NHU CẦU ĐƯỢC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ, BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước, chiếm khoảng 96,5% tổng số doanh nghiệp, hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước, thu hút khoảng 50% tổng số lao động động trong doanh nghiệp và chiếm 17,46% tổng nộp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước, chiếm khoảng 96,5% tổng số doanh nghiệp, hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước, thu hút khoảng 50% tổng số lao động động trong doanh nghiệp và chiếm 17,46% tổng nộp ngân sách. Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay rất cần sự hỗ trợ về pháp lý và đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp phát từ pháp cho các doanh nghiệp từ các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong đó có Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trên cơ sở tổng kết kết những vụ việc pháp lý mà các cơ quan từ các VCCI địa phương,  các doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu được hỗ trợ pháp lý.
I. Nhu cầu được hỗ trợ pháp lý của các doanh nghiệp
1. Nhu cầu trợ giúp bảo vệ trực tiếp trong những vụ tranh chấp về pháp lý
Các tranh chấp pháp lý của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, như tranh chấp về hợp đồng kinh tế trong nước hoặc quốc tế, tranh chấp về khiếu kiện hành chính liên quan đến đất đai, xử phạt vi phạm thuế, kiểm tra thanh tra... Đây là những vụ tranh chấp rất phức tạp, đặc biệt là những vụ liên quan đến khiếu nại hành chính giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Trong những vụ việc này, các doanh nghiệp rất cần sự tham gia trực tiếp và có văn bản chính thức bảy tỏ quan điểm của VCCI.
2. Nhu cầu hố trợ tìm chuyên gia pháp lý giỏi có uy tín, kinh nghiệm
Thị trường dịch vụ pháp lý đang diễn ra sôi động, số lượng luật sư tăng lên nhanh chóng, tuy nhiện chất lượng dịch vụ pháp lý thật sự chưa đảm bảo, các luật sư có kinh nghiệm, am hiểu pháp luật kinh tế thương mại quốc tế chưa nhiều, nhiều vụ doanh nghiệp còn phải đi thuê luật sư nước ngoài, mất phí hàng triệu đô la, trong giao dịch quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam đang bị nhiều rủi ro pháp lý mà chưa biết cách bảo vệ. Vì vậy các doanh nghiệp rất cần VCCI là nơi giới thiệu, kết nối giữa doanh nghiệp với các tổ chức hành nghề luật sư có uy tính đủ năng lực, đạo đức nghề nghiệp để trợ giúp bảo vệ về mặt pháp lý.
3. Nhu cầu làm cầu nối trợ giúp hòa giải các tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Trong nghiều dạng tranh chấp pháp lý của doanh nghiệp thì một dạng tranh chấp diễn ra khá phổ biến là tranh chấp giữa các doanh nghiệp về hợp đồng kinh tê liên quan đến các thỏa thuận về điều khoản thanh toán, địa điểm giao nhận, chất lượng hàng hóa... Đây là những tranh chấp giữa các doanh nghiệp đều cùng là hội viên của một VCCI trên cùng một địa bàn hoặc giữa các doanh nghiệp là hội viên của hai địa bàn VCCI khác nhau
Việc đưa nhau ra giải quyết bằng con đường Tòa án là rất phức tạp, tốn kém không ít thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp. Tốt hơn hết là con đường hòa giải, cùng ngồi nhìn nhận lại vấn đề và cách giải quyết. Vai trò của các VCCI trong việc giải quyết các tranh chấp cho doanh nghiệp la một việc làm vô cùng có ý nghĩa và vô cùng quan trọng.
Thông qua hoạt động hòa giải, các doanh nghiệp có tranh chấp sẽ thấy được vai trò kết nối của VCCI và bản thân họ cũng thấy rằng, việc làm ăn chân chính và cùng chia sẽ lợi ích sẽ giúp cả hai chiến thắng.
4. Nhu cầu hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kiến nghị các cơ quan nhà nước hoàn thiện chính sách pháp luật
Hoàn thiện chính sách pháp luật là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, tuy nhiên có những chính sách pháp luật mà cả trung ương và cơ cơ sở trong quá trình trình thực thi đã nảy sinh những vướng mắc, gây ảnh hưởng đế quyền lợi của doanh nghiệp, ví dụ như việc tăng thuế nhập khẩu phôi thép, tăng giảm giá xăng dầu, vướng mắc xung quanh thực hiện 3 Luật thuế mới là Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật  thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân.
Việc VCCI trên cơ sở phản ánh mắc kiến ghị của doanh nghiệp, có văn bản kiến nghị kịp thời với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức các tọa đàm, gặp gỡ giữa đại diện chính quyền và các cơ quan có liên quan với doanh nghiệp đề tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, kể cả trong những vụ kiện tụng tranh chấp kéo dài đang là nhu cầu rất lớn đối với doanh nghiệp. Trong những sự kiện này, VCCIcác tỉnh, thành có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, các doanh nghiệp mong muốn VCCI thường xuyên đứng ra tổ chức các cuộc gặp gỡ để tạo ra cơ chế mở cho các chinh sách pháp luật liên quan đến doanh nghiệp phủ hợp hơn với thực tiễn, là động lực cho phát triển kinh tế.
5. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện với nhiều chính sách mới nhằm mục tiêu phù hợp với các cam kết của Việt nam khi giai nhập thổ chức thương mại thế giới, đội ngũ cán bộ quản lý và lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tập hợp từ nhiều dạng khác nhau, vì vậy nhu cầu cần được tìm hiểu bồi dưỡng các kiến thức về pháp luật lien quan đến hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp là rất lớn.
Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu đó, VCCI phải tập hợp và đáp ứng được, nhằm hỗ trợ giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao kiến thức pháp luật để điều hành tốt hơn doanh nghiệp trong quá trình xây dựng pháp luật.
II. Một số giải pháp nâng cao các hoạt động hỗ trợ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trên cơ sở thực trạng và nhu cầu cần hỗ trợ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên đã phân tích nêu trên, các VCCI Trung ương và địa phương phải nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, coi đó là nhiệmvụ trọng yếu thường xuyên, là công việc phải làm đề nâng cao uy tín và vị thế của VCCI.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, VCCI ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh thành cần chủ động thực hiện:
1. Không nâng cao hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho các đồng chí lãnh đạo cấp hội, các doanh nghiệp nhận thức rõ về vị trí, vai trò của VCCI trong bảo vệ quyền lợi hội viên, nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp để họ hiểu rằng, các doanh nghiệp còn có một mái nhà chung là VCCI luôn đứng bên cạnh để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên dưới nhiều hình thức, cách thức khác nhau.
2. Hiện nay Nhà nước đang đồng loạt triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình vệ sinh an toàn lao động, chương trình khuyến công quốc gia, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp, chương trình đào tạo nghề, chương trình hỗ trợ pháp lý..., đây là những chương trình mang tính chất lực đẩu không bao cấp toàn bộ bằng nguồn ngân sách Nhà nước và rất cần sự chung tay giữa Nhà nước, các VCCI của doanh nghiệp và chính cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu chung là nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
3. Các VCCI phải củng cố tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác hỗ trợ pháp luật, bảo vệ quyền lợi hội viên, đây là một biện pháp rất quan trọng, là yếu tố con người rong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Thông qua thành viên thành lập Ban Pháp chế, Trung tâm hỗ trợ pháp luật; đồng thời tại ra những cơ chế về hợp đồng lao động, chế độ cộng tác vụ việc…VCCI sẽ thu hút được những luật sư, luật gia giỏi về tổ chức hội, làm nhiệm vụ hỗ trợ bảo vệ cho doanh nghiệp.
4. Ban lãnh đạo các cấp VCCI cần phải tăng cường nắm sát tình hình, phản ánh những tranh chấp pháp lý của doanh nghiệp hội viên, kịp thời tổ chức gặp gỡ trao đổi, tìm hiểu cụ thể các vụ việc pháp lý phát sinh trong doanh nghiệp, đồng thời có giải pháp tham vấn cho doanh nghiệp bằng các hình thức doạn thảo công văn, giới thiệu luật sư hoặc chuyên gia có uy tín…để tháo gớ cho doanh nghiệp.
Trong các vụ việc liên quan đến tranh chấp pháp lý giữa doanh nghiệp cùng hội viên với nhau, tranh chấp khiếu kiện hành chính với cơ quan nhà nước hoặc các vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến việc thực hiện pháp luật. Lãnh đạo VCCI cần chủ động gặp gỡ các bên, tìm hiểu rõ tranh chấp, vướng mắc. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra các giải pháp hòa giải, tổ chức gặp gỡ, tổ chức đối thoại để tìm ra tiếng nói chung giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với chính quyền.
5.Các VCCI ở địa phương của doanh nghiệp phải tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn của VCCI Trung ương đề xuất phương án, xây dựng kế hoạch kết hợp bồi dưỡng, tập huấn cho doanh nghiệp về một số chuyên đề cáp thiết liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như kỹ năng đàm phán xây dựng hợp đồng, các quy định về thuế và kiểm tra thanh tra trong doanh nghiệp, các quy định liên quan đến lao động, bảo hiểm tiền công, tiền lương, các quy định về cam kết mở cửa hàng hóa khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới… nhằm mục tiêu phòng ngừa các rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp
6. Các VCCI cần tạo cơ chế cho doanh nghiệp trực tiếp tham gia và hoạt động hỗ trợ pháp lý bảo vẹ quyền lợi hội viên bằng các hình thành quỹ hỗ trợ pháp lý trong hiệp hội, hoặc câu lạc bộ hỗ trợ pháp lý để tăng cường sự đóng góp và kết nối giữa các doanh nghiệp trong VCI trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi của hội viên
Có thể nói, công tác hỗ trợ pháp lý cho các hội viên của các tổ chức đại diện doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, VCCI muốn nâng cao vị thế, thu hút được nhiều hội viện không có cách nào tốt hơn là cần làm tốt hơn chức năng bảo vệ quyền lợi hội viên theo đúng tinh thần pháp luật.
 
 
Trịnh Thị Thúy Nga
Tổ Thư Ký Chương trình 585