Tiêu đề: Đánh giá về quy định trong Dự thảo Luật sửa đổi 5 Luật thuế về thuế GTGT, so sánh với các quốc gia; đề xuất, kiến nghị hoàn thiện Dự thảo Luật

12/11/2017

Trong số trước, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hội Tư vấn thuê Việt Nam, Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính về những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong việc thực hiện, áp dụng các chính sách thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng. Và với việc điều chỉnh thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10 lên 12% trong Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng lần này đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Xung quanh vấn đề này, hôm nay sẽ tiếp tục có cuộc trao đổi với Bà Nguyễn Thị Cúc để giúp quý vị và các bạn cùng hiểu rõ.
Câu hỏi:
  1. Thưa Bà, theo quy định của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 5 Luật thuế thì thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 12%, trong đó, mức thuế suất áp dụng cho đường tăng từ 5% lên 6%. Bà đánh giá như thế nào về sự điều chỉnh lần này?
  • Có những mức thuế suất chúng tôi cho không hợp lý. Ví dụ đường 5%, trong đó sữa và các sản phẩm khác 10% hoặc sản phẩm bằng đay, cói, tre,  nứa,  lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp… thuế suất lên 10% vì  phân biệt dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá; đũa tre, đũa luồng  thuế suất 5% nhưng rèm gỗ,  dduaauax gỗ, đũa nhựa… thuế suất 10%  là rất khó thực hiên... nên xem xét điều chỉnh lại. Tuy nhiên, điều chỉnh bao nhiêu, khi nào thì cần xem xét thật sự thấu đáo.
  • Việc điều chỉnh tăng thuế suất thường khó khăn hơn nhiều so với giảm thuế. Tuy nhiên trong điều kiện cắt giảm sâu  thuế NK theo lộ trình  hội nhập, giảm thuế THDN, Thuế TNCN  trong lúc yêu cấu tăng chi NSNN và khống chế tye lệ bội chi NSNN dưới 5% thì tất yếu phải điểu chỉnh tăng thuế gián thu trong đó có thuế GTGT. Điều này cũng phù hợp với quá trình chuyển đổ cơ cầu thuế của các quốc gia.
  • Ví dụ, ngay cả  với  một số  nước  có mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn Viêt nam: như Nhật  bản  hiện  mức thuế suất 8 % (trước đó  5%, năm 2014 điều chỉnh lên 8% và từ 1 tháng 10 năm  2019 sẽ tăng  lên 10%.  Singapore trước kia  áp dụng mức  thuế suất 3%  đối với hàng hóa dịch vụ, sau đó điều chỉnh lên 5% và hiện hành  có mức thuế suất 7%. Phi-líp-pin cũng tăng thuế suất từ 12% lên mức thuế suất  hiện hành là 15%.
  • Quy đinh thuế suất thuế giá trị gia tăng so với thế giới là trung bình thấp, về phía DN thì không muốn nhưng chúng ta hài hòa tổng nguồn thu của NSNN và nguồn chi NN. Để tạo nên sự đồng thuân, nên đua ra giải pháp kiểm soát chi, sử dụng tiền thuế có hiệu quả và biện pháp quản lý thuế, chống thật thu NSNN…
  1. Ngoài vấn đề này, Bà có đề xuất, kiến nghị gì khác về các quy định trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế lần này, thưa Bà?
  • Bên cạnh thuế giá trị gia tăng, còn có thuế tài nguyên, cá nhân, TTĐB... ví dụ, về giá tính thuế tài nguyên đối với xuất khẩu, khai thác... cần sửa lại
  • Về thuế TTĐB, đề nghị cân nhắc đưa trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất công nghiệp, nếu định đưa cà phê , trà  đóng chai, hộp, vào diện chịu thuế TTĐB  thì phải ghi cụ thể ; vì cumgj từ uống liến, ăn liền nhiều nghĩa khác nhau: ví dụ mì ăn liền, cà phê hòa tan 3 trong 1 cũng  có nơi gọi là cà phê uống liền để phân biệt với cà  phê phi.... Về quy định nước trái cây, nước rau quả 100% tự nhiên  cũng cân nhắc với công thức sản xuất này để tránh nhầm lẫn trong thực thi.
  • Thuế TNDN: Trong DT Luật lần này ưu đãi tiếp cho DNNVV. Đây là một hình thức Nhà nước dành một phần cho DN, tăng tích tụ, nuôi dưỡng nguồn thu, đồng thời góp phần giảm thiểu hành vi trốn thuế, gian lận thuế…