Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật mới và kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh từ kinh phí hỗ trợ của Chương trình 585

30/06/2020
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Được sự hỗ trợ kinh phí của Chương trình 585, ngày 29/6/2020, Trung tâm Thông tin, hỗ trợ pháp luật - Cục Công tác phía Nam, Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức iến thức pháp luật mới và kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp chuyên đề những điểm mới trong Bộ luật Lao động năm 2019 tại TP. Hồ Chí Minh

Nội dung về pháp luật lao động là nội dung phần lớn các doanh nghiệp đều quan tâm, thường xuyên gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 có tác động lớn tới hoạt động của doanh nghiệp và người lao động.

Tại lớp bồi dưỡng, LS. Đinh Thị Quỳnh Như, Giám đốc Công ty luật TNHH MTV An Luật đã trình bày, giải đáp vướng mắc của các doanh nghiệp về các nội dung mới doanh nghiệp cần lưu ý liên quan đến Bộ luật lao động năm 2019 như: Những lưu ý về phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động 2019; Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; Hợp đồng lao động giữa các bên; Quy định mới về tuổi nghỉ hưu; Những quy định mới về hình thức hợp đồng; Một số lưu ý về quy định đối với người sử dụng lao động; Các vấn đề về chấm dứt hợp đồng lao động;  Thẩm quyền của cơ quan nhà nước về người lao động...

Tham dự lớp bồi dưỡng gồm hơm 100 lãnh đạo, cán bộ pháp chế các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Các học viên đưa ra rất nhiều câu hỏi thực tiễn để chuyên gia giải đáp, cụ thể như:
- Trợ cấp thất nghiệp là một trong các chế độ của Bảo hiểm thất nghiệp, nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần đáp ứng các điều kiện nào? Người lao động nghỉ không hưởng lương do Covid-19, sau đó chấm dứt hợp đồng lao động thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành thì sau 2 lần ký kết hợp đồng lao động có xác định thời hạn thì đến lần thứ ba sẽ là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tuy nhiên, sau khi hết thời hạn của hợp đồng lao động lần 2, thay vì ký kết hợp đồng lao động lần 3 thì giữa người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về thời hạn của hợp đồng thông qua một phụ lục hay không? Ngoài ra, nếu sau khi kết thúc 2 hợp đồng lao động có thời hạn, người lao động không còn làm việc tại doanh nghiệp nữa sau đó 3 năm thì người đó quay trở lại xin việc tại doanh nghiệp thì lúc này việc ký kết hợp đồng sẽ được thực hiện với hình thức hợp đồng lao động nào?
- Các nội dung cụ thể cần lưu ý về giao kết hợp đồng lao động, phạt vi phạm hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019.
Các câu hỏi của học viên được giảng viên giải đáp, trao đổi, tư vấn hướng giải quyết cụ thể đồng thởi đưa ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn để doanh nghiệp lưu ý. 
Doanh nghiệp, cá nhân quan tâm có thể tải file tài liệu đính kèm để tham khảo.
Phạm Nguyệt Hằng - TTK CT585

 

 

File đính kèm:

Xem thêm »