Thực hiện chủ trường của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển kinh tế không bằng mọi giá, do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phát triển kinh tế đảm bảo các quy định của pháp luật chuyên ngành và pháp luật về môi trường. Do đó, để nâng cao nhận thức pháp luật về môi trường, Ban Quản lý chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 phối hợp Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực xây dựng Bản tin này.
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải phát triển để phù hợp với xu thế này. Để phòng ngừa rủi ro trong xu thế chuyển đổi số, Ban Quản lý Chương trình pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 phối hợp Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực xây dựng cuốn bản tin liên quan đến chuyển đổi số và lưu ý về mặt pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được tổ chức tại các bộ ngành, địa phương và qua hơn 10 năm triển khai, chương trình này đạt được những kết quả nhất định, nhiều mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hiệu quả. Để góp phần mở rộng các mô hình hỗ trợ pháp lý hiệu quả, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 phối hợp Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực xây dựng Bản tin liên quan đến nội dung này.
Góp phần giúp doanh nghiệp, bạn đọc nắm được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước góp phần phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 phối hợp Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực triển khai số bản tin điện tử về nội dung trên.
Năm 2021, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025, Bộ Tư pháp phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực biên soạn tài liệu về các vấn đề pháp lý liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19 đến kinh tế - xã hội của nước ta, việc giao dịch trực tiếp giữa các chủ thể trong xã hội bị hạn chế, giao dịch điện tử ngày càng phát triển.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thành lập và hoạt động cần quan tâm đến rất nhiều vấn đề, trong đó có quyền sở hữu đến các sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các doanh nghiệp.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế - xã hội của thế giới nói chung và của nước ta nói riêng. Để góp phần khôi phục sự phát triển của kinh tế - xã hội cũng như thích ứng với tình hình mới, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Hiện nay, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, được sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực, một số Bộ, ngành, địa phương, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp chưa tổ chức hoặc tổ chức không hiệu quả hoạt động này.
Doanh nghiệp để bước vào thị trường cần trang bị nhiều yếu tố từ vốn, tổ chức bộ máy, nhân sự, đối tác, phương thức kinh doanh... mà trong đó, khi muốn thành lập doanh nghiệp thì yếu tố tiên quyết cần quan tâm đó là vấn đề pháp lý.