29/07/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Hội nghị đối thoại “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số” – sự chuẩn bị cần thiết cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công cuộc cách mạng 4.0Sáng 26/5, tại thành phố Hải Phòng, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 (viết tắt là Chương trình HTPLLN) phối hợp Vụ Pháp luật dân sự-kinh tế (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị đối thoại “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số” do đ/c Cao Đăng Vinh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình HTPLLN chủ trì. Hiện nay, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0) là một chủ đề đang được bàn luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Cuộc cách mạng này được cho là mang lại nhiều cơ hội và thách thức chưa từng có cho nhân loại, đặc biệt thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia. Theo Klaus Schwab, người sáng lập kiêm chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thì “cuộc cách mạng này được cho là sẽ thay đổi sâu sắc cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau, hơn nữa, những thay đổi này có tính lịch sử cả về quy mô, tốc độ và phạm vi”. Tại Việt Nam, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện thời kỳ này đang là thời kỳ dân số vàng và là thời kỳ đổi mới ở nước ta, đây là cơ hội hiếm có, mang tính lịch sử đối với một quốc gia. Với lực lượng kỹ sư trẻ, đặc biệt là các kỹ sư công nghệ thông tin,Việt Nam có cơ hội, tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các startup về công nghệ, nắm bắt và đi đầu trong việc phát triển những công nghệ cốt lõicủa Cách mạng công nghiệp 4.0.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tạo ra các phương thức sáng tạo mới, mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt sáng tạo ra những nội dung có giá trị, nằm trong top đầu của thế giới, như các sản phẩm GameFi, game blockchain hay các sản phẩm giải trí như phim hoạt hình, âm nhạc, nội dung giải trí phát hành trên các nền tảng trực tuyến. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng tạo ra sự bùng nổ của các hoạt động kinh doanh trực tuyến với sự phát triển đa dạng của các nền tảng kinh doanh và hình thức giao dịch, mang đến nhiều tiện ích cũng như những trải nghiệm mới cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, sự phát triển của nền kinh tế số cũng mang đến nhiều thách thức, trong đó có vấn đề thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số.
Tại Việt Nam, vấn đề thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số nói riêng được Nhà nước ta hết sức quan tâm. Về cơ bản, khung pháp lý về vấn đề này đã được xây dựng một cách khá toàn diện, đầy đủ với việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mới đây, ngày 16/6/2022, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó, đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm tăng cường vấn đề thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số như quy định về biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, thông tin quản lý quyền, đặc biệt là quy định về trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian. Ngày 26/4/2023, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về quy trình gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian khi nhận được yêu cầu của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan. Đây là những điểm mới hết sức quan trọng trong việc tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc phối hợp với các chủ thể quyền trong việc thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số.
Tuy nhiên, trên thực tiễn, hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là trên môi trường số. Qua theo dõi cho thấy, quyền sở hữu trí tuệ bị vi phạm nhiều nhất trên môi trường số là quyền tác giả, quyền liên quan và nhãn hiệu. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng liên quan đến rất nhiều loại hình tác phẩm bao gồm âm nhạc, điện ảnh, chương trình truyền hình, thể thao… Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu chủ yếu diễn ra trong thương mại điện tử dưới 2 dạng: tên miền có thành phần chính trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đã được bảo hộ; và quảng cáo, mua bán hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử. Ngoài ra, khả năng áp dụng pháp luật hiện hành với các chủ thể nước ngoài hoặc ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam chưa mạnh khiến tính tuân thủ pháp luật của các chủ thể này chưa cao, gây thiệt hại nhiều cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong nước và thiệt hại nghiêm trọng tới nền kinh tế quốc gia.
Đ/c Cao Đăng Vinh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình HTPLLN (Bộ Tư pháp) phát biểu tại hội nghị: những vấn đề pháp lý mới này đòi hỏi Chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ có Việt Nam phải nghiên cứu, rà soát hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh một số quy định để vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo vừa hạn chế các rủi ro và bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Với mục đích như vậy, hôm nay, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đối thoại “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số”. Trong Hội nghị đối thoại này các Quý vị sẽ nghe đại diện các cơ quan thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ tại địa phương, đại diện các Sở, ngành khác có liên quan, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số tại địa phương và phương hướng, giải pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số.
Đ/c Cao Đăng Vinh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình HTPLLN (Bộ Tư pháp) phát biểu tại hội nghị
Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng có bài trình bày tham luận tại hội nghị và báo cáo công tác chỉ đạo, triển khai thi hành và tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ: hàng năm, thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố, các Bộ, ngành quản lý chuyên môn, các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ của thành phố đã tập trung làm tốt các công tác chỉ đạo, triển khai thi hành và tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành về sở hữu trí tuệ của các Sở, ban, ngành thuộc thành phố Hải Phòng. Trong quá trình thực thi công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Khoa học và Công nghệ cũng gặp một số khó khăn, như:
- Kinh phí chi cho công tác giám định, xử lý hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn hạn hẹp, gây nhiều khó khăn trong quá trình xử lý hàng vi phạm.
- Một số vi phạm trong lĩnh vực mới như thương mại điện tử, tên miền, các sản phẩm số hóa như phần mềm, lập trình ứng dụng, xâm phạm về sáng chế, tên doanh nghiệp và trên môi trường mạng internet… còn gặp nhiều vướng mắc trong việc xử lý vi phạm do còn thiếu văn bản quy định cụ thể.
- Mạng lưới dịch vụ về sở hữu trí tuệ còn ít, việc tra cứu các dữ liệu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn.
- Việc xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng rất khó, bởi đây là lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam, đòi hỏi chuyên môn cao.
- Các mặt hàng giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng đa dạng về chủng loại và tinh vi về hình thức.
- Trong những năm gần đây, các đối tượng vi phạm có xu hướng chuyển dịch từ tiếp thị, phân phối theo phương thức truyền thống sang hình thức thương mại điện tử (thông qua các trang bán hàng trực tuyến, website bán hàng và đặc biệt là các trang mạng xã hội Facebook, Zalo).
- Nhận thức của người tiêu dùng chưa cao
- Việc tổ chức thực thi pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn thành phố còn hạn chế.
Trên cơ sở khó khăn, vướng mắc còn tồn tại đó, đại diện Thanh tra Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hải Phòng cũng trao đổi một số quy định quản lý và quy định xử phạt, thực tiễn thực thi tại thành phố Hải Phòng, chủ yếu các vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan phát sinh ngày một nhiều, đa dạng và khó kiểm soát, gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan bởi sự phát tán, lan truyền mạnh trên không gian mạng mà không kiểm soát được vấn đề bản quyền.
Thực tiễn triển khai thực hiện nhiệm vụ, Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hải Phòng đã phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch số 87/KH-UB, ngày 10/4/2017 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 20/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả quyền liên quan đến năm 2020 định hướng đến năm 2025; Quyết định số 1769/QĐ-UBND, ngày 11/7/2017 về Đề án tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thồng chủ trì, phối hợp tuyên truyền đến các cơ quan báo chí thành phố, Cổng thông tin điện tử thành phố, Cổng tin tức thành phố, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền phổ biến nội dung và thực hiện các quy định của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP.
Ban hành Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND, ngày 29/12/2017 về quản lý hoạt động trang thông tin điện tử trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quyết định số 43/2017/QĐ-UBND, ngày 29/12/2017 về Quy chế quản lý hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó có quy định về việc đảm bảo các quy định của pháp luật trong về quyền tác giả, quyền liên quan.
Từ thực tiễn triển khai các hoạt động và báo cáo tham luận của các Sở, đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cũng đã có báo cáo tham luận về bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trên môi trường số nhằm tuyên truyền, phổ biến tới người dân và doanh nghiệp cũng như xu hướng khai thác bản quyền âm nhạc của Việt Nam và dự báo thị trường âm nhạc trong tương lai (âm nhạc trực tuyến). Nói đến môi trường số là phải nói đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, tác động của Internet đối với quyền tác giả bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực, tùy theo việc quản lý và khả năng kiểm soát các nội dung số. Bởi vì, một cách tổng quát, ở góc độ là phương tiện truyền thông, Internet là một phương tiện hiện đại tiếp nhận các sáng tạo tinh thần; ở góc độ là một công nghệ, Internet là môi trường lý tưởng để đưa tác phẩm tiếp cận với công chúng nhanh chóng và phổ biến nhất. Có thể thấy tác động của môi trường internet đến quyền tác giả qua ba hình thức tương đối phổ biến: nhân bản không giới hạn tác phẩm; sửa đổi, cắt xén tác phẩm theo ý chí riêng; và tải về để lưu trữ không giới hạn trên máy tính cá nhân.
Với tiến bộ của khoa học công nghệ, việc truyền tải một tác phẩm âm nhạc đến với công chúng hiện nay không chỉ giới hạn trên cách phát hành truyền thống như phát hành băng đĩa vật lý, mà có thể bằng phương tiện khác như mã hóa và lưu trữ để phát hành trên những phương tiện trực tuyến, từ đó công chúng có thể trực tiếp truy cập vào qua mạng internet, tức là trên môi trường số. Trong bài tham luận này, “môi trường số” được giới hạn trong môi trường Internet.
VCPMC đã đưa ra các đề xuất, trước hết, hành lang pháp lý đối với vấn đề bảo vệ quyền tác giả vẫn còn nhiều điều cẩn phải hoàn thiện. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 và Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực từ ngày 26/4/2023 đã giải quyết được nhiều vấn đề, trong đó có nhiều quy định đã được chi tiết hơn, cập nhật cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, nâng cao hơn các biện pháp bảo vệ quyền tác giả trên môi trường số. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần rà soát, điều chỉnh lại các văn bản dưới luật cho đồng bộ, phù hợp với những thay đổi của pháp luật để đảm bảo được tính khả thi khi triển khai thực hiện.
Thạc sĩ Phan Vũ – Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp cũng đưa ra các ý kiến về các cách giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, trong số các hình thức giải quyết tranh chấp, tố tụng tại tòa án là hình thức được pháp luật quy định một cách chi tiết, cụ thể nhất về điều kiện, chủ thể tham gia và quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp. Cơ sở pháp lý cho hoạt động tố tụng tại tòa án trong giải quyết tranh chấp là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp về kinh doanh, thương mại và thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015); còn lại là những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ mang tính dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện (điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án là điều kiện, chủ thể tham gia và quy trình, thủ tục tiến hành được quy định một cách chặt chẽ, công khai trong pháp luật tố tụng dân sự. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án có giá trị bắt buộc; Nhà nước có những thiết chế đặc biệt đảm bảo bản án, quyết định của tòa án được thi hành. Nhược điểm của tố tụng tại tòa án là thời gian giải quyết có thể bị kéo dài và thủ tục giải quyết thiếu linh hoạt.
Bế mạc hội nghị, đ/c Cao Đăng Vinh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình HTPLLN (Bộ Tư pháp) cho rằng: đây là những điểm mới hết sức quan trọng trong việc tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc phối hợp các chủ thể quyền trong việc thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên một phạm trường số. Tuy nhiên, trên thực tiễn, hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn nhẹ còn diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là trên môi trường số. Những vấn đề này đòi hỏi Chính phủ phải nghiên cứu, rà soát hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh một số quy định để vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo vừa hạn chế các rủi ro và bảo vệ lợi ích chung của xã hội… qua hội nghị, đại biểu, chuyên gia khách mời đã thảo luận và tập trung đóng góp ý kiến vào các tham luận được trình bày; nêu ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số tại địa phương và đề xuất cụ thể phương hướng, giải pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số trong bối cảnh đất nước ta đang chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Tư pháp ghi nhận các ý kiến góp ý và đề xuất đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu và phối hợp với các đơn vị có liên quan nhằm điều chỉnh một số quy định để vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo vừa hạn chế các rủi ro và bảo vệ lợi ích chung của xã hội./.
Ông Bùi Tiến Phong - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng phát biểu tại hội nghị
Một số hình ảnh tại hội nghị:
PGĐ Sở Kế hoạch và Đầu tư (trái) và PGĐ Sở Tư pháp (phải) tại hội nghị
Sáng 26/5, tại thành phố Hải Phòng, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 (viết tắt là Chương trình HTPLLN) phối hợp Vụ Pháp luật dân sự-kinh tế (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị đối thoại “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số” do đ/c Cao Đăng Vinh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình HTPLLN chủ trì.
Quang cảnh hội nghị - ảnh Văn Tuyến
Hiện nay, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0) là một chủ đề đang được bàn luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Cuộc cách mạng này được cho là mang lại nhiều cơ hội và thách thức chưa từng có cho nhân loại, đặc biệt thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia. Theo Klaus Schwab, người sáng lập kiêm chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thì “cuộc cách mạng này được cho là sẽ thay đổi sâu sắc cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau, hơn nữa, những thay đổi này có tính lịch sử cả về quy mô, tốc độ và phạm vi”. Tại Việt Nam, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện thời kỳ này đang là thời kỳ dân số vàng và là thời kỳ đổi mới ở nước ta, đây là cơ hội hiếm có, mang tính lịch sử đối với một quốc gia. Với lực lượng kỹ sư trẻ, đặc biệt là các kỹ sư công nghệ thông tin,Việt Nam có cơ hội, tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các startup về công nghệ, nắm bắt và đi đầu trong việc phát triển những công nghệ cốt lõicủa Cách mạng công nghiệp 4.0.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tạo ra các phương thức sáng tạo mới, mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt sáng tạo ra những nội dung có giá trị, nằm trong top đầu của thế giới, như các sản phẩm GameFi, game blockchain hay các sản phẩm giải trí như phim hoạt hình, âm nhạc, nội dung giải trí phát hành trên các nền tảng trực tuyến. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng tạo ra sự bùng nổ của các hoạt động kinh doanh trực tuyến với sự phát triển đa dạng của các nền tảng kinh doanh và hình thức giao dịch, mang đến nhiều tiện ích cũng như những trải nghiệm mới cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, sự phát triển của nền kinh tế số cũng mang đến nhiều thách thức, trong đó có vấn đề thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số.
Tại Việt Nam, vấn đề thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số nói riêng được Nhà nước ta hết sức quan tâm. Về cơ bản, khung pháp lý về vấn đề này đã được xây dựng một cách khá toàn diện, đầy đủ với việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mới đây, ngày 16/6/2022, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó, đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm tăng cường vấn đề thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số như quy định về biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, thông tin quản lý quyền, đặc biệt là quy định về trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian. Ngày 26/4/2023, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về
quy trình gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian khi nhận được yêu cầu của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan. Đây là những điểm mới hết sức quan trọng trong việc tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc phối hợp với các chủ thể quyền trong việc thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số.
Tuy nhiên, trên thực tiễn, hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là trên môi trường số. Qua theo dõi cho thấy, quyền sở hữu trí tuệ bị vi phạm nhiều nhất trên môi trường số là quyền tác giả, quyền liên quan và nhãn hiệu. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng liên quan đến rất nhiều loại hình tác phẩm bao gồm âm nhạc, điện ảnh, chương trình truyền hình, thể thao… Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu chủ yếu diễn ra trong thương mại điện tử dưới 2 dạng: tên miền có thành phần chính trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đã được bảo hộ; và quảng cáo, mua bán hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử. Ngoài ra, khả năng áp dụng pháp luật hiện hành với các chủ thể nước ngoài hoặc ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam chưa mạnh khiến tính tuân thủ pháp luật của các chủ thể này chưa cao, gây thiệt hại nhiều cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong nước và thiệt hại nghiêm trọng tới nền kinh tế quốc gia.
Đ/c Cao Đăng Vinh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình HTPLLN (Bộ Tư pháp) phát biểu tại hội nghị: những vấn đề pháp lý mới này đòi hỏi Chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ có Việt Nam phải nghiên cứu, rà soát hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh một số quy định để vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo vừa hạn chế các rủi ro và bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Với mục đích như vậy, hôm nay, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đối thoại
“Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số”. Trong Hội nghị đối thoại này các Quý vị sẽ nghe đại diện các cơ quan thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ tại địa phương, đại diện các Sở, ngành khác có liên quan, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số tại địa phương và phương hướng, giải pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số.
Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng có bài trình bày tham luận tại hội nghị và báo cáo công tác chỉ đạo, triển khai thi hành và tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ: hàng năm, thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố, các Bộ, ngành quản lý chuyên môn, các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ của thành phố đã tập trung làm tốt các công tác chỉ đạo, triển khai thi hành và tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành về sở hữu trí tuệ của các Sở, ban, ngành thuộc thành phố Hải Phòng. Trong quá trình thực thi công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Khoa học và Công nghệ cũng gặp một số khó khăn, như:
- Kinh phí chi cho công tác giám định, xử lý hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn hạn hẹp, gây nhiều khó khăn trong quá trình xử lý hàng vi phạm.
- Một số vi phạm trong lĩnh vực mới như thương mại điện tử, tên miền, các sản phẩm số hóa như phần mềm, lập trình ứng dụng, xâm phạm về sáng chế, tên doanh nghiệp và trên môi trường mạng internet… còn gặp nhiều vướng mắc trong việc xử lý vi phạm do còn thiếu văn bản quy định cụ thể.
- Mạng lưới dịch vụ về sở hữu trí tuệ còn ít, việc tra cứu các dữ liệu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn.
- Việc xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng rất khó, bởi đây là lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam, đòi hỏi chuyên môn cao.
- Các mặt hàng giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng đa dạng về chủng loại và tinh vi về hình thức.
- Trong những năm gần đây, các đối tượng vi phạm có xu hướng chuyển dịch từ tiếp thị, phân phối theo phương thức truyền thống sang hình thức thương mại điện tử (thông qua các trang bán hàng trực tuyến, website bán hàng và đặc biệt là các trang mạng xã hội Facebook, Zalo).
- Nhận thức của người tiêu dùng chưa cao
- Việc tổ chức thực thi pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn thành phố còn hạn chế.
Trên cơ sở khó khăn, vướng mắc còn tồn tại đó, đại diện Thanh tra Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hải Phòng cũng trao đổi một số quy định quản lý và quy định xử phạt, thực tiễn thực thi tại thành phố Hải Phòng, chủ yếu các vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan phát sinh ngày một nhiều, đa dạng và khó kiểm soát, gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan bởi sự phát tán, lan truyền mạnh trên không gian mạng mà không kiểm soát được vấn đề bản quyền.
Thực tiễn triển khai thực hiện nhiệm vụ, Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hải Phòng đã phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch số 87/KH-UB, ngày 10/4/2017 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 20/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả quyền liên quan đến năm 2020 định hướng đến năm 2025; Quyết định số 1769/QĐ-UBND, ngày 11/7/2017 về Đề án tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thồng chủ trì, phối hợp tuyên truyền đến các cơ quan báo chí thành phố, Cổng thông tin điện tử thành phố, Cổng tin tức thành phố, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền phổ biến nội dung và thực hiện các quy định của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP.
Ban hành Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND, ngày 29/12/2017 về quản lý hoạt động trang thông tin điện tử trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quyết định số 43/2017/QĐ-UBND, ngày 29/12/2017 về Quy chế quản lý hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó có quy định về việc đảm bảo các quy định của pháp luật trong về quyền tác giả, quyền liên quan.
Từ thực tiễn triển khai các hoạt động và báo cáo tham luận của các Sở, đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cũng đã có báo cáo tham luận về bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trên môi trường số nhằm tuyên truyền, phổ biến tới người dân và doanh nghiệp cũng như xu hướng khai thác bản quyền âm nhạc của Việt Nam và dự báo thị trường âm nhạc trong tương lai (âm nhạc trực tuyến). Nói đến môi trường số là phải nói đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, tác động của Internet đối với quyền tác giả bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực, tùy theo việc quản lý và khả năng kiểm soát các nội dung số. Bởi vì, một cách tổng quát, ở góc độ là phương tiện truyền thông, Internet là một phương tiện hiện đại tiếp nhận các sáng tạo tinh thần; ở góc độ là một công nghệ, Internet là môi trường lý tưởng để đưa tác phẩm tiếp cận với công chúng nhanh chóng và phổ biến nhất. Có thể thấy tác động của môi trường internet đến quyền tác giả qua ba hình thức tương đối phổ biến: nhân bản không giới hạn tác phẩm; sửa đổi, cắt xén tác phẩm theo ý chí riêng; và tải về để lưu trữ không giới hạn trên máy tính cá nhân.
Với tiến bộ của khoa học công nghệ, việc truyền tải một tác phẩm âm nhạc đến với công chúng hiện nay không chỉ giới hạn trên cách phát hành truyền thống như phát hành băng đĩa vật lý, mà có thể bằng phương tiện khác như mã hóa và lưu trữ để phát hành trên những phương tiện trực tuyến, từ đó công chúng có thể trực tiếp truy cập vào qua mạng internet, tức là trên môi trường số. Trong bài tham luận này, “môi trường số” được giới hạn trong môi trường Internet.
VCPMC đã đưa ra các đề xuất, trước hết, hành lang pháp lý đối với vấn đề bảo vệ quyền tác giả vẫn còn nhiều điều cẩn phải hoàn thiện. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 và Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực từ ngày 26/4/2023 đã giải quyết được nhiều vấn đề, trong đó có nhiều quy định đã được chi tiết hơn, cập nhật cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, nâng cao hơn các biện pháp bảo vệ quyền tác giả trên môi trường số. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần rà soát, điều chỉnh lại các văn bản dưới luật cho đồng bộ, phù hợp với những thay đổi của pháp luật để đảm bảo được tính khả thi khi triển khai thực hiện.
Thạc sĩ Phan Vũ – Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp cũng đưa ra các ý kiến về các cách giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, trong số các hình thức giải quyết tranh chấp, tố tụng tại tòa án là hình thức được pháp luật quy định một cách chi tiết, cụ thể nhất về điều kiện, chủ thể tham gia và quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp. Cơ sở pháp lý cho hoạt động tố tụng tại tòa án trong giải quyết tranh chấp là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp về kinh doanh, thương mại và thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015); còn lại là những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ mang tính dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện (điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án là điều kiện, chủ thể tham gia và quy trình, thủ tục tiến hành được quy định một cách chặt chẽ, công khai trong pháp luật tố tụng dân sự. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án có giá trị bắt buộc; Nhà nước có những thiết chế đặc biệt đảm bảo bản án, quyết định của tòa án được thi hành. Nhược điểm của tố tụng tại tòa án là thời gian giải quyết có thể bị kéo dài và thủ tục giải quyết thiếu linh hoạt.
Bế mạc hội nghị, đ/c Cao Đăng Vinh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình HTPLLN (Bộ Tư pháp) cho rằng: đây là những điểm mới hết sức quan trọng trong việc tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc phối hợp các chủ thể quyền trong việc thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên một phạm trường số. Tuy nhiên, trên thực tiễn, hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn nhẹ còn diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là trên môi trường số. Những vấn đề này đòi hỏi Chính phủ phải nghiên cứu, rà soát hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh một số quy định để vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo vừa hạn chế các rủi ro và bảo vệ lợi ích chung của xã hội… qua hội nghị, đại biểu, chuyên gia khách mời đã thảo luận và tập trung đóng góp ý kiến vào các tham luận được trình bày; nêu ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số tại địa phương và đề xuất cụ thể phương hướng, giải pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số trong bối cảnh đất nước ta đang chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Tư pháp ghi nhận các ý kiến góp ý và đề xuất đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu và phối hợp với các đơn vị có liên quan nhằm điều chỉnh một số quy định để vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo vừa hạn chế các rủi ro và bảo vệ lợi ích chung của xã hội./.
Một số hình ảnh tại hội nghị: