HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI “TRAO ĐỔI VƯỚNG MẮC TRONG CÁCH HIỂU BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT”

13/12/2017
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Hoạt động được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020, Bộ Tư pháp.

Hôm nay, ngày 12 tháng 12 năm 2017, Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN tổ chức Hội nghị đối thoại “Trao đổi vướng mắc trong cách hiểu Bộ luật Dân sự 2015 về chủ thể quan hệ pháp luật và định hướng giải quyết” tại Hà Nội. Chủ trì Hội nghị là Ông Lê Hồng Hạnh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Pháp luật và kinh tế ASEAN, đồng chủ trì là Ông Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp.

      Điều 1 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm”. Như vậy, theo quy định nêu trên, Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân, pháp nhân. Việc chỉ thừa nhận chủ thể pháp luật dân sự là cá nhân, pháp nhân đã làm hạn chế quyền dân sự của các thực thể pháp lý khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015và các luật khác có liên quan như Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2014.
      Hiện nay, việc hiểu và áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về chủ thể quan hệ pháp luật còn chưa thống nhất, cơ bản có 2 cách hiểu như sau:
      - Cách hiểu thứ nhất: chủ thể quan hệ dân sự theo hướng tuyệt đối hóa chỉ còn duy nhất là cá nhân, pháp nhân
      - Cách hiểu thứ hai: chủ thể quan hệ dân sự, thương mại hiểu cần linh hoạt, phù hợp với pháp luật chuyên ngành

     Nội dung hội nghị đối thoại đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các đại biểu tham dự như: PGS.TS Dương Đăng Huệ - Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp; Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương; Đại học Luật Hà Nội; Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật sư Trương Thanh Đức... đồng thời cũng có những ý kiến đề xuất những giải pháp về phương diện pháp luật và thi hành./.

 (Quý độc giả có thể tham khảo tài liệu hội nghị tại file đính kèm. Tài liệu do Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình bảo đảm tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm toàn bộ về khiếu nại, tranh chấp về quyền tác giả (nếu có))

Xem thêm »