Đề nghị cho biết chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?
Tranh chấp lao động không chỉ là quan hệ tranh chấp quyền và lợi ích giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động mà còn liên quan đến lợi ích chung của tập thể, xã hội. Vì vậy các tranh chấp rất đa dạng và phức tạp. theo quy định của Bộ luật Lao động, tùy thuộc vào loại từng loại tranh chấp mà cơ quan có thẩm quyền quyền giải quyết tranh chấp lao động khác nhau là:
- Hòa giải viên lao động
- Hội đồng trọng tài lao động
- Tòa án nhân dân.
Tương ứng với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các chủ thể, sẽ có 4 (bốn) phương thức giải quyết tranh chấp lao động:
- Thương lượng trực tiếp giữa các bên: Thực chất của phương thức thương lượng chính là cùng nhau tự giải quyết vấn đề. Các bên trực tiếp gặp nhau thương lượng tìm tiếng nói chung để giải quyết mâu thuẫn, bất đồng mà không cần sự tham gia của bên thứ ba.
Đây là phương thức được tiến hành đầu tiên khi các bên có mâu thuẫn, cần giải quyết tranh chấp vì ưu điểm ít tốn kém về thời gian, về tài chính, phức tạp về thủ tục, trình tự và hiệu quả khả thi. Theo quy định pháp luật hiện hành, thương lượng cũng được xác định là một nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được quy định tại khoản 1, Điều 180 Bộ luật Lao động.
Pháp luật cũng khuyến cáo các bên sử dụng phương thức thương lượng trực tiếp trước khi quyết định sử dụng các phương thức giải quyết khác. Tuy nhiên thương lượng không phải là thủ tục bắt buộc đầu tiên, các bên cũng có thể bỏ qua bước thương lượng để yêu cầu giải quyết tranh chấp theo thủ tục luật định.
- Thông qua hoà giải của hòa giải viên.
- Theo thủ tục trọng tài tại hội đồng trọng tài lao động.
- Giải quyết tại tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Ba phương thức giải quyết tranh chấp này sẽ được trình bày cụ thể tại mục 11.4, phần I của tài liệu này.
