Cần Thơ: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để đồng hành cùng doanh nghiệp miền Tây vươn xa

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Cần Thơ, trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết mà còn là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực trạng công tác hỗ trợ pháp lý hiện nay còn nhiều hạn chế, đòi hỏi sự quan tâm và cải thiện từ nhiều phía.

1. Thực trạng công tác hỗ trợ pháp lý tại Cần Thơ
Hiện nay, tại Cần Thơ, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã đạt được một số kết quả nhất định. Theo số liệu thống kê, trong năm 2024, thành phố đã tổ chức 120 buổi hội thảo, tập huấn pháp lý với sự tham gia của hơn 3.000 lượt doanh nghiệp. Các chương trình này tập trung vào các nội dung như pháp luật lao động, thuế, hợp đồng, và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng đã phát hành hơn 10.000 tài liệu pháp lý nhằm phổ biến kiến thức cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Theo khảo sát, có đến 45% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cần Thơ cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin pháp lý. Đặc biệt, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường thiếu kiến thức về các quy định pháp luật cơ bản, dẫn đến rủi ro trong quá trình hoạt động. Những vấn đề này đã khiến không ít doanh nghiệp gặp phải tranh chấp pháp lý, làm giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường.
2. Những thách thức trong công tác hỗ trợ pháp lý tại Cần Thơ
Trong thời gian qua, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và
các tổ chức đại diện doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; lắng nghe, tiếp thu những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp và đã phần nào giải đáp được những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, thành phố Cần Thơ còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như:
Thứ nhất, việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện công tác này phải có kiến thức pháp luật rộng và chuyên sâu, đồng thời có kinh nghiệm thực tiễn trong ngành, lĩnh vực quản lý. Trong khi đó, nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn hạn chế về số lượng, đa số đều là kiêm nhiệm, chưa thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và kỹ năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; khối lượng công việc chuyên
môn ngày càng tăng, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên đôi lúc còn lúng túng
trong việc hỗ trợ, pháp lý khi doanh nghiệp có yêu cầu, việc triển khai các hoạt
động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đôi lúc đạt hiệu quả chưa như
yêu cầu.
Thứ hai, một số doanh nghiệp chưa thật sự chủ động trong tiếp cận thông tin về pháp luật; chưa có sự quan tâm đúng mức đến các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp
Thứ ba, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp rất đa dạng, phức tạp, thiếu tính ổn định và thường xuyên có sự thay đổi. Chính điều này khiến cho doanh nghiệp cũng như đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy
định.
Thứ tư, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp rất đa dạng, phức tạp, thiếu tính ổn định và thường xuyên có sự thay đổi. Chính điều này khiến cho doanh nghiệp cũng như đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy
định.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý do doanh nghiệp tại Cần Thơ
Để cải thiện tình hình, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Thành phố cần đầu tư phát triển đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý, đồng thời khuyến khích các trường đại học đào tạo ngành luật mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo. Việc tổ chức các khóa học nâng cao chuyên môn cho cán bộ pháp lý cũng cần được đẩy mạnh.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách, phổ biến giáo dục pháp luật
 Xây dựng các kênh thông tin trực tuyến để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tài liệu pháp lý, biên soạn các tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp; tăng cường mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật
cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý
thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Đồng thời,
thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng hỗ trợ pháp lý, trao đổi kinh
nghiệm cho mạng lưới tư vấn pháp luật, đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp (công chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh; nhân viên pháp chế liên quan trực tiếp đến việc quản lý, tiếp nhận
hồ sơ,… của các doanh nghiệp) nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ
năng tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp  Các buổi hội thảo cần được tổ chức thường xuyên hơn, với nội dung phù hợp và thiết thực. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến pháp luật sẽ giúp tiếp cận được nhiều doanh nghiệp hơn, giảm chi phí tổ chức.
Thứ ba, có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các chương trình hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp cần được thiết lập để tài trợ cho các hoạt động tư vấn pháp lý, đào tạo và nghiên cứu. Đồng thời tiếp tục cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục rườm rà và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý. Việc số hóa các quy trình pháp lý cũng là một giải pháp hiệu quả.
Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Cần Thơ không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý mà còn là sự đồng hành từ phía doanh nghiệp và cộng đồng. Việc nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và bền vững, tạo tiền đề để Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế năng động của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự chung tay của tất cả các bên liên quan, với tinh thần đổi mới và sáng tạo. Thành phố cần tiếp tục nỗ lực cải thiện công tác hỗ trợ pháp lý, không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn định hướng phát triển lâu dài, đưa doanh nghiệp Cần Thơ vươn xa trên bản đồ kinh tế quốc gia và quốc tế.
 
 Kiều Oanh
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật