Alternate Text
Tình tiết sự kiện: Thực tế, hợp đồng có sử dụng ngoại tệ như để tính toán khá phổ biến. Ở đây, Nguyên đơn và Bị đơn đã ký hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị với đồng tiền thanh toán là đồng tiền Việt Nam (VND), giá tạm tính được quy đổi từ đơn giá tính toán bằng đồng Đô la Mỹ (USD). Hội đồng Trọng tài xác định hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 và không thuộc trường hợp vi phạm điều cấm làm cho hợp đồng vô hiệu.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ không đồng ý với phương án bồi thường, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải làm gì? Trình tự thực hiện như thế nào?
Alternate Text
Tình tiết sự kiện: Tồn tại một hợp đồng mua bán giữa Công ty Đài Loan, Trung Quốc (Nguyên đơn – Bên bán) và Công ty Việt Nam (Bị đơn – Bên mua). Về phía Bên mua có đại diện là ông D nhưng lại không có con dấu của Công ty Việt Nam. Mặc dù vậy, Hội đồng Trọng tài xác định hợp đồng vẫn ràng buộc các Bên.
Alternate Text
Tình tiết sự kiện: Công ty quốc tịch Cộng hòa Síp (Nguyên đơn) xác lập hợp đồng với Công ty Việt Nam (Bị đơn). Trong phần đại diện, Công ty Việt Nam có ông Q là Phó tổng giám đốc nhưng không thể hiện có giấy ủy quyền. Mặc dù vậy, Hội đồng Trọng tài vẫn khẳng định giao dịch này ràng buộc Bị đơn.
Alternate Text
Tình tiết sự kiện: Trong Điều lệ của Công ty T (Bị đơn) có nội dung “tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại của công ty trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Công ty này có người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc và Tổng giám đốc đã xác lập hợp đồng với một công ty khác của Việt Nam – Công ty S (Nguyên đơn), trong đó có thỏa thuận chọn VIAC giải quyết tranh chấp. Khi tranh chấp phát sinh, Nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn tại VIAC. Sau khi có Phán quyết trọng tài, Bị đơn phản đối thẩm quyền của người đại diện trong việc ký thỏa thuận trọng tài chọn VIAC đồng thời cho rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Alternate Text
Tình tiết sự kiện: Năm 2011, Nguyên đơn và Bị đơn ký hợp đồng thuê nhà xưởng. Năm 2014, hai bên ký lại hợp đồng trong đó có nội dung giá thuê và đặt cọc. Cụ thể, “Giá thuê bằng đồng Việt Nam tương đương 19.000 USD một tháng theo tỷ giá ngoại tệ bán ra do Ngân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán”, “Bên B (Nguyên đơn) sẽ đặt cọc bằng đồng tiền Việt Nam tương đương 60.000 USD theo tỷ giá ngoại tệ bán ra tại thời điểm đặt cọc do Ngân hàng Việt Nam công bố”. Hội đồng Trọng tài xác định hợp đồng vô hiệu nhưng chỉ vô hiệu một phần.
Alternate Text
Tình tiết sự kiện: Nguyên đơn và Bị đơn đã xác lập hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài “xét thấy hợp đồng nhượng quyền thương mại được ký kết giữa Nguyên đơn và Bị đơn vô hiệu toàn bộ do không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự”. Từ đó, Hội đồng Trọng tài giải quyết hệ quả liên quan đến hợp đồng vô hiệu, trong đó có việc các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Alternate Text
Tình tiết sự kiện: Công ty Việt Nam (Nguyên đơn – Bên mua) xác lập hợp đồng mua bán với Công ty Hà Lan (Bị đơn – Bên bán). Sau đó, các Bên có tranh chấp xuất phát từ việc Bên mua cho rằng Bên bán giao hàng không đúng chủng loại. Hội đồng Trọng tài theo hướng không chấp nhận yêu cầu hủy hợp đồng do không có vi phạm.
Alternate Text
Tình tiết sự kiện: Công ty B (Nguyên đơn) và Công ty L (Bị đơn) xác lập hợp đồng thuê nhà xưởng trong đó có thỏa thuận trọng tài. Sau đó, Nguyên đơn, Bị đơn và chủ sở hữu nhà xưởng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng nhưng có tranh chấp về việc thực hiện thỏa thuận thanh lý hợp đồng trên. Hội đồng Trọng tài xác định thỏa thuận trọng tài vẫn tồn tại nên Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền.
Alternate Text
Tình tiết sự kiện: Công ty M (Nguyên đơn) và Công ty T (Bị đơn) xác lập Hợp đồng tư vấn thiết kế lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và lập dự án đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật cho một dự án du lịch. Sau đó, hợp đồng chấm dứt và Hội đồng trọng tài được yêu cầu giải quyết hệ quả của việc chấm dứt hợp đồng.