Ngày 29 tháng 12 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 56). Tuy nhiên, thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, việc thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận nghỉ việc để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập.
Ngày 27/7/2022, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính yêu cầu hủy quyết định về cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần Phát triển Thủy Long (được viết tắt GCNĐKDN). Sau khi xét xử, Tòa án tỉnh Thái Bình ban hành Bản án hành chính sơ thẩm số 18/2022/HC-ST với nội dung: “Hủy GCNDDKDN lần thứ 12, 13, 14, 15 và 16 của Công ty Cổ phần Phát triển Thủy Long”. Xung quan bản án này, đã nổ ra cuộc tranh cãi pháp lý, nhiều Luật sư, chuyên gia pháp lý đã có ý kiến trao đổi về các vấn đề pháp lý liên quan trong bản án, để rộng đường trao đổi, làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan về các tình huống pháp lý vụ việc cụ thể này, chúng tôi xin trao đổi đến quý bạn đọc như sau:
Alternate Text
Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là việc bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện các hoạt động xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được ghi nhận. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có bước phát triển mạnh”; đồng thời, đã xác định trọng tâm và các định hướng của công tác hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, trong đó có hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong giai đoạn 2021-2030, gồm: (i) tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp; (ii) hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế; (iii) có chính sách hỗ trợ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; (iv) hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, mang tầm quốc gia và thể hiện tính liên ngành, liên vùng.
Alternate Text
Ngày 24/6/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với mục đích quy định chi tiết hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời để khắc phục các vướng mắc, bất cập của một số quy định trong Nghị định số 66/2008/NĐ-CP. Nghị định số 55/2019/NĐ-CP góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa hoạt động hỗ trợ pháp lý này đi vào thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Alternate Text
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo thuộc vùng Đông Bắc của đất nước có điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng, có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Dân số Quảng Ninh trên 1,3 triệu người, với 22 dân tộc; 13 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 04 thành phố, 02 thị xã và 07 huyện; tỷ lệ đô thị hóa 65%); có 177 xã, phường, thị trấn. Đến tháng 5/2022: tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 17.593 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc đăng ký hoạt động. Trong đó, số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98%.
Alternate Text
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, có đường biên giới dài 70 km chung với nước bạn Cam Pu Chia, có diện tích tự nhiên 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2020 đạt trên 1.8 triệu người, với hơn 45 dân tộc anh em cùng sinh sống; tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện, trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã (152 xã, 20 phường và 12 thị trấn), được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của cả vùng Tây Nguyên. Ngoài vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk còn có vị trí vô cùng quan trọng về quốc phòng, an ninh không những đối với vùng Tây Nguyên mà còn với cả nước.
Bộ luật hình sự năm 2015 (Điều 341) quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là là hành vi làm ra con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức giống với con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thật của cơ quan, tổ chức đó hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.