11/06/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Tổ thư kí giúp việc Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về một số Chương trình, Đề ánChiều 06/6, Tổ thư kí giúp việc Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương đã có buổi làm việc nắm bắt tình hình thực hiện các chương trình, đề án về truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do đồng chí Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT cho biết, thực hiện các đề án, chương trình của Chính phủ đã và đang thực hiện được một số công việc thiết thực, hiệu quả, đồng thời cũng gặp một số khó khăn, tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, theo đó:
Về Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” (theo Quyết định 407/QĐ-TTg), Bộ NN&PTNT đã chủ động tổ chức, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện truyền thông dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chủ trì soạn thảo; xây dựng tài liệu, nội dung truyền thông dự thảo chính sách đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, hình thức phong phú, sinh động; thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp thực tiễn…Thực hiện Đề án, Bộ NN&PTNT xây dựng tài liệu nguồn về các nội dung cơ bản của dự thảo chính sách để cung cấp cho báo chí và các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện truyền thông; đồng thời chú trọng thực hiện truyền thông dự thảo chính sách bằng các hình thức phù hợp; tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp ý về dự thảo chính sách thông qua hoạt động truyền thông; xây dựng thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành trong tháng 12 năm 2023.
Về Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân” (theo Quyết định 977/QĐ-TTg), Bộ NN&PTNT đã quán triệt, thông tin, truyền thông thường xuyên, liên tục bằng các hình thức phù hợp với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội, sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của người dân; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân; nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn thuộc phạm vi quản lý; cung cấp, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật bằng các hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phương tiện thông tin đại chúng…
Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Quyết định số 81/QĐ-TTg, Quyết định số 345/QĐ-TTg và Nghị định số 55/NĐ-CP/2019, Bộ NN&PTNT đã tổ chức rà soát các quy định của pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng cường đối thoại với doanh nghiệp nhằm xác định đúng và trúng các khó khăn, vướng mắc pháp lý để đề xuất hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp… Tổ chức một số lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ cho người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường trao đổi thông tin, xây dựng cơ chế phối hợp trong triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giữa cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT đã kiến nghị nhiều nội dung về bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, đề án về truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị; tập huấn về công tác truyền thông chính sách và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp …
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa nêu rõ, truyền thông dự thảo chính sách, công tác PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo các chương trình, đề án của Thủ tướng Chính phủ là những nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt đối với Bộ Nông nghiệp là Bộ đa ngành, đa lĩnh vực, có đối tượng tác động chiếm tới gần 70% dân số Việt Nam. Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai các chương trình, Đề án về truyền thông dự thảo chính sách, tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp cần chú trọng công tác quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, làm cơ sở đo lường, kiểm tra, giám sát, bố trí nguồn lực thực hiện nhiệm vụ hiệu quả; đồng thời, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện các chương trình, đề án …;các nhiệm vụ được triển khai bám sát vào nội dung của các văn bản điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực này; có tổ chức thực hiện, kiểm tra, khảo sát, đánh giá, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp thực hiện hướng tới xác định trúng, đúng nội dung, đổi mới hình thức, phương pháp PBGDPL trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn và đối tượng thụ hưởng.
Đồng thời, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa nêu rõ, Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân xác định công tác PBGDPL không phải là khâu đầu tiên của công tác tổ chức, thi hành pháp luật, mà công tác PBGDPL có mặt ở tất cả các khâu, là việc gắn kết tổng thể trong cả quá trình từ khâu xây dựng, ban hành pháp luật đến tổ chức thực hiện, bảo vệ pháp luật, do đó, Bộ NN&PTNT cần xác định rõ nhiệm vụ để triển khai có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Đỗ Văn Tuyến
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Chiều 06/6, Tổ thư kí giúp việc Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương đã có buổi làm việc nắm bắt tình hình thực hiện các chương trình, đề án về truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do đồng chí Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.
Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT cho biết, thực hiện các đề án, chương trình của Chính phủ đã và đang thực hiện được một số công việc thiết thực, hiệu quả, đồng thời cũng gặp một số khó khăn, tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, theo đó:
Về Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” (theo Quyết định 407/QĐ-TTg), Bộ NN&PTNT đã chủ động tổ chức, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện truyền thông dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chủ trì soạn thảo; xây dựng tài liệu, nội dung truyền thông dự thảo chính sách đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, hình thức phong phú, sinh động; thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp thực tiễn…Thực hiện Đề án, Bộ NN&PTNT xây dựng tài liệu nguồn về các nội dung cơ bản của dự thảo chính sách để cung cấp cho báo chí và các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện truyền thông; đồng thời chú trọng thực hiện truyền thông dự thảo chính sách bằng các hình thức phù hợp; tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp ý về dự thảo chính sách thông qua hoạt động truyền thông; xây dựng thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành trong tháng 12 năm 2023.
Về Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân” (theo Quyết định 977/QĐ-TTg), Bộ NN&PTNT đã quán triệt, thông tin, truyền thông thường xuyên, liên tục bằng các hình thức phù hợp với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội, sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của người dân; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân; nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn thuộc phạm vi quản lý; cung cấp, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật bằng các hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phương tiện thông tin đại chúng…
Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Quyết định số 81/QĐ-TTg, Quyết định số 345/QĐ-TTg và Nghị định số 55/NĐ-CP/2019, Bộ NN&PTNT đã tổ chức rà soát các quy định của pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng cường đối thoại với doanh nghiệp nhằm xác định đúng và trúng các khó khăn, vướng mắc pháp lý để đề xuất hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp… Tổ chức một số lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ cho người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường trao đổi thông tin, xây dựng cơ chế phối hợp trong triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giữa cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT đã kiến nghị nhiều nội dung về bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, đề án về truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị; tập huấn về công tác truyền thông chính sách và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp …
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa nêu rõ, truyền thông dự thảo chính sách, công tác PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo các chương trình, đề án của Thủ tướng Chính phủ là những nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt đối với Bộ Nông nghiệp là Bộ đa ngành, đa lĩnh vực, có đối tượng tác động chiếm tới gần 70% dân số Việt Nam. Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai các chương trình, Đề án về truyền thông dự thảo chính sách, tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp cần chú trọng công tác quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, làm cơ sở đo lường, kiểm tra, giám sát, bố trí nguồn lực thực hiện nhiệm vụ hiệu quả; đồng thời, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện các chương trình, đề án …;các nhiệm vụ được triển khai bám sát vào nội dung của các văn bản điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực này; có tổ chức thực hiện, kiểm tra, khảo sát, đánh giá, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp thực hiện hướng tới xác định trúng, đúng nội dung, đổi mới hình thức, phương pháp PBGDPL trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn và đối tượng thụ hưởng.
Đồng thời, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa nêu rõ, Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân xác định công tác PBGDPL không phải là khâu đầu tiên của công tác tổ chức, thi hành pháp luật, mà công tác PBGDPL có mặt ở tất cả các khâu, là việc gắn kết tổng thể trong cả quá trình từ khâu xây dựng, ban hành pháp luật đến tổ chức thực hiện, bảo vệ pháp luật, do đó, Bộ NN&PTNT cần xác định rõ nhiệm vụ để triển khai có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Đỗ Văn Tuyến
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật