Tiêu đề: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trên thị trường hiện nay và lý giải nguyên nhân
Về thực trạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trên thị trường thời gian qua. Thực tế cho thấy, vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật cũng như thực thi pháp luật cạnh tranh, gây khó cho việc phát hiện, xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Vậy, hạn chế, bất cập đó là gì
1. Theo đánh gía của các chuyên gia, hiện nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm dẫn đến không khó khăn trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm. Nhận định về vấn đề nay
- Chúng tôi đã nghiên cứu nhiều luật, ví dụ, Luật Chứng khoán, Luật Giá, Luật Đấu thầu, các lĩnh vực khác như vàng, bất động sản… Trong các quy định đều có chung quy định về đảm bảo tính cạnh tranh. Tuy nhiên, thế nào là đảm bảo tính cạnh tranh? thì chưa được cụ thể hóa, rất sơ sài.
- Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có vụ việc nào về cạnh tranh được xử lý bằng biện pháp hình sự. Mức tiền phạt theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh như đã nêu trên còn thấp. Có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm xảy ra trên thực tế và thời gian thực hiện của các thỏa thuận này rất lâu, hậu quả kéo dài hoặc có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được thực hiện và gây nên hậu quả rất lớn. Vì vậy, mức phạt thấp sẽ không mang tính chất răn đe…
- Thực tiễn áp dụng yêu cầu buộc bồi thường thiệt hại cho thấy việc chứng minh hay giám định xác định mức độ thiệt hại để yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng đối với các vụ việc cạnh tranh gặp nhiều khó khăn. Một số vụ việc vi phạm pháp luật về hạn chế cạnh tranh được giải quyết tại Tòa án như: vụ việc về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong ký hợp đồng độc quyền rửa ảnh nhằm loại bỏ các doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường xảy ra tại An Giang…
2. Trong thời gian tới cần có những chính sách gì để đảm bảo hơn nữa tính phòng ngừa và răn đe mạnh mẽ đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Cần củng cố, kiện toàn và phát triển Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, từ đó, nâng cao khả năng, chất lượng các vụ việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên thực tế.
Ở Việt Nam hiện nay, khâu kiểm soát giá thành rất sơ sài, bản thân giá mua giá bán đã là vi phạm cạnh tranh rồi. Đã là giá bất hợp lý rồi mà coi đấy là giá thành thì không đúng, phải kiểm soát được giá thành thực tế.
- Phải tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh cho các chủ thể cạnh tranh trên thị trường. Qua khảo sát vừa qua thấy rằng, khoảng 50% chủ thể không nắm rõ pháp luật cạnh tranh, gần 20% chưa từng biết đến pháp luật cạnh tranh.
- Pháp luật cạnh tranh chủ yếu là kiểm soát các hành vi cạnh tranh trên thị trường, còn chính sách cạnh tranh là khuyến khích thúc đẩy cạnh trạnh, cần phải áp dụng cả hai.
Nguồn: KD&PL
Trần Thị Minh Nguyệt