Tiêu đề: Sự hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước trong việc giúp các DN nâng cao năng lực xử lý, kháng kiện đối với các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ các quốc gia nhập khẩu

17/07/2018

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu, các nước thường có xu hướng gia tăng sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại như là một rào cản hữu hiệu nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp liên quan tới thép, giày dép, sợi, săm lốp, thủy sản… Vậy, thực tiễn và xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như thế nào? Vai trò của Chính phủ Việt Nam trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất khẩu khi đối diện với các vụ điều tra phòng vệ thương mại là gì? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương để giúp quý vị và các bạn cùng hiểu rõ.

  1. dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực phòng vệ thương mại, Ông đánh giá như thế nào về thực trạng cũng như xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay?
  • Thực trạng: Theo thống kê của Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương, tính đến nay, đã có 132 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trung bình, 1 năm, các DN của chúng ta phải đối diện với 12-15 biện pháp PVTM, trong đó có biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại. Trong số các vụ việc phòng vệ thương mại đã được khởi xướng điều tra này, cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn luôn là nước dẫn đầu trong các nước khởi xướng điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với Việt Nam với 25 vụ việc… => Trong bối cảnh tự do hóa thương mại ngày càng mạnh mẽ, biện pháp PVTM được coi là một công cụ hợp pháp mà các nước có thể áp dụng để bảo vệ nền sản xuất trong nước, do đó, việc các DN Việt Nam phải đối diện với các vụ kiện PVTM cũng là điều dễ hiểu ;
  • Xu hướng các vụ kiện PVTM trên thế giới và đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam: Thứ nhất, kiện chùm (Đơn kiện đồng thời nhiều nước) Hàng hoá bị điều tra thường bị gắn với hàng hoá của một số nước khác có kim ngạch XK lớn hơn. VD: OCTG – Canada: 9 nước; kiện chung với Trung Quốc; Thứ hai, kiện chống lẩn tránh thuế. Ví dụ, áp thuế với Trung Quốc à điều tra với Việt Nam; Thứ ba, kiện domino (nước này kiện được thì nước khác cũng theo đó đi kiện), ví dụ, Hoa Kỳ áp thuế 232 thép à EU, Thổ, Canada; Thứ tư, xu hướng kiện kép (kiện đồng thời chống bán phá giá và chống trợ cấp)
  • Biện pháp: Tận dụng cả 03 biện pháp (nước phát triển gia tăng biện pháp tự vệ); Gia tăng kiện lẩn tránh thuế; Áp dụng các biện pháp bảo hộ khác ngoài PVTM.  
  1. Vậy, để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nâng cao năng lực và ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại, theo Ông, đâu là sự hỗ trợ cần có của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là Bộ Công Thương?
  • Cục PVTM, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục đồng hành với các DN xuất khẩu Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ DN  trong việc xử lý các vụ điều tra PVTM mà nước ngoài áp dụng với hàng hóa của các DN xuất khẩu Việt Nam.
  • Chiều ngược lại, BCT cũng đồng hành với DN trong việc trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các DN trong nước, có thể có những biện pháp PVTM đối với hàng hóa nước ngoài vào VN.
  • Hỗ trợ phát triển ngành hàng, thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức PVTM ở VN cũng như các nước cho các DN VN; có các hỗ trợ cụ thể trong từng vụ việc cho DN, phối hợp với ngành hàng, địa phương…