Tiêu đề: Khó khăn, vướng mắc của DN khi thực hiện các chính sách thuế, đặc biệt là thuế Giá trị gia tăng, thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt

11/11/2017

Thực tiễn triển khai thực hiện các luật thuế thời gian qua cho thấy việc triển khai các luật thuế đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện, một số quy định của các Luật thuế này đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, gây không ít khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là liên quan đến Luật thuế giá trị gia tăng. Vậy, những khó khăn đó là gì? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay sẽ có cuộc trao đổi với Bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn xung quanh vấn đề này.
Câu hỏi:
  1. Thưa Bà, từ thực tiễn tư vấn thuế, bà đánh giá như thế nào về những khó khăn, vướng mắc trong một số chính sách thuế giá trị gia tăng mà các doanh nghiệp đã và đang phải đối diện?
  • Trong thực tế nhiều doanh nghiệp chỉ có doanh thu không phải kê khai tính thuế GTGT nhưng đầu vào để có được hàng hóa bán, tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa đó cần rất nhiều các chi phí liên quan như chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí quản lý để bán được hàng. Những chi phí này đều chịu mức thuế GTGT 10% ở khâu đầu vào nhưng theo quy định hiện hành số thuế này được kê khai khấu trừ, nhưng do đầu ra không phải kê khai tính thuế nên việc kê khai khấu trừ là không có ý nghĩa kinh tế và chưa phù hợp với đạo lý về thuế GTGT gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp.
  • Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp sau 2-3 năm mức thuế GTGT đầu vào lũy kế âm chưa khấu trừ hết theo quy định từ 5-10 tỷ đồng. Như vậy thực sự gây khó khăn cho doanh nghiệp, do đó cần cho hoàn thuế đối với trường hợp này giống như sản xuất hàng hóa 5% cũng được hoàn thuế.
  • Về thuế giá trị gia tăng, trên thực tế khó phân biệt đối tượng, khi nào được áp dụng mức thuế suất 0%,  5% , 10%, đặc biệt khó khăn là khi Luật 106 đối với sản phẩm có nguồn gốc từ tài nguyên khoáng sản trị giá 51% áp dụng 0% khi xuất khẩu... -> Vướng trong hoàn thuế…
  1. Vậy, bên cạnh thuế giá trị gia tăng, các chính sách thuế khác liệu có điểm gì cần phải sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp trong thời gian tới, thưa Bà?
  • Về không hoàn thuế đối với sản phẩm xuất khẩu chế biến từ tài nguyên, khoáng sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên. Việc xác định tỷ lệ tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng trên giá thành sản phẩm sẽ khó thực hiện , đặc biệt là trường hợp DN thương mại mua hàng của DN sản xuất để xuất khẩu  thì không có cơ sở tính toán, đồng thời không công bằng giữa cùng một loại hàng hóa xuất khẩu và khó khăn khi thay đổi giá thành chi phí, kết cẩu sản phẩm...
  • Thuế TNDN: 01/01/2016 áp chung 20%, không có riêng cho DNNVV -> Cần có chính sách ưu đãi thuế cho DNNVV, đặc biệt là đối tượng DN khởi nghiệp…