, công tác hỗ trợ vẫn còn mang nặng tính hình thức. Nhiều hoạt động nhưng chưa đáp ứng được đúng và trúng nhu cầu của doanh nghiệp.
- Thứ hai, nhiều hoạt động mang tính trùng lắp. Bộ A cũng làm, Bộ B cũng làm, Hiệp hội này làm, Hiệp hội kia cũng làm... dẫn đến rất nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nhưng cuối cùng làm khổ cả doanh nghiệp, làm khổ cả ban tổ chức. Bởi vì, không gặp được nhau giữa cung và cầu.
- Thứ ba, kinh phí cho hoạt động hỗ trợ vấn còn bất cập. Hoạt động hỗ trợ nhưng kinh phí giải đáp pháp lý cho doanh nghiệp thanh toán theo quy định của Bộ Tài chính là 25.000 VNĐ/giờ tư vấn. Như vậy, không thể huy động được các chuyên gia đầu ngành, những Luật sư giỏi để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
- Thứ tư, ngoài góc độ của Nhà nước, về phía doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ.