Hội nghị đối thoại chuyên sâu tư vấn pháp luật, giải đáp vướng mắc pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hà Nội

Chuyên đề: Một số lưu ý về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực hiện Quyết định số 689/QĐ-HTPLLN ngày 08 tháng 5 năm 2023 của Ban quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2025 về việc phê duyệt chủ đề và đơn vị tham gia thực hiện hoạt động tổ chức các hội nghị, diễn đàn đối thoại chuyên sâu tư vấn pháp luật, giải đáp vướng mắc pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày 04/8/2023, Công ty luật TNHH MTV DEPROS đã tổ chức Hội nghị đối thoại “Một số lưu ý về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.Ngày 04/8/2023, Hội nghị đối thoại diễn ra tại Hội trường 1, Học viện Phụ nữ Việt Nam
 Ngày nay, nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt cộng thêm việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu không những bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu với những sản phẩm chất lượng, mẫu mã tương ứng mà điều quan trọng hơn là bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng được các quốc gia, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp đang rất được quan tâm, vì nó tạo ra sự khuyến khích, bảo đảm cho đầu tư trong, ngoài nước và cũng là động lực tăng trưởng kinh tế. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có nhãn hiệu đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.
 Phát biểu tại Hội nghị, Luật sư Trần Nguyễn Thanh -  Phó Giám đốc Công ty luật TNHH MTV DEPROS nhận định: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở nước ta trong thời gian qua cũng đã có những bước chuyển biến khả quan kể cả trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến cơ chế bảo vệ, cũng như xử lý các vi phạm … Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang gặp các trở ngại trong hiểu biết pháp luật về quy định thế nào là dấu hiệu có đầy đủ chức năng nhãn hiệu”.
Hội nghị diễn ra với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Hội nghị thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, Luật sư và đông đảo các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các diễn giả cùng doanh nghiệp đã thảo luận về chủ để bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay. Từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu.
 Báo cáo tại hội trường, bà Ngô Thị Như Nguyện cho hay: “So với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động vô cùng lớn ở nước ta vào năm 2022 với khoảng 875.500 doanh nghiệp thì số lượng đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) cũng như nhu cầu về hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực SHTT vẫn còn chưa xứng với tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nước ta. Các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp mình”.
         
 
Bà Ngô Thị Như Nguyện, Phó Giám đốc Công ty luật TNHH MTV DEPROS, Trưởng Ban tổ chức
Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, số văn bằng cấp mới trong 03 tháng đầu năm 2023 bị giảm mạnh do sự tác động của Luật Sở hữu trí tuệ sử đổi mới có hiệu lực. Theo đó, trong tháng 01, toàn bộ hệ thống cấp văn bằng phải tạm hoãn để chờ văn bản hướng dẫn thi hành ra đời. Số lượng văn bằng tăng trở lại vào tháng 02 nhưng vẫn bị giảm 35% so với cùng kỳ tháng 02 năm 2022.
         
Bế mạc Hội nghị
Trưởng Ban tổ chức, bà Ngô Thị Như Nguyện – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV DEPROS đã tiếp thu, ghi nhận những ý kiến của đại biểu hội nghị; sẽ tổng hợp để phản ánh, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền và phát biểu bế mạc hội nghị.