Hội nghị đối thoại chuyên sâu: Tư vấn nâng cao nhận thức pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng, đáp ứng yêu cầu thực hành kinh doanh có tránh nhiệm tại Việt Nam qua một số vụ việc cụ thể

24/10/2023
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Hội nghị tổ chức ngày 21/10/2023 tại tỉnh Sóc Trăng

Sáng ngày 21 tháng 10 năm 2023, tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, đã phối hợp tổ chức Hội nghị  đối thoại chuyên sâu trao đổi về Những vấn đề pháp lý với chủ đề “Tư vấn nâng cao nhận thức pháp luật của DNNVV đáp ứng, đáp ứng yêu cầu thực hành kinh doanh có tránh nhiệm tại Việt Nam qua một số vụ việc cụ thể”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – Bộ Tư pháp năm 2023.

Tham dự hội nghị có các Lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và môi trường, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, một số Tổ chức Hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, các cơ quan tổ chức có liên quan đến công tác Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc Hội Nghị, bà Mã Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho biết, kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Sóc Trăng diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức và thuận lợi, thời cơ đan xen nhau. Tuy nhiên với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế đạt kết quả tích cực. Sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định. Thương mại dịch vụ, du lịch tăng khá, khách du lịch tăng 18%. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai tích cực. Hiện nay, Sóc Trăng đã nỗ lực hoàn thành tiến độ khởi công dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới. Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng từ hạng 54 lên 34, đứng thứ 7 trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tăng từ hạng 51 lên 24, đứng thứ 3 trong vùng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phản ánh một số vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục thuê đất; những khó khăn về xuất khẩu nông sản. Doanh nghiệp kiến nghị kiểm soát khâu cấp lại vùng trồng lúa, không cấp đại trà như hiện nay. Mặt khác phải tổ chức hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp ở lĩnh vực môi trường, an toàn thực phẩm. Có trường hợp, không hướng dẫn, nhưng cứ kiểm tra rồi phạt doanh nghiệp… Bà Thanh cũng cho biết nếu muốn doanh nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm thì phải nâng cao nhận thức về  tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật của doanh nghiệp và liêm chính vô tư trong công vụ của công chức .

Ông Lê Anh Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đã chia sẽ niềm vui mừng về việc ngày 10/10/2023 vừa qua, Bộ Chính trị đã  ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới. Đây được xem là “món quà đặc biệt”  nguồn năng lượng mới tạo điều kiện để đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, góp phần thực hiện khát vọng dân tộc trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao. Ông Lê Anh Văn cũng nhấn mạnh, Nghị quyết có rất nhiều cụm từ nói đến “thượng tôn pháp luật của đội ngũ doanh nhân” qua đó đòi hỏi công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần phải tiếp tục chú trọng và triển khai có hiệu quả, nâng tầm một bước về văn hóa pháp lý trong kinh doanh của doanh nhân.
Trên cơ sở đó ông Lê Anh Văn đã giới thiệu về sự cần thiết, mục tiêu, nội dung các nhiệm vụ giải pháp của Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027.
Tại hội nghị các doanh nghiệp đã được nghe chuyên gia, luật sư Võ Hoàng Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Hiệp hội doanh nghiệp Cần Thơ trao đổi về thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong thực hiện các giao dịch Thương mại điện tử. Ngoài ra, các chuyên gia được mời từ Đoàn luật sư Sóc Trăng, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các chuyên gia trao đổi trực tuyến và các đại biểu diễn giả, doanh nghiệp tại địa phương đã trao đổi nội dung các giải pháp để Nâng cao nhận thức pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đáp ứng yêu cầu thực hành kinh doanh có tránh nhiệm. các đại biểu và diễn giả cùng thống nhất nhận định, việc Thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh để phát triển nhanh và bền vững vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan trong các hoạt động này là trách nhiệm của cả Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội. Trong bối cảnh đó, chìa khóa để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam chính là thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn, như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm.

Tuy nhiên, hiện nay khái niệm kinh doanh có trách nhiệm chưa được tuyên truyền rộng rãi trong đời sống doanh nhân. Qua đó đòi hỏi cần có chiến lược trong việc Hỗ trợ doanh nhân, tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm qua các cơ chế ưu đãi, tự quản, giám sát, thanh tra công bằng và hiệu quả, giải quyết vướng mắc và khiếu nại, tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nhân, công chức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
Tại Hội nghị, diễn ra sôi nổi, nhiều ý kiến đóng góp, đánh giá của các đại biểu đã được Ban Tổ chức và chuyên gia giải đáp, ghi nhận và tổng hợp.
 
 

Xem thêm »