Tiêu đề: Biện pháp hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp khi tham gia nhượng quyền thương mại

21/02/2023

Dù được coi là một mô hình kinh doanh an toàn và hiệu quả, nhưng nhượng quyền thương mại vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Đặc biệt là khi các bên không có sự hiểu rõ về năng lực của đối tác, không đánh giá được chính xác uy tín của thương hiệu mà mình muốn nhận quyền hoặc thiếu kiên thức về thị trường về nhu cầu từ người tiêu dùng

 1. Dù được đánh giá là hình thức kinh doanh hiệu quả, tuy nhiên mô hình nhượng quyền thương mại vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định ngay cả với bên nhượng quyền. Vậy những rủi ro này là gì
Như chúng ta biết rằng bên nhượng quyền để có được mô hình kinh doanh thì đòi hỏi họ phải có quá trình đào sâu suy nghĩ để phát triển thành công một ý tưởng kinh doanh. Hơn nữa không chỉ vậy mà họ còn phải đầu tư rất là nhiều cả về tiền bạc, thời gian, chất xám và thậm chí là cả rủi ro nữa vì không phải làm một lần là thành công ngay có khi phải vài lần phá sản điểu chỉnh mô hình kinh doanh mới có được thương hiệu thành công sau này.. Và khi đã có thương hiệu tốt như thế mà sau này người nhận quyền họ không tuân thủ theo những nguyên tắc của hợp đồng, không bảo vệ bí mật kinh doanh, để cho các đối thủ cạnh tranh có cơ hội cạnh tranh với mình, làm mất uy tín của thương hiệu, của sản phẩm thì đó thật sự là một rủi ro rất lớn mà các nhà nhượng quyền phải hết sức cân nhắc.
2. Đối với bên nhận quyền, rủi ro mà họ sẽ gặp phải là gì
Chúng ta biết là những thương hiệu lớn để có thể nhượng quyền được bao giờ cũng cần những vấn đề như là về trụ sở nghĩa là nơi đặt đó phải rất là trung tâm cái fomat kinh doanh của họ phải tuân thủ triệt để đảm bảo được là ý tưởng kinh doanh của người nhượng quyền cũng như sản phẩm dịch vụ nó có thể thay đổi một chút nhưng không được quá lệch. Và nếu quá trình anh không tìm được khách hàng, anh không thu hút được khách hàng tại địa phương, anh lại muốn lồng ghép những vấn đề cá nhân của người được nhận quyền vào dẫn tới việc ảnh hưởng tới thương hiệu cũng như việc thu hút khách hàng. Và cái việc mà khách hàng người ta không lựa chọn chính là thất bại cho bên nhận quyền. Và những rủi ro này cũng xảy ra khá nhiều trong thực tế rồi.
 3. Bên nhượng quyền cần phải chú ý đến những điểm sau
Hợp đồng dù sao cũng là một khuôn khổ, một công cụ rất là quan trọng để các bên có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng mà chúng ta không thể nào xây dựng một bản hợp đồng quá chi tiết đến mức có thể bảo vệ toàn bộ quyền lợi của mình được. Mà ở đây rất cần lòng tin của các bên. Tuy nhiên thì bên nào cũng phải lo tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Ví dụ như bên nhượng quyền có thể không cung cấp toàn bộ bí mật kinh doanh mà chỉ một phần nào thôi. Chẳng hạn như một công thức cho một gia vị đặc trưng, đặc biệt nào đó thì người ta sẽ không cung cấp toàn bộ, mà người ta chỉ cung cấp một cái bán thành phẩm của nó, mà đến khi người nhận quyền sử dụng nó thì cũng không thể biết cái quá trình xây dựng cái gia vị đó như thế nào, nếu như mọi bí quyết kỹ thuật cái bí mật kinh doanh bao gồm cả các sáng chế giải pháp hữu ích nếu như nó được công bố hết và người nhận quyền nắm được có thể chuyển giao hoặc chiếm lĩnh sử dụng trái phép thì rất rủi ro.

Nguồn: KD&PL

Trần Thị Minh Nguyệt