Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về quy định của pháp luật lao động về chính sách cho lao động nữ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thái Nguyên

29/09/2020
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện Hợp đồng số 67/BTP-585 ngày 28 tháng 05 năm 2020 ký giữa Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên (nay là Trường Cao đẳng Luật Miền Bắc) và Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 -2020, ngày 25 tháng 09 năm 2020 Trường Cao đẳng Luật Miền Bắc đã tổ chức thành công “Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về quy định của pháp luật lao động về chính sách cho lao động nữ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.

        Hội nghị được tổ chức tại Hội trường UBND thị trấn chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên với sự tham dự của Đại diện Ủy ban nhân dân; đại diện các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đại diện lãnh đạo Trường Cao đẳng Luật Miền Bắc; đại diện cho các doanh nghiệp, các văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật và trưởng các ban ngành, đoàn thể thuộc UBND. Chủ trì hội nghị là TS. Nguyễn Mạnh Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Luật Miền Bắc.
        Qua hội nghị đối thoại, các đại biểu tham dự đã nâng cao nhận thức và có kỹ năng áp dụng pháp luật lao động cho lao động nữ đang làm việc tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, tại hội nghị đối thoại các giữa chủ trì hội nghị và đại biểu đã có những ý kiến trao đổi, thỏa luận về pháp luật trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động là nữ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. ví dụ như:
        Tại buổi đối thoại, có nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến các vấn đề như: giải quyết chế độ thai sản, nghỉ dưỡng sức, cách tính lương cho lao động trong thời gian học việc, quy định giờ làm thêm, chế độ đào tạo nghề cho lao động nữ, vai trò của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, thỏa hiệp và thực hiện thỏa ước lao động tập thể...

        Nội dung hội nghị đối thoại chính sách và pháp luật dành cho lao động nữ làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được các chuyên gia và các đại biểu tham dự đánh giá là một chủ đề đối thoại hay, gần gũi, thiết thực và đề xuất Ban quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp trong thời gian tới cần khai thác nhiều hơn về những chủ thể cụ thể, nội dung cụ thể, ưu tiên những đối tượng lao động yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già để có thể đảm bảo tốt nhất những quyền và lợi ích chính đáng của những chủ thể này./.

                                                                                                                                                                                    Nguyễn Trâm Anh

Xem thêm »