Tiêu đề: Đánh giá thực trạng sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp hiện nay

16/11/2017

Tuy là một quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp nhưng trên thực tế, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này ở nước ta thời gian qua chỉ chiếm chưa đến 6% trong tổng mức đầu tư chung của toàn nền kinh tế. Chỉ có khoảng 1% số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực được cho là khá nhiều rủi ro này. Ngay từ đầu năm nay, Chính phủ đã quyết định dành gói hỗ trợ tín dụng lên tới 100 nghìn tỷ đồng để đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao với cơ chế cho vay thông thoáng nhất. Vậy các doanh nghiệp nông nghiệp nước ta hiện nay như thế nào? Và vì sao các doanh nghiệp FDI không mấy mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này? Để trả lời câu hỏi này, nhóm phóng viên Kinh doanh và pháp luật có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn -  Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, Bộ NN&PTNT.
Câu hỏi 1: Vâng thưaÔng, là nước nông nghiệp, nhưng đến nay chưa tới 1% tổng số doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động trên cả nước. Vậy Ông có đánh giá như thế nào về sự phát triển của khối doanh nghiệp này?
Trả lời: Theo số liệu thống kê, số lượng doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp còn rất ít, có hơn 4000 doanh nghiệp, chiếm 1% trong tổng số doanh nghiệp. Và quy mô nhỏ, trên 95% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, và số doanh nghiệp cực nhỏ, có chưa đến 10 lao động chiếm trên 50%. Thứ 2 là doanh nghiệp vẫn thường tham gia và công đoạn đầu vào, tham gia nhiều tại một số khâu thương mại, tập trung ở xung quanh những thành phố lớn. Đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Còn doanh nghiệp làm bài bản mà chúng ta kỳ vọng như chế biến, bảo quản, kết nối chuỗi giá trị, tìm đầu ra thì chưa có nhiều doanh nghiệp
Câu hỏi 2: Có một thực tế là không chỉ các nhà đầu tư trong nước không quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này. Mà ngay cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không mặn mà tham gia đầu tư. Theo thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2016 cả nước có gần 550 dự án FDI nông nghiệp,với tổng vốn đầu tư gần 4 tỷ USD, chiếm 2,4% số dự án và 1,2% tổng vốn đầu tư trong tất cả các lĩnh vực? Ông có nhận định như thế nào về vấn đề này?
Trả lời:  Đầu tư vào nông nghiệp cũng có nhiều rủi ro, nếu doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta họ phải xem xét rất kỹ, trong khi các doanh nghiệp trong nước tự phát triển thì lại khó về công nghệ và vốn. Làm thế nào mà chúng ta nối hai khối doanh nghiệp này thông qua hệ thống chính sách thì làm rất tốt. Thứ 2 tôi nghĩ có cái khó đầu tư vào nông nghiệp nông thôn là vùng đầu tư thường xa trung tâm, và cơ sở hạ tầng không được tốt như khu vực đo thị, các khu công nghiệp. Nên để các doanh nghiệp tự bỏ vốn ra đầu tư hạ tầng xung quanh nơi mình đầu tư ở vùng nông nghiệp thì rất khó. Phải có một cú huých, một cơ chế mạnh nào đó thì daonh nghiệp mới sẵn sàng bỏ tiền đầu tư vào vùng này.
 
Câu hỏi 3: Vậy theo Ông đâu là nguyên nhân các doanh nghiệp FDI không mặn mà đầu tư vào nước ta?
Trả lời:  Doanh nghiệp đầu tư ở các nước không phải là quá nhiều, đặc biệt là FDI đầu tư vào nông nghiệp còn ít nữa. Nước điển hình thu hút được nhiều nguồn vốn FDI vào là Achentina cũng chỉ có 5-6% so với tổng số doanh nghiệp hay tổng số vốn thôi. Doanh nghiệp FDI đầu tư vào nông nghiệp Việt nam có một số cái khó. Thứ nhất, không thể đi thuê đất dễ dàng như doanh nghiệp trog nước, không thể góp vốn thu hút vốn bằng đất của dân được, do chế tài hợp đồng nông sản của chúng ta chưa rõ ràng, rành mạch. Chứ nói đến một số ngành hàng mà chúng ta chưa cho DN FDI thu mua trực tiếp. Và thứ 2 là các doanh nghiệp FDI thường kêu ca về cơ sở hạ tầng, bởi đối với họ chi phí về sản xuất, bảo quản, đúng chất lượng, logicstic và cơ sở hạ tầng không đảm bảo thì họ sẽ khó đầu tư.