Hoàn thiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trình Thủ tướng Chính phủ

Chiều 4/7, tại Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Trưởng Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025 đã chủ trì cuộc Họp về việc xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”, đồng thời cho ý kiến về việc tổ chức “Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật”.

Tại Cuộc họp, Thành viên tổ soạn thảo Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” - Ông Trần Minh Sơn - Trưởng Văn phòng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành đã báo cáo Dự thảo Đề án. Theo đó, Chính phủ đã có 04 Nghị quyết giao cho Bộ Tư pháp xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (dự kiến tháng 12/2022) nhằm mục tiêu chung là hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh sau dịch COVID-19, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, phù hợp với nguồn lực, qua đó xử lý được những khó khăn, vướng mắc pháp lý cụ thể cho doanh nghiệp.
                                      Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu chủ trì cuộc họp
Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự đưa ra một số vấn đề trao đổi, góp ý nhằm hoàn thiện Đề án theo đúng yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) – Thành viên Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025: xây dựng Đề án theo hướng xuất phát từ chính tiêu đề vì thực tế đã làm rồi, giờ doanh nghiệp còn vướng mắc nào thì giải quyết vướng mắc đó để đúng với tên Đề án “Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”; vì là Dự thảo 01 nên còn nhiều ý cần hoàn thiện hơn, nhằm gắn kết nội dung như nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) – Thành viên Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
 giai đoạn 2021-2025
Bà Ngô Quỳnh Hoa – Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) – Thành viên Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 đưa ra các cách tiếp cận Đề án như cần xác định rõ hơn cách thức tiếp cận Đề án là hỗ trợ pháp lý chung cho tất cả loại hình doanh nghiệp hay đi vào nhóm doanh nghiệp cụ thể, doanh nghiệp mang tính đặc thù và trong thực tiễn áp dụng có vướng mắc gì khi thực hiện thì cần xem xét thêm; nội dung phần cơ sở thực tiễn thì cần hoàn thiện sâu sắc hơn về chủ thể và cách tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp đã đúng chưa từ đó đưa ra các vấn đề cần giải đáp.
Bà Ngô Quỳnh Hoa – Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) – Thành viên Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
 giai đoạn 2021-2025
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu ghi nhận sự cố gắng của tập thể Lãnh đạo Ban Quản lý, Văn phòng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất xây dựng Dự thảo đề án. Đồng thời Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã đưa ra chỉ đạo góp ý xây dựng và hoàn thiện Đề án, đảm bảo kế thừa, phát huy được những kết quả trong các giai đoạn trước; tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng đối tượng thụ hưởng, bám sát nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp gắn với bối cảnh hiện nay.
Ông Trần Minh Sơn - Trưởng Văn phòng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành
báo cáo Dự thảo Đề án
Theo đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu yêu cầu Tổ Soạn thảo Đề án tập trung tổ chức lấy ý kiến thực hiện và hoàn thiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm nay. Đồng thời, Thứ trưởng nhấn mạnh việc cần phải làm kỹ việc đánh giá: thực trạng hoàn thiện pháp luật, thực trạng thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cụ thể, công tác phối kết hợp trong hỗ trợ pháp lý liên ngành giữa các doanh nghiệp. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thì cần xây dựng lại theo các ý lớn và sát hơn cho từng giia đoạn. Mục tiêu chung là lấy doanh nghiệp làm gốc để chỉ ra cách làm hay, mô hình tốt về công tác hỗ trợ pháp lý để áp dụng…
Ông Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp), Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình
hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
 giai đoạn 2021-2025
Cũng tại cuộc họp, Ông Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp), Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 đã có ý kiến về việc xây dựng “Diễn đàn kinh doanh và pháp luật” do Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 thực hiện nhằm hỗ trợ pháp lý cho cá doanh nghiệp, gỡ bỏ rào cản, thúc đẩy môi trường kinh doanh sau dịch COVID-19. Theo đó, đề xuất Diễn đàn sẽ là sự kiện hằng năm, với những chủ đề khác nhau.
Quang cảnh cuộc họp
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhấn mạnh mục đích của diễn đàn là để Doanh nghiệp và đội ngũ Quản lý Nhà nước trao đổi, chia sẻ những khó khăn về mặt pháp lý nhằm xác định các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế. Đồng thời, yêu cầu đơn vị tổ chức thực hiện Diễn đàn một cách sinh động - thiết thực - hiệu quả để Diễn đàn là nơi doanh nghiệp tin tưởng và thu hút sự quan tâm từ năm này đến năm khác.
Ông Cao Thế Anh – Giám đốc công ty Cổ phần truyền thông ALO MEDIA báo cáo Kế hoạch diễn đàn tại cuộc họp