20/11/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
QUÁ TRÌNH THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT CÁC YÊU CẦU LIÊN QUAN ĐẾN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠILuật Trọng tài thương mại được quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 (sau đây viết tắt là Luật TTTM). Trong quá trình thực hiện Luật TTTM tại Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có một số khó khăn bất cập, xin được cùng trao đổi như sau: 1. Việc xác định có hay không có thỏa thuận Trọng tài hoặc thỏa thuận Trọng tài vô hiệu
Trong hầu hết các trường hợp, thỏa thuận Trọng tài thường được ghi nhận ngay trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng hay văn bản của các bên trong quá trình ký kết hoặc thực hiện hợp đồng… và thường được coi là thỏa thuận Trọng tài đã tồn tại. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong các tiêu chí để xác định sự tồn tại của thỏa thuận Trọng tài. Trên thực tế, có nhiều trường hợp điều khoản Trọng tài đã được nêu rõ trong hợp đồng, các văn bản mà hai bên thỏa thuận, ký kết… nhưng vẫn thuộc trường hợp không có thỏa thuận Trọng tài. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài ví dụ tình huống cụ thể như sau:
Ví dụ: không có thỏa thuận Trọng tài vì các bên đã thỏa thuận chọn Tòa án thay thế Trọng tài.
Công ty A và Công ty B giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong hợp đồng, các bên đã thỏa thuận rõ ràng về việc mọi tranh chấp giữa các Bên sẽ được giải quyết bằng Trọng tài tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (sau đây gọi tắt là VIAC). Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên cùng ký với nhau Biên bản đối chiếu công nợ, trong đó nêu rằng nếu Công ty B không trả nợ trước ngày X thì Công ty A sẽ khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Do Công ty B không trả nợ đúng hạn, Công ty A đã khởi kiện Công ty B tại VIAC và yêu cầu B phải thanh toán khoản nợ như Biên bản đối chiếu công nợ.
Lưu ý: trong trường hợp này, các Bên thỏa thuận chọn giải quyết tranh chấp tại VIAC nhưng sau đó, trong Biên bản đối chiếu công nợ, phương thức giải quyết tranh chấp được chuyển đổi về Tòa án. Công ty A cũng khởi kiện theo đúng Biên bản đối chiếu công nợ này. Do đó, cần lưu ý rằng với việc thay đổi như trên, thỏa thuận chọn Tòa án được xác lập sau sẽ thay thế thỏa thuận Trọng tài chọn VIAC giải quyết tranh chấp và như vậy, thỏa thuận Trọng tài chọn VIAC không tồn tại. Từ đó, Hội đồng Trọng tài cần lưu ý xác định rõ xem có thỏa thuận nào khác của các bên hủy bỏ, sửa đổi, thay thế thỏa thuận Trọng tài ban đầu hay không trước khi quyết định về sự tồn tại của thỏa thuận Trọng tài.
Tương tự như vậy, mới đây năm 2022 Tòa án nhân dân TP Hà Nội có nhận được một khiếu nại về Quyết định của Hội đồng trọng tài VIAC về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, sau khi xem xét đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ kèm theo Thẩm phán nhận thấy trong Biên bản đối chiếu công nợ hai bên có thỏa thuận là nếu Công ty A không thanh toán tiền cho Công ty B, thì Công ty B có thể khởi kiện ra VIAC. Trong vụ việc này, sau khi giải thích cho Công ty A về nội dung này, Công ty A đã rút đơn khiếu nại xác định VIAC không có thẩm quyền giải quyết vụ án và Tòa án đã ra Quyết định đình chỉ việc xét đơn khiếu nại đối với Quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
Ví dụ: không có thỏa thuận Trọng tài vì nguyên đơn không ký văn bản có thỏa thuận Trọng tài:
Công ty A cho Công ty B vay một khoản tiền để đầu tư thông qua hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng này không có thỏa thuận Trọng tài. Để xác nhận nghĩa vụ trả nợ, Công ty B đã ký và phát hành hối phiếu nhận nợ theo đó xác nhận khoản nợ của mình đối với Công ty A là người thụ hưởng. Hối phiếu nhận nợ chỉ có chữ ký của Công ty B và không có chữ ký của Công ty A. Trong hối phiếu, Công ty B nêu rõ mọi tranh chấp liên quan đến hoặc phát sinh từ hối phiếu sẽ được giải quyết chung thẩm tại VIAC. Do Công ty B không trả tiền theo đúng cam kết, Công ty A đã khởi kiện Công ty B tại VIAC để yêu cầu thanh toán số tiền trên. Bị đơn phản đối trong Bản tự bảo vệ rằng thỏa thuận trọng tài không tồn tại vì không có chữ ký của nguyên đơn tại hối phiếu.
Lưu ý: về vấn đề xác lập hối phiếu nhận nợ, Luật công cụ chuyển nhượng không yêu cầu Công ty A là người thụ hưởng phải ký vào hối phiếu mà chỉ cần chữ ký của Công ty B. Tuy nhiên, do điều khoản Trọng tài có tính độc lập, hiệu lực của điều khoản Trọng tài sẽ không phụ thuộc vào văn bản chứa nó. Như vậy, với việc chỉ có Công ty B ký vào Hối phiếu về việc chọn VIAC giải quyết tranh chấp, đây thuộc trường hợp không có thỏa thuận trọng tài.
Ví dụ: thỏa thuận trọng tài được xác lập bởi người không có thẩm quyền vẫn có hiệu lực khi người đại diện theo pháp luật đã biết mà không phản đối trong thời hạn hợp lý.
Công ty A giao kết hợp đồng với Công ty B, trong đó người đại diện của mỗi bên đều là Phó Giám đốc của Công ty và không phải là người đại diện theo pháp luật. Hợp đồng quy định mọi tranh chấp sẽ được giải quyết chung thẩm tại VIAC. Trong quá trình thực hiện, các bên không phản đối vấn đề thẩm quyền của người ký hợp đồng mà vẫn thực hiện bình thường. Người đại diện theo pháp luật của Công ty B vẫn ký hóa đơn cho các đơn hàng theo Hợp đồng. Cho rằng Công ty B vi phạm nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng trong hợp đồng, Công ty A đã khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tại VIAC. Tại Bản tự bảo vệ, bị đơn phản đối rằng thỏa thuận Trọng tài trong hợp đồng vô hiệu vì người ký thỏa thuận không có thẩm quyền.
Lưu ý: trong trường hợp này, cần xác định rằng người đại diện theo pháp luật của cả hai bên đều đã biết nhưng không phản đối việc giao kết hợp đồng cũng như thỏa thuận Trọng tài. Bởi lẽ, người đại diện theo pháp luật của Công ty B vẫn ký hóa đơn bán hàng theo Hợp đồng nên đã biết về sự tồn tại của Hợp đồng cũng như thỏa thuận Trọng tài; người đại diện theo pháp luật của Công ty A đã ký Đơn khởi kiện nên đương nhiên đã biết về sự tồn tại như trên.
Về hiệu lực của thỏa thuận Trọng tài trong trường hợp này, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP quy định như sau:
“2. Người xác lập thỏa thuận Trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật TTTM là người xác lập thỏa thuận Trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền".
Về nguyên tắc thỏa thuận Trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận Trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận Trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận Trọng tài hoặc trong tố tụng Trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận Trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận Trọng tài không vô hiệu.
Như vậy, cả người đại diện theo pháp luật của hai bên đều đã biết về sự tồn tại của thỏa thuận Trọng tài và hợp đồng, đã thực hiện hợp đồng và không phản đối trong thời gian hợp lý. Từ đó, có thể khẳng định rằng thỏa thuận Trọng tài giữa các bên có tồn tại và không thuộc trường hợp vô hiệu.
Còn một trường hợp khác là thỏa thuận Trọng tài không thể thực hiện được thì sẽ được giải quyết như thế nào, đây là trường hợp hai bên đương sự thỏa thuận lựa chọn VIAC là cơ quan giải quyết tranh chấp, địa điểm giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, ngôn ngữ tiếng Anh và Luật áp dụng là Luật Việt Nam, nhưng Quy tắc trọng tài là SIAC thì có coi là thỏa thuận Trọng tài vô hiệu hay thỏa thuận Trọng tài không thể thực hiện được không thì hiện nay giữa các Thẩm phán, Luật sư và Trọng tài viên vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.
2. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
Thực tế thực hiện giao dịch kinh doanh thương mại cho thấy có nhiều trường hợp một cá nhân ký Hợp đồng với một pháp nhân, đồng thời yêu cầu người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó bảo lãnh cho việc thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân. Theo đó, các Bên thường ký hợp đồng ba bên để bảo đảm việc thực hiện giao dịch kinh doanh thương mại hiệu quả. Trong trường hợp này, cần lưu ý xác định rõ các mối quan hệ pháp luật tranh chấp cụ thể để xác định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, đặc biệt là khi có nhiều cá nhân tham gia giao dịch.
Ví dụ: Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân không phát sinh từ hoạt động thương mại
Ông A là bên mua nhà để ở, giao kết hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với Công ty B là bên bán và ông C là người bảo lãnh, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty B. Trong hợp đồng có điều khoản nêu rõ nếu Công ty B không giao nhà đúng hạn thì Công ty B phải hoàn trả toàn bộ khoản tiền nhà đã thanh toán cùng với khoản tiền phạt là 8% giá trị căn hộ cho ông A. Trong trường hợp Công ty B không hoàn trả các khoản tiền trên, ông C là người đại diện theo pháp luật của Công ty B sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đó hoàn trả các khoản tiền nêu trên cho ông A. Hợp đồng nêu rõ mọi tranh chấp giữa ông A, Công ty B và ông C sẽ được giải quyết bằng Trọng tài tại VIAC. Do Công ty B gặp vấn đề tài chính và không còn tiền để trả, ông C cũng từ chối nghĩa vụ bảo lãnh, ông A đã khởi kiện ông C tại VIAC để yêu cầu ông C thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và trả tiền cho ông A.
Lưu ý: trong trường hợp này, cần xác định rõ quan hệ pháp luật tranh chấp có phát sinh từ hoạt động thương mại hay không để xác định thẩm quyền. Về nội dung tranh chấp, mối quan hệ giữa ông A và ông C phát sinh từ quan hệ bảo lãnh, theo đó ông A là bên nhận bảo lãnh, ông C là bên bảo lãnh. Điều 2 Luật TTTM quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài là một trong các trường hợp sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Trong 3 trường hợp nêu trên, trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 đều không phát sinh vì các bên ở đây đều là cá nhân, đồng thời pháp luật không quy định mặc định rằng tranh chấp về bảo lãnh phải giải quyết bằng Trọng tài. Theo đó, việc xác định Trọng tài có thẩm quyền hay không sẽ dựa trên trường hợp thứ nhất là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, trong đó cần làm rõ khái niệm "hoạt động thương mại" để làm cơ sở phân tích thẩm quyền.
Về khái niệm này, Điều 3 Luật thương mại quy định hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Theo đó, bản chất mối quan hệ giữa ông A và ông C là quan hệ bảo lãnh được quy định tại các Điều 335 đến Điều 345 Bộ luật dân sự năm 2015. Quan hệ bảo lãnh này không nhằm mục đích sinh lợi bởi lẽ ông A mua nhà nhằm mục đích để ở mà không phải kinh doanh, ông C cũng không kinh doanh sinh lợi bằng việc bảo lãnh. Thực tế cho thấy chỉ có Ngân hàng hoặc các Tổ chức tín dụng mới cung cấp dịch vụ bảo lãnh để kinh doanh sinh lợi. Như vậy, tranh chấp phát sinh giữa các bên không phát sinh từ hoạt động thương mại nên không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
3. Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra Phán quyết là giả mạo
Khi giải quyết tranh chấp, việc xác định tính xác thực của hồ sơ, tài liệu, chứng cứ trong tố tụng là cấp thiết và cần phải thực hiện chính xác để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp một cách đúng đắn, hợp pháp. Việc Phán quyết trọng tài được lập dựa trên chứng cứ giả mạo sẽ là cơ sở để xem xét hủy Phán quyết trọng tài.
Ví dụ: Phán quyết trọng tài lập trên cơ sở chứng cứ là bản photocopy có thể bị xem xét hủy.
Công ty A và Công ty B xác lập Hợp đồng mua bán hàng hóa. Cho rằng Công ty B không thanh toán tiền hàng, Công ty A đã khởi kiện tại Trọng tài để yêu cầu Công ty B thanh toán tiền hàng. Tại Phiên họp giải quyết tranh chấp, Công ty A đã xuất trình một bản photocopy của văn bản có tên Biên bản đối chiếu công nợ, theo đó thể hiện rằng Công ty B đã thừa nhận khoản nợ tiền hàng và lãi phát sinh. Công ty B phản đối cho rằng Biên bản này chỉ là bản photocopy, không đảm bảo tính xác thực. Sau khi các Bên không còn tài liệu khác xuất trình, Hội đồng Trọng tài tuyên bố Phiên họp cuối cùng và lập Phán quyết trọng tài chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn trên cơ sở Biên bản đối chiếu công nợ nêu trên.
Lưu ý: Hội đồng trọng tài cần yêu cầu các bên xuất trình bản gốc chứng cứ để xem xét đối chiếu trước khi lập Phán quyết trọng tài. Bởi lẽ, với bản photocopy tài liệu, các bên hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ máy tính, in ấn… để cắt ghép chữ ký, con dấu cũng như các nội dung nhằm mục đích giả mạo chứng cứ. Về việc xác định chứng cứ, có thể tham chiếu để áp dụng tương tự Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự.
Từ đó, việc nguyên đơn giao nộp tài liệu bản photocopy là không đảm bảo tính xác thực và Phán quyết trọng tài hoàn toàn có thể bị hủy nếu được lập trên cơ sở tài liệu này.
Ngoài ví dụ nêu trên ra, Tòa án nhân dân TP Hà Nội cũng đã hủy một Phán quyết trọng tài về tranh chấp hợp đồng mua bán thép phế liệu. Phán quyết trọng tài dựa vào tài liệu do nguyên đơn xuất trình đã bị tẩy sửa tên mã hàng dẫn đến chất lượng hàng hóa khác nhau, không đúng đối tượng hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã ký kết dẫn đến tranh chấp. Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trên tại VIAC, Hội đồng trọng tài đã căn cứ vào tài liệu chứng cứ nguyên đơn cung cấp để ra Phán quyết, trong khi bị đơn đã chứng minh là tài liệu, chứng cứ về mã hàng này đã bị bị tẩy xóa, làm giả lại đồng thời bị đơn cung cấp cho Hội đồng trọng tài văn bản xác nhận của bên thứ ba là bên đã bán hàng cho nguyên đơn, để nguyên đơn bán lại cho bị đơn xác nhận chính xác mã hàng trên (hàng hóa đang tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn) nhưng không được Hội đồng trọng tài chấp nhận. Khi Tòa án nhân dân TP Hà Nội thụ lý và giải quyết yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài, nhân chứng là Công ty đã bán hàng cho nguyên đơn trong vụ kiện trên tại VIAC đã một lần nữa xác nhận về vấn đề này và gửi bộ hồ sơ gốc cho Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã hủy Phán quyết trọng tài trên do Hội đồng trọng tài đã dựa vào các tài liệu, chứng cứ bị tẩy xóa để ban hành Phán quyết.
Kinh nghiệm của chúng tôi là khi nghi ngờ về tài liệu, chứng cứ kể cả việc các đương sự đã xuất trình bản có công chứng, chứng thực chúng tôi vẫn yêu cầu các đương sự xuất trình bản chính để đối chiếu, thẩm trí còn triệu tập các bên đến Tòa án để lấy lời khai, đối chất về các tài liệu, chứng cứ khi cần thiết.
4. Việc xác định phán quyết trọng tài có trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
Tại Điều 68 Luật TTTM đã quy định rất rõ các trường hợp Phán quyết trọng tài sẽ bị hủy, vấn đề này cũng đã được hướng dẫn tại Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, tại điểm đ khoản 2 Điều 68 quy định Phán quyết trọng tài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là còn có nhiều cách hiểu khác nhau giữa các Thẩm phán và hay được các đương sự viện dẫn để yêu cầu Tòa án hủy Phán quyết trọng tài. Theo quan điểm của chúng tôi phải hiểu theo nghĩa hẹp, không nên mở rộng phạm vi áp dụng của quy định này dẫn đến việc hủy một cách tùy tiện các Phán quyết trọng tài.
Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, là Phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam. Khi xem xét yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài, Tòa án phải xác định được Phán quyết trọng tài có vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật và nguyên tắc đó có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết tranh chấp của Trọng tài.
Tòa án chỉ hủy Phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng Phán quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành Phán quyết trọng tài và Phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba.
Lưu ý: từ quy định nêu trên, Phán quyết trọng tài chỉ có thể bị hủy nếu hội tụ đủ các điều kiện sau: (i) Thứ nhất, đã xác định rõ ràng trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật và nguyên tắc đó có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của Trọng tài; (ii) Thứ hai, có căn cứ rõ ràng cho thấy Phán quyết trọng tài vi phạm nguyên tắc cơ bản này; và (iii) Thứ ba, xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba. Nếu không đủ ba yếu tố này, Tòa án sẽ không hủy Phán quyết trọng tài.
5. Vấn đề thời hiệu khởi kiện có phải là một trong những lý do để hủy Phán quyết trọng tài không
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau để cho rằng, Hội đồng trọng tài không xem xét hoặc xác định không đúng về thời hiệu khởi kiện đây là một trong những lý do để một bên yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài khi mục đích của mình không đạt được trong quá trình tranh tụng tại Trọng tài. Theo quan điểm của tôi, khi xem xét lại vấn đề thời hiệu đã được Hội đồng trọng tài xem xét, đánh giá trong quá trình giải quyết vụ án, vô hình chung Thẩm phán phải xem xét lại nội dung vụ tranh chấp, tức là vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 71 Luật TTTM. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều Thẩm phán cho rằng khi có yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài mà một trong những lý do xin hủy là đề nghị Tòa án xem xét lại thời hiệu khởi kiện trong vụ án thì Tòa án phải xem xét. Đây là hai cách hiểu khác nhau, chúng tôi cho rằng Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn thống nhất về vấn đề này.
6. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại mà có bên thứ ba tham gia tố tụng hay không
Hiện nay có nhiều hội thảo đã diễn ra và có đề cập đến vấn đề nếu hợp đồng tín dụng mà có thỏa thuận Trọng tài được lựa chọn để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài có giai quyết được hay không. Theo chúng tôi được biết, đã có nhiều vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng mà Trọng tài đã gải quyết nhưng chủ yếu là các tranh chấp liên quan đến việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, các bên tranh chấp chỉ có nguyên đơn là ngân hàng, bị đơn là bên sử dụng thẻ không trả tiền cho Ngân hàng. Còn các vụ tranh chấp khác liên quan đến hợp đồng tín dụng mà trong đó ngoài bên ngân hàng là bên cho vay và bên vay, còn có các chủ thể khác là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án như người thế chấp tài sản, người bảo lãnh... thì Luật TTTM và Quy tắc trọng tài chưa thấy điều chỉnh. Vấn đề đặt ra, nếu các Trung tâm trọng tài muốn giải quyết các vụ tranh chấp nêu trên cần có sự sửa đổi Luật TTTM, Quy tắc trọng tài cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội.
6. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với những tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đang giải quyết, nhưng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự là những việc kinh doanh thương mại như yêu cầu hủy Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, Nghị quyết của Hội đồng thành viên và Nghị quyết của Hội đồng quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đã có Nghị quyết số 02/2020/NQ- HĐTP hướng dẫn một số quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong đó quy định là không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết những việc kinh doanh thương mại trong đó yêu cầu hủy Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, Nghị quyết của Hội đồng thành viên và Nghị quyết của Hội đồng quản trị doanh nghiệp. Quy định này hiện đang mâu thuẫn với các quy định của Luật doanh nghiệp về hiệu lực của các Nghị quyết trên. Trường hợp Trọng tài là cơ quan được lựa chọn để giải quyết tranh chấp mà trong Điều lệ của doanh nghiệp quy định, thì một trong các bên không thể yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời./.
Luật Trọng tài thương mại được quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 (sau đây viết tắt là Luật TTTM). Trong quá trình thực hiện Luật TTTM tại Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có một số khó khăn bất cập, xin được cùng trao đổi như sau:
1. Việc xác định có hay không có thỏa thuận Trọng tài hoặc thỏa thuận Trọng tài vô hiệu
Trong hầu hết các trường hợp, thỏa thuận Trọng tài thường được ghi nhận ngay trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng hay văn bản của các bên trong quá trình ký kết hoặc thực hiện hợp đồng… và thường được coi là thỏa thuận Trọng tài đã tồn tại. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong các tiêu chí để xác định sự tồn tại của thỏa thuận Trọng tài. Trên thực tế, có nhiều trường hợp điều khoản Trọng tài đã được nêu rõ trong hợp đồng, các văn bản mà hai bên thỏa thuận, ký kết… nhưng vẫn thuộc trường hợp không có thỏa thuận Trọng tài. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài ví dụ tình huống cụ thể như sau:
Ví dụ: không có thỏa thuận Trọng tài vì các bên đã thỏa thuận chọn Tòa án thay thế Trọng tài.
Công ty A và Công ty B giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong hợp đồng, các bên đã thỏa thuận rõ ràng về việc mọi tranh chấp giữa các Bên sẽ được giải quyết bằng Trọng tài tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (sau đây gọi tắt là VIAC). Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên cùng ký với nhau Biên bản đối chiếu công nợ, trong đó nêu rằng nếu Công ty B không trả nợ trước ngày X thì Công ty A sẽ khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Do Công ty B không trả nợ đúng hạn, Công ty A đã khởi kiện Công ty B tại VIAC và yêu cầu B phải thanh toán khoản nợ như Biên bản đối chiếu công nợ.
Lưu ý: trong trường hợp này, các Bên thỏa thuận chọn giải quyết tranh chấp tại VIAC nhưng sau đó, trong Biên bản đối chiếu công nợ, phương thức giải quyết tranh chấp được chuyển đổi về Tòa án. Công ty A cũng khởi kiện theo đúng Biên bản đối chiếu công nợ này. Do đó, cần lưu ý rằng với việc thay đổi như trên, thỏa thuận chọn Tòa án được xác lập sau sẽ thay thế thỏa thuận Trọng tài chọn VIAC giải quyết tranh chấp và như vậy, thỏa thuận Trọng tài chọn VIAC không tồn tại. Từ đó, Hội đồng Trọng tài cần lưu ý xác định rõ xem có thỏa thuận nào khác của các bên hủy bỏ, sửa đổi, thay thế thỏa thuận Trọng tài ban đầu hay không trước khi quyết định về sự tồn tại của thỏa thuận Trọng tài.
Tương tự như vậy, mới đây năm 2022 Tòa án nhân dân TP Hà Nội có nhận được một khiếu nại về Quyết định của Hội đồng trọng tài VIAC về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, sau khi xem xét đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ kèm theo Thẩm phán nhận thấy trong Biên bản đối chiếu công nợ hai bên có thỏa thuận là nếu Công ty A không thanh toán tiền cho Công ty B, thì Công ty B có thể khởi kiện ra VIAC. Trong vụ việc này, sau khi giải thích cho Công ty A về nội dung này, Công ty A đã rút đơn khiếu nại xác định VIAC không có thẩm quyền giải quyết vụ án và Tòa án đã ra Quyết định đình chỉ việc xét đơn khiếu nại đối với Quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
Ví dụ: không có thỏa thuận Trọng tài vì nguyên đơn không ký văn bản có thỏa thuận Trọng tài:
Công ty A cho Công ty B vay một khoản tiền để đầu tư thông qua hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng này không có thỏa thuận Trọng tài. Để xác nhận nghĩa vụ trả nợ, Công ty B đã ký và phát hành hối phiếu nhận nợ theo đó xác nhận khoản nợ của mình đối với Công ty A là người thụ hưởng. Hối phiếu nhận nợ chỉ có chữ ký của Công ty B và không có chữ ký của Công ty A. Trong hối phiếu, Công ty B nêu rõ mọi tranh chấp liên quan đến hoặc phát sinh từ hối phiếu sẽ được giải quyết chung thẩm tại VIAC. Do Công ty B không trả tiền theo đúng cam kết, Công ty A đã khởi kiện Công ty B tại VIAC để yêu cầu thanh toán số tiền trên. Bị đơn phản đối trong Bản tự bảo vệ rằng thỏa thuận trọng tài không tồn tại vì không có chữ ký của nguyên đơn tại hối phiếu.
Lưu ý: về vấn đề xác lập hối phiếu nhận nợ, Luật công cụ chuyển nhượng không yêu cầu Công ty A là người thụ hưởng phải ký vào hối phiếu mà chỉ cần chữ ký của Công ty B. Tuy nhiên, do điều khoản Trọng tài có tính độc lập, hiệu lực của điều khoản Trọng tài sẽ không phụ thuộc vào văn bản chứa nó. Như vậy, với việc chỉ có Công ty B ký vào Hối phiếu về việc chọn VIAC giải quyết tranh chấp, đây thuộc trường hợp không có thỏa thuận trọng tài.
Ví dụ: thỏa thuận trọng tài được xác lập bởi người không có thẩm quyền vẫn có hiệu lực khi người đại diện theo pháp luật đã biết mà không phản đối trong thời hạn hợp lý.
Công ty A giao kết hợp đồng với Công ty B, trong đó người đại diện của mỗi bên đều là Phó Giám đốc của Công ty và không phải là người đại diện theo pháp luật. Hợp đồng quy định mọi tranh chấp sẽ được giải quyết chung thẩm tại VIAC. Trong quá trình thực hiện, các bên không phản đối vấn đề thẩm quyền của người ký hợp đồng mà vẫn thực hiện bình thường. Người đại diện theo pháp luật của Công ty B vẫn ký hóa đơn cho các đơn hàng theo Hợp đồng. Cho rằng Công ty B vi phạm nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng trong hợp đồng, Công ty A đã khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tại VIAC. Tại Bản tự bảo vệ, bị đơn phản đối rằng thỏa thuận Trọng tài trong hợp đồng vô hiệu vì người ký thỏa thuận không có thẩm quyền.
Lưu ý: trong trường hợp này, cần xác định rằng người đại diện theo pháp luật của cả hai bên đều đã biết nhưng không phản đối việc giao kết hợp đồng cũng như thỏa thuận Trọng tài. Bởi lẽ, người đại diện theo pháp luật của Công ty B vẫn ký hóa đơn bán hàng theo Hợp đồng nên đã biết về sự tồn tại của Hợp đồng cũng như thỏa thuận Trọng tài; người đại diện theo pháp luật của Công ty A đã ký Đơn khởi kiện nên đương nhiên đã biết về sự tồn tại như trên.
Về hiệu lực của thỏa thuận Trọng tài trong trường hợp này, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP quy định như sau:
“2. Người xác lập thỏa thuận Trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật TTTM là người xác lập thỏa thuận Trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền".
Về nguyên tắc thỏa thuận Trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận Trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận Trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận Trọng tài hoặc trong tố tụng Trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận Trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận Trọng tài không vô hiệu.
Như vậy, cả người đại diện theo pháp luật của hai bên đều đã biết về sự tồn tại của thỏa thuận Trọng tài và hợp đồng, đã thực hiện hợp đồng và không phản đối trong thời gian hợp lý. Từ đó, có thể khẳng định rằng thỏa thuận Trọng tài giữa các bên có tồn tại và không thuộc trường hợp vô hiệu.
Còn một trường hợp khác là thỏa thuận Trọng tài không thể thực hiện được thì sẽ được giải quyết như thế nào, đây là trường hợp hai bên đương sự thỏa thuận lựa chọn VIAC là cơ quan giải quyết tranh chấp, địa điểm giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, ngôn ngữ tiếng Anh và Luật áp dụng là Luật Việt Nam, nhưng Quy tắc trọng tài là SIAC thì có coi là thỏa thuận Trọng tài vô hiệu hay thỏa thuận Trọng tài không thể thực hiện được không thì hiện nay giữa các Thẩm phán, Luật sư và Trọng tài viên vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.
2. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
Thực tế thực hiện giao dịch kinh doanh thương mại cho thấy có nhiều trường hợp một cá nhân ký Hợp đồng với một pháp nhân, đồng thời yêu cầu người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó bảo lãnh cho việc thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân. Theo đó, các Bên thường ký hợp đồng ba bên để bảo đảm việc thực hiện giao dịch kinh doanh thương mại hiệu quả. Trong trường hợp này, cần lưu ý xác định rõ các mối quan hệ pháp luật tranh chấp cụ thể để xác định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, đặc biệt là khi có nhiều cá nhân tham gia giao dịch.
Ví dụ: Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân không phát sinh từ hoạt động thương mại
Ông A là bên mua nhà để ở, giao kết hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với Công ty B là bên bán và ông C là người bảo lãnh, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty B. Trong hợp đồng có điều khoản nêu rõ nếu Công ty B không giao nhà đúng hạn thì Công ty B phải hoàn trả toàn bộ khoản tiền nhà đã thanh toán cùng với khoản tiền phạt là 8% giá trị căn hộ cho ông A. Trong trường hợp Công ty B không hoàn trả các khoản tiền trên, ông C là người đại diện theo pháp luật của Công ty B sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đó hoàn trả các khoản tiền nêu trên cho ông A. Hợp đồng nêu rõ mọi tranh chấp giữa ông A, Công ty B và ông C sẽ được giải quyết bằng Trọng tài tại VIAC. Do Công ty B gặp vấn đề tài chính và không còn tiền để trả, ông C cũng từ chối nghĩa vụ bảo lãnh, ông A đã khởi kiện ông C tại VIAC để yêu cầu ông C thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và trả tiền cho ông A.
Lưu ý: trong trường hợp này, cần xác định rõ quan hệ pháp luật tranh chấp có phát sinh từ hoạt động thương mại hay không để xác định thẩm quyền. Về nội dung tranh chấp, mối quan hệ giữa ông A và ông C phát sinh từ quan hệ bảo lãnh, theo đó ông A là bên nhận bảo lãnh, ông C là bên bảo lãnh. Điều 2 Luật TTTM quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài là một trong các trường hợp sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Trong 3 trường hợp nêu trên, trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 đều không phát sinh vì các bên ở đây đều là cá nhân, đồng thời pháp luật không quy định mặc định rằng tranh chấp về bảo lãnh phải giải quyết bằng Trọng tài. Theo đó, việc xác định Trọng tài có thẩm quyền hay không sẽ dựa trên trường hợp thứ nhất là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, trong đó cần làm rõ khái niệm "hoạt động thương mại" để làm cơ sở phân tích thẩm quyền.
Về khái niệm này, Điều 3 Luật thương mại quy định hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Theo đó, bản chất mối quan hệ giữa ông A và ông C là quan hệ bảo lãnh được quy định tại các Điều 335 đến Điều 345 Bộ luật dân sự năm 2015. Quan hệ bảo lãnh này không nhằm mục đích sinh lợi bởi lẽ ông A mua nhà nhằm mục đích để ở mà không phải kinh doanh, ông C cũng không kinh doanh sinh lợi bằng việc bảo lãnh. Thực tế cho thấy chỉ có Ngân hàng hoặc các Tổ chức tín dụng mới cung cấp dịch vụ bảo lãnh để kinh doanh sinh lợi. Như vậy, tranh chấp phát sinh giữa các bên không phát sinh từ hoạt động thương mại nên không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
3. Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra Phán quyết là giả mạo
Khi giải quyết tranh chấp, việc xác định tính xác thực của hồ sơ, tài liệu, chứng cứ trong tố tụng là cấp thiết và cần phải thực hiện chính xác để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp một cách đúng đắn, hợp pháp. Việc Phán quyết trọng tài được lập dựa trên chứng cứ giả mạo sẽ là cơ sở để xem xét hủy Phán quyết trọng tài.
Ví dụ: Phán quyết trọng tài lập trên cơ sở chứng cứ là bản photocopy có thể bị xem xét hủy.
Công ty A và Công ty B xác lập Hợp đồng mua bán hàng hóa. Cho rằng Công ty B không thanh toán tiền hàng, Công ty A đã khởi kiện tại Trọng tài để yêu cầu Công ty B thanh toán tiền hàng. Tại Phiên họp giải quyết tranh chấp, Công ty A đã xuất trình một bản photocopy của văn bản có tên Biên bản đối chiếu công nợ, theo đó thể hiện rằng Công ty B đã thừa nhận khoản nợ tiền hàng và lãi phát sinh. Công ty B phản đối cho rằng Biên bản này chỉ là bản photocopy, không đảm bảo tính xác thực. Sau khi các Bên không còn tài liệu khác xuất trình, Hội đồng Trọng tài tuyên bố Phiên họp cuối cùng và lập Phán quyết trọng tài chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn trên cơ sở Biên bản đối chiếu công nợ nêu trên.
Lưu ý: Hội đồng trọng tài cần yêu cầu các bên xuất trình bản gốc chứng cứ để xem xét đối chiếu trước khi lập Phán quyết trọng tài. Bởi lẽ, với bản photocopy tài liệu, các bên hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ máy tính, in ấn… để cắt ghép chữ ký, con dấu cũng như các nội dung nhằm mục đích giả mạo chứng cứ. Về việc xác định chứng cứ, có thể tham chiếu để áp dụng tương tự Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự.
Từ đó, việc nguyên đơn giao nộp tài liệu bản photocopy là không đảm bảo tính xác thực và Phán quyết trọng tài hoàn toàn có thể bị hủy nếu được lập trên cơ sở tài liệu này.
Ngoài ví dụ nêu trên ra, Tòa án nhân dân TP Hà Nội cũng đã hủy một Phán quyết trọng tài về tranh chấp hợp đồng mua bán thép phế liệu. Phán quyết trọng tài dựa vào tài liệu do nguyên đơn xuất trình đã bị tẩy sửa tên mã hàng dẫn đến chất lượng hàng hóa khác nhau, không đúng đối tượng hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã ký kết dẫn đến tranh chấp. Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trên tại VIAC, Hội đồng trọng tài đã căn cứ vào tài liệu chứng cứ nguyên đơn cung cấp để ra Phán quyết, trong khi bị đơn đã chứng minh là tài liệu, chứng cứ về mã hàng này đã bị bị tẩy xóa, làm giả lại đồng thời bị đơn cung cấp cho Hội đồng trọng tài văn bản xác nhận của bên thứ ba là bên đã bán hàng cho nguyên đơn, để nguyên đơn bán lại cho bị đơn xác nhận chính xác mã hàng trên (hàng hóa đang tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn) nhưng không được Hội đồng trọng tài chấp nhận. Khi Tòa án nhân dân TP Hà Nội thụ lý và giải quyết yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài, nhân chứng là Công ty đã bán hàng cho nguyên đơn trong vụ kiện trên tại VIAC đã một lần nữa xác nhận về vấn đề này và gửi bộ hồ sơ gốc cho Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã hủy Phán quyết trọng tài trên do Hội đồng trọng tài đã dựa vào các tài liệu, chứng cứ bị tẩy xóa để ban hành Phán quyết.
Kinh nghiệm của chúng tôi là khi nghi ngờ về tài liệu, chứng cứ kể cả việc các đương sự đã xuất trình bản có công chứng, chứng thực chúng tôi vẫn yêu cầu các đương sự xuất trình bản chính để đối chiếu, thẩm trí còn triệu tập các bên đến Tòa án để lấy lời khai, đối chất về các tài liệu, chứng cứ khi cần thiết.
4. Việc xác định phán quyết trọng tài có trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
Tại Điều 68 Luật TTTM đã quy định rất rõ các trường hợp Phán quyết trọng tài sẽ bị hủy, vấn đề này cũng đã được hướng dẫn tại Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, tại điểm đ khoản 2 Điều 68 quy định Phán quyết trọng tài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là còn có nhiều cách hiểu khác nhau giữa các Thẩm phán và hay được các đương sự viện dẫn để yêu cầu Tòa án hủy Phán quyết trọng tài. Theo quan điểm của chúng tôi phải hiểu theo nghĩa hẹp, không nên mở rộng phạm vi áp dụng của quy định này dẫn đến việc hủy một cách tùy tiện các Phán quyết trọng tài.
Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, là Phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam. Khi xem xét yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài, Tòa án phải xác định được Phán quyết trọng tài có vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật và nguyên tắc đó có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết tranh chấp của Trọng tài.
Tòa án chỉ hủy Phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng Phán quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành Phán quyết trọng tài và Phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba.
Lưu ý: từ quy định nêu trên, Phán quyết trọng tài chỉ có thể bị hủy nếu hội tụ đủ các điều kiện sau: (i) Thứ nhất, đã xác định rõ ràng trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật và nguyên tắc đó có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của Trọng tài; (ii) Thứ hai, có căn cứ rõ ràng cho thấy Phán quyết trọng tài vi phạm nguyên tắc cơ bản này; và (iii) Thứ ba, xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba. Nếu không đủ ba yếu tố này, Tòa án sẽ không hủy Phán quyết trọng tài.
5. Vấn đề thời hiệu khởi kiện có phải là một trong những lý do để hủy Phán quyết trọng tài không
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau để cho rằng, Hội đồng trọng tài không xem xét hoặc xác định không đúng về thời hiệu khởi kiện đây là một trong những lý do để một bên yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài khi mục đích của mình không đạt được trong quá trình tranh tụng tại Trọng tài. Theo quan điểm của tôi, khi xem xét lại vấn đề thời hiệu đã được Hội đồng trọng tài xem xét, đánh giá trong quá trình giải quyết vụ án, vô hình chung Thẩm phán phải xem xét lại nội dung vụ tranh chấp, tức là vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 71 Luật TTTM. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều Thẩm phán cho rằng khi có yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài mà một trong những lý do xin hủy là đề nghị Tòa án xem xét lại thời hiệu khởi kiện trong vụ án thì Tòa án phải xem xét. Đây là hai cách hiểu khác nhau, chúng tôi cho rằng Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn thống nhất về vấn đề này.
6. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại mà có bên thứ ba tham gia tố tụng hay không
Hiện nay có nhiều hội thảo đã diễn ra và có đề cập đến vấn đề nếu hợp đồng tín dụng mà có thỏa thuận Trọng tài được lựa chọn để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài có giai quyết được hay không. Theo chúng tôi được biết, đã có nhiều vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng mà Trọng tài đã gải quyết nhưng chủ yếu là các tranh chấp liên quan đến việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, các bên tranh chấp chỉ có nguyên đơn là ngân hàng, bị đơn là bên sử dụng thẻ không trả tiền cho Ngân hàng. Còn các vụ tranh chấp khác liên quan đến hợp đồng tín dụng mà trong đó ngoài bên ngân hàng là bên cho vay và bên vay, còn có các chủ thể khác là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án như người thế chấp tài sản, người bảo lãnh... thì Luật TTTM và Quy tắc trọng tài chưa thấy điều chỉnh. Vấn đề đặt ra, nếu các Trung tâm trọng tài muốn giải quyết các vụ tranh chấp nêu trên cần có sự sửa đổi Luật TTTM, Quy tắc trọng tài cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội.
6. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với những tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đang giải quyết, nhưng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự là những việc kinh doanh thương mại như yêu cầu hủy Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, Nghị quyết của Hội đồng thành viên và Nghị quyết của Hội đồng quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đã có Nghị quyết số 02/2020/NQ- HĐTP hướng dẫn một số quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong đó quy định là không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết những việc kinh doanh thương mại trong đó yêu cầu hủy Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, Nghị quyết của Hội đồng thành viên và Nghị quyết của Hội đồng quản trị doanh nghiệp. Quy định này hiện đang mâu thuẫn với các quy định của Luật doanh nghiệp về hiệu lực của các Nghị quyết trên. Trường hợp Trọng tài là cơ quan được lựa chọn để giải quyết tranh chấp mà trong Điều lệ của doanh nghiệp quy định, thì một trong các bên không thể yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời./.