Tiêu đề: Phân tích những nguyên nhân mà các doanh nghiệp nông nghiệp chưa phát triển cũng như chưa hấp thụ các chính sách hỗ trợ dành cho khối doanh nghiệp này

17/11/2017

Báo cáo của chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới cho thấy trong tổng số gần 500.000 doanh nghiệp đăng ký, chỉ có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chưa tới 1% tổng số doanh nghiệp hoạt động trên cả nước. Phần lớn trong số đó là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chiếm 95%; số doanh nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 3,7% và số doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,32%. Vậy vì sao một nước có thế mạnh về nông nghiệp như nước ta mà các doanh nghiệp lại không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này? Để có câu trả lời, nhóm phóng viên chương trình Kinh doanh và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với chuyên gia nông nghiệp Tiến sĩ Tống Khiêm, mời quý vị và các bạn chú ý theo dõi ngay sau đây.
Câu hỏi 1: Vâng thưa Ông, nguyên nhân do đâu mà hiện số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 1% tổng số doanh nghiệp hoạt động trên cả nước?
Trả lời:  Tôi cho rằng không chỉ nước ta đâu, mà ở các nước khác cũng thế, doanh nghiệp nông nghiệp bao giờ cũng có xu hướng đi chậm và phát triển rất khó khăn, bởi có một loại khó khăn. Thứ nhất nông nghiệp phụ thuộc vào môi trường, thời tiết nhất là ở Việt Nam. Chúng ta thường nói là điều kiện thời tiết của chúng ta thuận tiện, nhưng nếu nói về công nghệ cao thì không phải là thuận tiện đâu. Chưa kể chính sách của chúng ta chưa đầy đủ, chưa đồng bộ thậm chí đã quan tâm nhiều rồi nhưng rủi ro về điều kiện thiên nhiên, vừa không ổn định về chính sách nên các nhà đầu tư không yên tâm. Hiện nay có nhiều chính sách chúng ta đưa ra áp dụng khoảng 3 năm đã phải sửa lại. Thì tôi cho rằng đấy là những nguyên nhân chính. Còn các nguyên nhân khác cũng quan trọng, nhưng đều có thể giải quyết được nếu như chúng ta giải quyết được vấn đề chính sách.
Câu hỏi 2: Vừa qua Chính phủ đã nâng nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lên mức 100 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên hiện không nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này. Theo Ông là vì sao?
Trả lời:  Đã có tỷ lệ giải ngân trong gói 100 nghìn tỷ, Chính phủ thì yêu cầu phải có gói đó, nhưng các ngân hàng thương mại đăng ký vượt lên 120 nghìn tỷ, nhưng vẫn ít doanh nghiệp tiếp cận được, mà chỉ có tỷ lệ thấp giải ngân được, đó là vì sao? Những doanh nghiệp tiếp cận được thì là do họ có tín chấp, những doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, sản xuất lớn...thì vay rất thoải mái từ trước và giờ họ tiếp tục vay vốn nguồn hỗ trợ này. Nhưng những doanh nghiệp mới thành lập với quy mô nhỏ thì vẫn bị thế chấp. Tôi lấy ví dụ, các chủ doanh nghiệp trang trại hiện nay đang vướng là: Tôi là công ty , tôi thuê của 100 hộ nông dân, với trên 50ha, nhưng xác nhận về việc doanh nghiệp bỏ ra tưng đấy tiền để thuê đất trong mấy năm đó thì không chính quyền nào xác nhận cả. Nếu có giấy xác nhận đó thì ngân hàng cho vay ngay. Nếu bây giờ giải quyết được cơ chế chính sách đó, thì bắt đầu mới cởi trói được, hay giải tỏa được những khó khăn về tài chính cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ. Tôi được biết hiện nay thông thoáng, là hộ kinh doanh còn được vay, nhưng ông thành lập doanh nghiệp lai không được vay thì đó là cái bất cập
Câu hỏi 3: Vậy theo ông cần có biện pháp gì để giải quyết tình trạng này?
Trả lời: Tôi cho rằng số 1 bây giờ là phải xem lại hệ thống chính sách của chúng ta để hoàn thiện. Nhà nước phải giúp cho doanh nghiệp, tất nhiên doanh nghiệp phải tự thân vận động đầu ra , rồi nội tại của doanh nghiệp đó và khoa học nông nghiệp thì sẽ hỗ trợ để làm ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu khi có đầu ra. Tôi tin rằng khi mà có đầu ra chắc chắn trong 3, 5 năm tới thì bất kể doanh nghiệp nào cũng có thể làm được.